Đáp ứng vốn cho nền kinh tế
Năm 2019, hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, các mục tiêu, định hướng phát triển của ngành cơ bản hoàn thành; thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá, lãi suất được duy trì, góp phần giúp ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tín dụng tăng trưởng hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế…
Kết quả năm qua
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) Chi nhánh tỉnh An Giang Nguyễn Tuấn Dũng cho biết, đối với hoạt động ngân hàng, năm 2019 được xem là năm bản lề, đóng vai trò quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020. Từ việc xác định đó, năm qua NHNN đã bám sát các định hướng của Quốc hội, Chính phủ và cụ thể hóa, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 thông qua 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Đó là điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (lạm phát bình quân năm 2019 tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua và thấp hơn mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra). Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ có hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Điều hành chủ động, linh hoạt theo cơ chế tỷ giá trung tâm, phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu điều hành chính sách (trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới một số giai đoạn biến động mạnh); từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động – cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua – bán ngoại tệ trong chủ trương tổng thể về chống đô la hóa của Chính phủ.
Vốn được bơm vào nền kinh tế thông qua hoạt động kết nối ngân hàng – doanh nghiệp
Video đang HOT
Quy mô dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đến ngày 31-12-2019, đạt xấp xỉ 79 tỷ USD. Đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Điều hành tín dụng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho DN và người dân phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững; đẩy mạnh kết nối ngân hàng – DN, tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng; triển khai nhiều giải pháp tích cực góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”…
Đối với hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh, năm qua được xem là năm mà hoạt động của ngành có nhiều điểm sáng, điển hình là việc huy động vốn trên địa bàn tăng hơn 18%; tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%, dư nợ tín dụng tăng gần 11%, cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tăng gần 10%, cho vay DN nhỏ và vừa tăng gần 7%, các chương trình tín dụng chính sách cho vay cũng tăng trưởng gần 7% ; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, nên nợ xấu chỉ ở mức 0,93%/tổng dư nợ (thấp nhất trong 10 gần đây); đặc biệt 24/24 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả (sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế nhà nước vẫn có lợi nhuận hợp lý).
Định hướng năm tới
“Qua theo dõi hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, tôi cho rằng, ngành ngân hàng hết sức cầu thị, nhanh chóng nhìn lại mình để từ đó luôn chủ động, kịp thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho DN, phục vụ sản xuất, phát triển kinh doanh. Quan hệ giữa DN và ngân hàng bây giờ là quan hệ “cộng sinh”, thắng lợi của DN cũng là thắng lợi của ngân hàng và ngược lại. Những dự án tốt, các ngân hàng đua nhau để dành phần cho vay, đây là một tín hiệu rất tốt cho nền kinh tế” – ông Nguyễn Thành Nam (doanh nghiệp tư nhân TX. Tân Châu) chia sẻ.
Bên cạnh việc nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, năm qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, thông qua xư ly dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC, phôi hơp chăt che vơi toa an, thi hanh an đê xử lý tài sản đảm bảo và các hình thức xử lý nợ xấu khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội của tỉnh trong năm 2019, với số tiền 40 tỷ 409 triệu đồng.
Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020, ông Nguyễn Tuấn Dũng cho biết, NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách của NHNN Việt Nam, các chủ trương, chương trình kinh tế trọng điểm của UBND tỉnh đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo đúng chức năng; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế – xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn để báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương và Thống đốc NHNN về biện pháp quản lý hoạt động của tổ chức tín dụng, về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những bất cập cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế…
“Năm 2019 được xem là năm mà các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chấp hành nghiêm túc các quy định, chỉ đạo của NHNN, nhất là về lãi suất, phí. Trong năm, các tổ chức tín dụng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Chính phủ và NHNN; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục ngân hàng, tạo thuận lợi cho DN và người dân tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, các tổ chức này còn hỗ trợ tốt về vốn vay có lãi suất ưu đãi, phù hợp cho người dân và DN” – ông Nguyễn Tuấn Dũng thông tin
Bài, ảnh: MINH HIỂN
Theo baoangiang.vn
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay đối với khách hàng chịu thiệt hại do dịch Corona
Ngày 4/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 541/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona.
NHNN nhận định, hiện nay dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (dịch nCoV) diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2020 và chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2020.
Ngân hàng hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Corona
Các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch, chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, NHNN yêu cầu nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và theo dõi diễn biến dịch nCoV, ảnh hưởng của dịch bệnh trên địa bàn để chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, thống kê dư nợ vay bị thiệt hại, kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại theo quy định. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, NHNN chi nhánh báo cáo UBND tỉnh, thành phố và NHNN để được xem xét, xử lý.
P.V
Theo petrotimes.vn
Giữa dịch Corona, nên mua vàng, chứng khoán hay trái phiếu? Ray Dalio nói rằng đã nghiên cứu rất nhiều các đại dịch và virus bùng phát, tin rằng chiến lược tốt nhất để đầu tư hiện nay là đa dạng hóa các khoản đầu tư giữa các khu vực địa lý cũng như các loại tài sản và tiền tệ. Ray Dalio, người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tư của...