Đập tường sửa nhà, bàng hoàng phát hiện cả một thành phố 18 tầng ẩn sâu dưới lòng đất
Trong lúc sửa lại tầng hầm nhà mình, người đàn ông gõ búa vào một bức tường và choáng váng khi cả một thành phố hiện ra trước mắt..
Thành phố đủ sức chứa cho 20.000 người ẩn sâu dưới lòng đất đã tồn tại hàng nghìn năm mà không được biết đến.
Người đàn ông giật mình với cảnh tượng hiện ra trước mắt mình – một thành phố cổ rộng lớn được làm bằng đá sừng sững trước mặt.
Năm 1963, một người dân sống tại Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra một công trình kiến trúc đáng kinh ngạc trong lúc đang sửa nhà. Sau gõ chiếc búa để phá bức tường hầm dưới căn nhà của mình, anh phát hiện một căn phòng bí mật. Tiếp tục lần theo căn phòng này, anh nhận ra đây là một thành phố cổ đại không khác gì mê cung bị giấu sâu dưới lòng đất. Sau đó nó được đặt tên là Derinkuyu.
Thành phố có 18 tầng, chìm hẳn dưới lòng đất. Bên trong đủ không gian cho 20.000 người sinh sống, bao gồm cả gia súc, việc trồng trọt, chăn nuôi, diễn ra hoàn toàn trong này.
Thành phố dưới lòng đất, Derinkuyu, được phát hiện năm 1963 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Derinkuyu có thể đã được xây dựng từ những năm 780 – 1180 trước Công Nguyên. Trong thành phố ngầm Derinkuyu có đủ nhà bếp, chuồng ngựa, nhà thờ, lăng mộ, giếng, phòng sinh hoạt chung, trường học và cả những hầm trú ẩn cực lớn để phòng tránh thiên tai.
Trong thành phố cổ này, các nhà khoa học còn phát hiện những nhà thờ, chữ viết từ thời Hy Lạp. Khoảng 600 cánh cửa được xây dựng để nối liền các khu vực. Mỗi tầng đều có lối tắt riêng để trốn khi gặp nguy hiểm. Ngoài ra, Derinkuyu còn có những chiếc cửa đá rất nặng có bánh xe được đóng từng bên trong để ngăn chặn người lạ xâm nhập.
Hiện nay, người ta mới chỉ khám phá được hết một nửa Derinkuu, tuy nhiên, nó đã trở thành khu du lịch nổi tiếng ở Cappadocia.
Thành phố cổ đã biến Cappadocia thành điểm du lịch nổi tiếng.
Thành phố gồm 18 tầng, chìm sâu dưới lòng đất.
Hình ảnh mô phỏng thành phố 18 tầng dưới lòng đất. Thành phố này có đầy đủ hầm thông gió, khu nhà ở, chuồng súc vật, bếp lò, phòng ăn, hầm rượu, kho thóc, trường học, cửa hàng, nhà thờ…
Sức chứa của thành phố vào khoảng 20.000 người.
Mỗi tầng đều có lối thoát hiểm cùng cửa đá nặng để chống kẻ thù.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Vụ dân "vây" nhà máy thép: Lãnh đạo thành phố đối thoại với dân
Chiều 15/12, tại nhà văn hóa thôn Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh và đại diện lãnh đạo hai nhà máy thép đã có buổi đối thoại với người dân nhằm tìm kiếm giải pháp xử lý tình trạng ô nhiễm mà hai nhà máy này đã gây ra trong thời gian qua.
Trước đó, không chịu nổi ô nhiễm, người dân xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã "vây" Công ty CP Thép Dana - Ý (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) và Công ty CP Thép Dana - Úc (đường số 11B, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) để phản đối.
Tại buổi đối thoại, ông Ngô Chối (60 tuổi, thôn Vân Dương 2) cho biết, hơn 10 năm nay, Công ty CP Thép Dana - Ý và Công ty CP Thép Dana - Úc gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Việc sản xuất thép gây khói bụi, nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường của hai đơn vị này khiến người dân mắc hàng loạt các bệnh trong đó có bệnh ung thư; cây cối, hoa màu cũng mất mùa khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng.
Người dân phản ánh việc hai công ty thép gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua
Ông Chối đề nghị lãnh đạo thành phố nói rõ chọn phương án di dời người dân hay di dời nhà máy thép?
Ông Mai Xuân Thọ - Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Vân Dương 2 - cũng cho biết, gần Công ty Dana - Ý có một bãi xỉ sắt hàng trăm tấn nằm ngổn ngang và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật cho con em địa phương. Đề nghị lãnh đạo thành phố phải làm rõ việc chôn hàng trăm tấn xỉ sắt như vậy có được phép hay không.
"Cần làm rõ ai là người chôn và có quy trình kiểm tra số sắt xỉ này có độc hại hay không để người dân chúng tôi yên tâm" - ông Thọ bức xúc.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh yêu cầu hai nhà máy thép ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả
Ông Huỳnh Văn Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dana - Ý tiếp nhận phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất thép của Cty Dana Ý gây ra. Tuy nhiên, ông cho rằng, việc xả thải khói bụi ra môi trường trước đây của đơn vị là do lỗi chập điện. Còn việc chôn chất sắt xỉ, công ty ông chỉ chôn một ít và nhiều đơn vị khác chôn chứ không riêng gì Dana - Ý.
Kết luận đối thoại, Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh yêu cầu nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc ngừng hoạt động để nâng cấp, khắc phục hậu quả do các đơn vị này gây ra.
"Thời gian tới, tôi đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường cùng người dân lên một phương án để kiểm tra độc lập việc sản xuất thép của hai nhà máy này. Cạnh đó, tôi đề nghị hai nhà máy thép này tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó có việc trồng cây xanh. Về lâu dài, tôi yêu cầu Sở Xây dựng trình phương án di dời các hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường của hai nhà máy sản xuất thép gây ra. Đồng thời, sở cũng trình phương án di dời hai nhà máy thép để lãnh đạo TP Đà Nẵng xem xét" - ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Xử phạt 54 quán karaoke tại Hải Phòng Qua kiểm tra 228 cơ sở kinh doanh karaoke ở thành phố Hải Phòng, nhiều quán không đáp ứng được yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. Theo báo cáo của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng, qua kiểm tra tổng số 228 cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn thành phố, nhiều cơ sở không đáp ứng được yêu...