Đạt 27,5 điểm, nữ sinh Phú Thọ từ chối xét tuyển các trường Đại học top đầu, quyết định theo học Cao đẳng Y Dược
Áp lực thi cử chưa nguôi ngoai thì câu chuyện mang tên chọn trường, chọn ngành lại khiến các sĩ tử thêm đau đầu, nhất là với những cô cậu học trò đang mông lung, không biết mình thích gì.
Mấy ngày nay, căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT công bố, các sĩ tử 2K2 đang nhanh chóng chỉnh sửa, hoàn thiện những dòng cuối cùng trong bộ hồ sơ đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2020. Chắc hẳn đây là thời điểm hàng triệu gia đình băn khoăn về vấn đề chọn ngành, chọn nghề tương lai của con cái. Dường như chẳng còn xa lạ nhưng đến hẹn lại lên, câu chuyện này luôn trở thành đề tài nóng hổi được cả xã hội đem ra bàn bạc.
Ai từng trải qua có lẽ đã hiểu áp lực thi cử là loại cảm giác ngột ngạt vô cùng, cứ phải đến khi biết điểm mới có thể thực sự nhẹ nhõm, chưa kể nếu như kết quả không được như mong muốn, tụi học trò sẽ lại đối mặt với một áp lực mới, thứ còn ngột ngạt gấp trăm lần áp lực thi cử. Thế nên trước mỗi kỳ thi, chúng ta thường động viên nhau phải chăm chỉ, học tập thật tốt để đỗ ngay nguyện vọng 1, để không làm cha mẹ thất vọng.
Gánh nặng thi cử chưa nguôi ngoai thì sự mông lung mang tên chọn trường, chọn ngành càng khiến các sĩ tử thêm đau đầu, nhất là với những cô cậu học trò không biết bản thân mình thích gì, muốn gì. Gần đây, cộng đồng mạng còn tỏ ra tiếc nuối khi chia sẻ câu chuyện đặc biệt về bạn nữ sinh quyết định từ bỏ nhiều trường Đại học top đầu, lựa chọn theo học một trường hệ Cao đẳng ở Phú Thọ.
Nữ sinh từ bỏ nhiều trường Đại học top đầu, lựa chọn theo học một trường Cao đẳng tại Phú Thọ.
Liên hệ với nhân vật, nữ sinh có tên Phạm Trà My, sinh năm 2K2 đến từ thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, nếu như tính cả điểm cộng, Trà My đạt tổng 27,5 điểm ở tổ hợp đăng ký xét tuyển Đại học khối C00. Với điểm số này, nữ sinh hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển nhiều trường Đại học danh tiếng nhưng My lại quyết định học ngành Dược tại trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ.
Được biết, nữ sinh là một lớp trưởng năng nổ, nhiệt tình, thành tích học tập khá tốt và học đều các môn. Sau khoảng thời gian đắn đo, bàn bạc kỹ càng với gia đình, Trà My đã làm thủ tục nhập học, trở thành tân sinh viên khóa CĐ12, trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ, thành phố Việt Trì. Cô bạn tâm sự: “Thực ra mình đã đăng ký nguyện vọng vào một trường Đại học ở Hà Nội, mặc dù chưa nhận giấy báo nhưng khả năng đỗ khá cao. Tuy vậy, gia đình lại không muốn mình học ngành đó vì lo lắng sau này khó tìm được việc làm, chưa kể chi phí học tập ở Thủ đô đắt đỏ hơn ở thành phố Việt Trì.
Bố mẹ định hướng cho mình theo ngành Dược để có thể làm việc tại các nhà thuốc, doanh nghiệp, công ty nước ngoài hoặc tự mở quầy thuốc, cơ hội việc làm nhiều hơn và thu nhập ổn định. Bản thân mình cảm thấy hợp lý cũng như muốn thử sức ở ngành học này nên đã quyết định theo học.”
Video đang HOT
Với số điểm 27,5, cô bạn từng có dự định đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Luật Hà Nội.
Trà My chia sẻ bản thân đã tự hỏi han các anh chị đi trước, tìm hiểu kinh nghiệm, chất lượng giảng dạy, đào tạo khối ngành khoa học sức khoẻ của nhà trường nên tương đối yên tâm, kiên định với sự lựa chọn ấy. Ban đầu, My từng có nguyện vọng đăng ký vào Đại học Luật Hà Nội cùng mong muốn trở thành một Luật sư giỏi. Nhưng sau khi bàn bạc với gia đình, xem xét tình hình thực tế, nữ sinh đã bất ngờ chuyển hướng sang học ngành Y Dược.
“Lúc bố mẹ đưa ra lời khuyên mình có phản đối và bày tỏ quan điểm song suy cho cùng bố mẹ chỉ muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các con nên mình thuận theo quyết định của gia đình. Mình luôn tin rằng bản thân cố gắng hết sức thì cơ hội luôn rộng mở, phát huy năng lực hiệu quả ở bất cứ môi trường nào, dù học Đại học hay Cao đẳng. Các trường top đương nhiên đi kèm chất lượng đào tạo có tiếng nhưng không có nghĩa học Cao đẳng không tốt, với mình quan trọng là bản thân tự nỗ lực bao nhiêu.”, My cho hay.
Việc chuyển khối xét tuyển khiến My khá bỡ ngỡ nhưng cô bạn đã dành thời gian nhất định để cố gắng cân bằng.
Chị gái của Trà My từng là cựu sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Phú Thọ nên gia đình đã định hướng cho cô bạn theo đuổi ngành này. Việc chuyển khối xét tuyển đột ngột cũng khiến My khá bỡ ngỡ nhưng cô bạn đã dành thời gian nhất định để cố gắng cân bằng. Ngay những tuần đầu bắt đầu cuộc sống tân sinh viên, nữ sinh nhanh chóng chủ động thích nghi với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và My khá hài lòng với quyết định của bản thân. Sau khi học hoàn thành chương trình Cao đẳng, cô bạn hy vọng tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực, tích luỹ kinh nghiệm, tiếp đến học liên thông lên Đại học.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thi tốt nghiệp THPT 2020: "Con lo một thì mẹ lo gấp nghìn lần"
Đây là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh có con năm nay thi tốt nghiệp THPT với nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố lịch thi chi tiết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8, rút ngắn nửa ngày so với kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Những thay đổi về chương trình học do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra tâm lý lo lắng chung của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người có con đang học lớp 12 và đứng trước ngưỡng cửa vào đại học.
Tâm lý chung lo lắng của các bậc phụ huynh trước thềm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Nhiều bậc phụ huynh cho biết, các con khi bước lên bậc THPT có thể chểnh mảng ở năm học lớp 10 và 11, sau đó đến năm lớp 12 mới tập trung, dồn sức vào học ôn để thi. Do vậy, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tới năm lớp 12 vô cùng quan trọng của nhiều học sinh.
"Các con lo lắng bao nhiêu thì phụ huynh chúng tôi lo gấp bội phần. Đó là tâm lý chung của những người làm bố, làm mẹ. Nhà trường có tổ chức cho các cháu học trực tuyến, nhưng đấy chỉ là một phần và tôi cho rằng việc các con học trực tiếp với các thầy cô ở trên lớp vẫn tốt hơn", chị Thanh Thủy (Việt Trì) có con trai học lớp 12 chia sẻ.
Cũng như chị Thủy, nhiều phụ huynh lo rằng, các con có thể chểnh mảng khi học trực tuyến và thời gian này gia đình đang phải sát sao, động viên con nhiều hơn, bản thân con cũng rất cố gắng.
"Tôi gặp bạn bè có con cùng độ tuổi thi tốt nghiệp THPT năm nay, thì tất cả đều có chung tâm lý lo lắng dù Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ thi 2020 sẽ tổ chức theo nguyên tắc học gì thi nấy, giảm độ khó... Các con cũng xác định rằng, thời gian nghỉ dịch cũng là thời gian con được nghỉ nhiều. Nên bây giờ phải cố gắng học nhiều hơn để kịp cho kỳ thi sắp tới", chị Thủy cho biết thêm.
Cũng có con học lớp 12 chuẩn bị thi tuyển vào đại học, chị Thúy Hằng - một giáo viên, có cùng tâm trạng lo lắng: "Trước ngưỡng cửa vào đại học của con thì không riêng tôi mà tâm trạng phụ huynh nào cũng giống nhau, đều hồi hộp lo lắng dù ít dù nhiều. Tôi cho rằng, cơ hội vào đại học hiện cũng có phần rộng mở với các con so với thời ngày xưa của chúng tôi. Nhưng thực sự tôi vẫn rất lo, nhất là khi con tôi có môn thi năng khiếu mỹ thuật và các trường đại học có môn năng khiếu đều tuyển sinh theo hình thức thi tuyển chức không xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT".
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay có sự thay đổi về hình thức thi và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được giao về cho các địa phương tự chủ tổ chức. Là một người làm trong ngành giáo dục, chị Hằng cảm thấy "yên tâm" với kỳ thi này.
"Tên gọi thi tốt nghiệp THPT cũng nghe rất nhẹ nhàng với các con, để các con không áp lực như những năm trước thi THPT Quốc gia, thi 2 trong 1. Trường hợp con tôi là thi tuyển đại học, nên bản thân cháu cũng lo lắng hơn các bạn khác. Gia đình cũng rất động viên và tạo điều kiện cho cháu học đúng ngành, đúng đam mê", chị Hằng nói.
Ngày 5/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới cơ bản như: Giao trách nhiệm cho các địa phương trong các khâu tổ chức thi; Không có cán bộ, giảng viên các trường đại học về địa phương coi thi thay vào đó từ coi thi, chấm thi năm nay đều giao cho cán bộ, giáo viên địa phương thực hiện; Lần đầu tiên có thêm lực lượng thanh tra của UBND tỉnh, thành phố...
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Phùng Quốc Lập cho biết, sau khi nghiên cứu Quy chế thi do Bộ GD-ĐT ban hành và các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục tỉnh Phú Thọ đang tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, Sở cũng xây dựng các kế hoạch kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn về cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục, cũng như chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Phùng Quốc Lập.
Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra như tại Hòa Bình, Sơn La và đang bị xét xử trước thềm kỳ thi năm nay, giới chuyên gia nhận định rằng, các địa phương cần nhiều yếu tố để có thể tổ chức được một kỳ thi nghiêm túc. Việc giao các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đồng nghĩa với trách nhiệm lớn đặt lên các địa phương để tổ chức tốt các khâu đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công khai và minh bạch.
"Quy chế thi năm nay rất chặt chẽ. Theo đó, tỉnh Phú Thọ sẽ thực hiện theo đúng quy chế tại Thông tư số 15 của Bộ GD-ĐT để tránh sai sót có thể xảy ra", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ khẳng định./.
Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm "sàn", khối ngành sư phạm, sức khỏe sẽ tuyển sinh ra sao? Bộ GD&ĐT ban hành các quyết định về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học (ĐH) và ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng (CĐ) 2020; quyết định mức điểm sàn với khối ngành sức khỏe. Theo đó, điểm sàn của các khối ngành năm...