Đạt điểm trắc nghiệm Toán cao không phải nhờ mẹo hay thủ thuật giải
Thầy Nguyễn Đức Thọ – giáo viên trường THPT Bình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) – chia sẻ những lưu ý giúp ôn thi môn Toán hiệu quả trước kỳ thi THPT quốc gia.
Thầy Nguyễn Đức Thọ cho biết có nhiều cách để làm bài thi môn Toán THPT quốc gia hiệu quả hơn.
Sử dụng máy tính Casio giải Toán trắc nghiệm
Đây là phương pháp rất hữu ích, giúp giải nhanh và chính xác một số câu (khoảng từ 7-10 câu) trong đề thi, đặc biệt trong các chuyên đề: Mũ – Logarit, số phức, nguyên hàm – tích phân.
Đạt điểm trắc nghiệm Toán cao không phải nhờ mẹo hay thủ thuật giải .
Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa
Thầy Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh nắm chắc kiến thức sách giáo khoa lớp 12 là việc đầu tiên và quan trọng không thể xem thường. Dù là hình thức tự luận hay trắc nghiệm Toán, kiến thức vẫn nằm trong trong sách giáo khoa.
Đặc biệt, với thi trắc nghiệm, lượng kiến thức rộng, học sinh không nên học tủ; không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa và bài tập thuộc chương trình lớp 12, kể cả phần đọc thêm.
Thay đổi cách học và tư duy
Khi chuyển qua hình thức thi trắc nghiệm môn Toán, học sinh không cần chú trọng tới cách trình bày cẩn thận trong bài thi nữa. Điều cần quan tâm là làm thế nào để giải nhanh, ngắn gọn và quan trọng là chính xác.
Video đang HOT
Đối với hình thức trắc nghiệm khách quan, một trong những khó khăn lớn nhất là học sinh bị áp lực thời gian bởi phải vận dụng cả kiến thức và kỹ năng để tìm ra đáp án đúng trong khoảng thời gian tương đối ngắn.
Với kinh nghiệm trực tiếp đứng lớp và ôn thi tốt nghiệp, thầy Nguyễn Đức Thọ nhận thấy, việc phân bổ thời gian cho các câu hỏi theo mức độ khó – dễ như sau:
Câu hỏi dễ – thời gian làm bài khoảng 1 phút; câu hỏi trung bình – thời gian làm bài khoảng 2 phút; câu hỏi khó – cực khó, thời gian làm bài khoảng 3,5 phút.
Nếu không chọn được chính xác phương án đúng ở một câu hỏi bất kì, học sinh có thể chọn ngẫu nhiên một phương án mà vẫn có thể có cơ hội được điểm ở câu hỏi đó.
“Để làm được điều này, các em phải rèn luyện thật nhiều với các dạng bài/dạng đề có cấu trúc tương tự đề thi minh họa để quen với áp lực phòng thi và rèn được phản xạ, từ đó có thể giải quyết câu hỏi trong một khoảng thời gian ngắn”, thầy Thọ cho hay.
Một số kinh nghiệm khi làm bài thi
Với hình thức thi trắc nghiệm môn Toán, cấu trúc của đề thi THPT quốc gia là 60% cơ bản và 40% nâng cao. Vì vậy, các câu dễ và khó có thể đan xen.
Do đó, theo thầy Nguyễn Đức Thọ, thí sinh muốn đạt điểm cao không nên làm bài theo thứ tự mà nên làm thành 3-4 lượt:
Lượt một, thí sinh đọc lướt và phát hiện câu hỏi dễ, làm thật nhanh, bỏ qua các câu khó.
Lượt hai, thí sinh làm những câu trung bình, cần có sự tính toán và vẽ hình.
Lượt ba và bốn dành cho những câu khó.
“Để đạt điểm Toán trắc nghiệm cao không phải nhờ mẹo hay thủ thuật giải mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng máy tính, vẽ hình, phương pháp loại trừ… sẽ giúp học sinh tự tin hơn”, thầy Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh.
Theo Hải Bình / Giáo Dục & Thời Đại
Giới Toán học không cùng quan điểm về việc thi trắc nghiệm
Quan điểm trái chiều ngay trong giới Toán học về phương án áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Trong cuộc gặp gỡ báo chí chiều qua (12/9), GS Phùng Hồ Hải - tổng thư ký Hội Toán học, phó viện trưởng Viện Toán học Việt Nam - cho rằng mục tiêu giảng dạy môn Toán ở cấp THPT của Việt Nam không chỉ là truyền đạt kỹ năng tính đạo hàm, tích phân mà quan trọng hơn là truyền đạt phương pháp tư duy, khả năng đặt và giải quyết vấn đề.
GS Phùng Hồ Hải - tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, phó viện trưởng Viện Toán học.
"Điều đó không chỉ dành cho môn Toán mà còn dành cho việc học tập các môn khác về khoa học kỹ thuật" - GS Hải khẳng định.
Theo ông Hải, sau khi thi, học sinh có thể quên một số kiến thức cụ thể nhưng phương pháp tư duy sẽ "ngấm" một cách vô thức trong hiểu biết của học sinh, tạo cho học sinh phương pháp tư duy.
"Mục tiêu đào tạo môn Toán ở cấp THPT là truyền đạt phương pháp tư duy chứ không phải chỉ là một số kỹ năng. Kỹ năng cũng cần như ở mức độ thấp hơn" - GS Hải khẳng định.
Từ đó, GS Hải cho rằng việc thi môn Toán bằng hình thức trắc nghiệm sẽ làm hỏng chủ trương và mục tiêu đào tạo của môn Toán.
"Nhìn bề dày của Toán học Việt Nam, học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài đi học có thế mạnh về Toán. Chúng ta thay đổi hình thức thi có ảnh hưởng tiêu cực, lâu dài đến thành tựu mà cho đến bây giờ giáo dục Việt Nam đạt được về truyền đạt tư duy Toán học".
Ông Hải cho rằng hình thức thi sẽ ảnh hưởng tới việc học. Thi tự luận học sinh sẽ học theo kiểu tự luận, thi trắc nghiệm thì học sinh cũng sẽ học theo kiểu tự luận.
Theo ông Hải, nếu chọn hình thức thi trắc nghiệm thì các bài kiểm tra trong quá trình học cũng sẽ được chuyển sang hình thức trắc nghiệm và do đó, không còn chỗ cho thi tự luận - hình thức giúp hình thành phương pháp tư duy cho học sinh.
"Không thể nói rằng học sinh vẫn học như mọi năm mà lại thi theo một hình thức mới được" - ông Hải nói.
GS Hải cũng cho rằng việc Bộ GD&ĐT đưa ra phương án thi trắc nghiệm môn Toán trên cơ sở kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội thực hiện trong vài năm qua là chưa đủ căn cứ về mặt khoa học.
GS Vũ Hà Văn - GS Toán Đại học Yale, Hoa Kỳ.
Theo ông Hải, cho tới hiện tại chưa có bất cứ đánh giá cụ thể nào được công khai về kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội do đó chưa nên áp dụng hình thức thi trắc nghiệm dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội một cách đại trà ngay trong năm nay.
"Quan điểm của chúng tôi là thay đổi thì phải chứng minh được ưu điểm. Sau khi chứng minh được ưu điểm thì mới thực hiện thay đổi. Hiện nay, chưa có căn cứ nào chứng minh được việc thực hiện kỳ thi này có ưu điểm về mặt chuyên môn thì không nên thực hiện ngay" - ông Hải khẳng định.
Ông Hải cũng cho biết bản thân ông đã thử làm một câu hỏi tích phân trong đề thi mẫu của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và phải mất 10 phút mới có thể giải xong một câu hỏi. Trong khi đó, trên mạng có đưa ra các mẹo giải câu hỏi này bằng máy tính rất nhanh.
"Tôi nghĩ rằng nếu như không được luyện đề và chỉ học kiến thức SGK lớp 12 thì rất khó đạt điểm ở những câu tính tích phân như vậy" - ông Hải khẳng định.
Trong khi đó, GS Vũ Hà Văn (GS Toán ĐH Yale, Hoa Kỳ) lại cho rằng thi trắc nghiệm đòi hỏi ở thí sinh một số kỹ năng mới, khác với cuộc thi truyền thống.
Theo Lê Văn/Vietnamnet
Thi trắc nghiệm Toán: Học sinh, giáo viên trở tay không kịp Với hình thức trắc nghiệm môn Toán như dự thảo thi THPT quốc gia 2017, giáo viên tại TP.HCM cho rằng sẽ làm hao mòn tư duy học sinh, còn thầy cô không kịp thời gian chuẩn bị. Ông Phạm Hồng Danh - chủ tịch hội đồng trường THPT Vĩnh Viễn - cho rằng, hình thức thi trắc nghiệm áp dụng với môn...