Đáp án thi tốt nghiệp công bố ngày 5/6
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT chưa công bố hướng dẫn chấm thi ngay như mọi năm. Dự kiến, hướng dẫn chấm chính thức được công bố ngày 5/6.
Giải thích về điều này, tại cuộc họp báo diễn ra chiều nay (4/6), Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, sau khi thi xong, còn phải giải quyết các khâu thu bài, làm phách rồi mới đọc hướng dẫn chấm. Bộ GD- ĐT đang hoàn thiện để cung cấp kịp thời cho các địa phương. Dự kiến, hướng dẫn chấm chính thức được công bố ngày 5/6.
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 (Ảnh: Văn Chung)
Bài làm khác đáp án vẫn được điểm
Trả lời câu hỏi đề văn mở đáp án và hướng dẫn chấm thi có mở, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: “Đề mở đáp án phải mở. Học sinh có thể làm theo những đáp án khác nhau nhưng thể hiện được tinh thần câu hỏi, cách trình bày tốt, đảm bảo thông điệp, tư duy mạch lạc, không trái thuần phong mỹ tục, không trái pháp luật vẫn được điểm”.
Theo ông Hiển, đề thi năm nay như đã định hướng từ đầu thi tốt nghiệp không yêu cầu quá cao mà cần kiến thức cơ bản nền tảng. Nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phân hóa học sinh giỏi, trung bình.
Video đang HOT
Trong hướng dẫn những phần đòi hỏi yêu cầu câu hỏi vận dụng kiến thức, tư duy cao sẽ được nâng dần trong quá trình dạy và học. Có như vậy mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT họp báo chiều 4/6. (Ảnh: Văn Chung)
Phải bất ngờ để năm sau khỏi bất ngờ
Theo Thứ trưởng Hiển đề thi văn việc chọn một đoạn để đánh giá năng lực đọc hiểu có nhiều cách khác nhau, không nhất thiết chọn đoạn văn hay mà có khi chọn một đoạn sai để yêu cầu học sinh sửa lại.
Đề thi có câu hỏi yêu cầu vận dụng năng lực, kiến thức một cách tích hợp là tốt. Nếu bất ngờ để năm sau làm theo hướng này cũng là tốt để khỏi học vẹt, học tủ. Phải bất ngờ để năm sau khỏi bất ngờ nữa….
Việc quyết định các câu hỏi và điểm số cụ thể do hội đồng ra đề thi xử lí. Đề thi không vượt quá kĩ năng chương trình trong SGK. Có người kêu khó kêu dễ. Hãy chờ kết quả học sinh.
Tương tự khi được hỏi về phán đoán tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, ông Hiển cho biết mục đích của thi cử nhằm tác động ngược trở lại quá trình dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Bộ không đặt ra vấn đề đỗ bao nhiêu phần trăm, hay học sinh trượt nhiều hay ít.
Trước mắt, Bộ GD-ĐT chưa tính chuyện bỏ hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo VNN
'10 năm làm giám thị, đây là kỳ thi vất vả nhất'
Năm nay là lần đầu tiên kì thi có 2 môn thi cùng diễn ra trong buổi. Do chưa quen với lộ trình nên thầy cô cảm thấy mệt mỏi.
Để có mặt đúng giờ như quy định, trong 3 ngày làm giám thị, thầy giáo Lưu Thiên Hải (hội đồng thi Trường THPT Gia Định) phải chạy xe từ 6h sáng Q.11 xuống Bình Thạnh. Các buổi trưa, nhà xa nên thầy ở lại luôn trường thi.
Giám thị làm nhiệm vụ tại hội đồng thi có duy nhất một thí sinh thi môn sử
Thầy Hải nói thêm, chủ tịch hội đồng thi là người vất vả nhất, vừa thi vừa xong ca này lại phải điều hành ca khác, phải sắp xếp giám thị làm sao không lặp ca, hoặc phải phân công giám thị 3 của ca trước làm giám thị 1 của ca sau...
Cô L.T.H (giáo viên Trường THPT Long Trường - Q.9, TP.HCM) thanh tra tại hội đồng này bày tỏ "là thanh tra nên được lãnh đạo trường quan tâm hơn, được bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ nên cũng đỡ. Tuy nhiên, đây là năm đầu kỳ thi có nhiều đổi mới nên mấy ngày nay việc ăn cơm bụi và ngồi ghế đá chờ qua buổi của các giám thị là bình thường.
"Để tạo điều kiện cho các giám thị, chúng tôi cũng linh động bằng cách một số môn thi có ít thí sinh dự thi như lịch sử, địa lí sẽ bố trí những giám thị ở gần làm việc để thay cho những người ở xa" - cô H nói.
Một giáo viên ở Nghệ An cho biết, kì thi này được xem là kì thi vất vả nhất đối với cả giáo viên, học sinh.
Thầy kể: "Buổi sáng, 6h30 chúng tôi đã phải có mặt tại trường, buổi chiều là 12h30, thú thực với lịch trình này giám thị chỉ kip chạy ăn cơm rồi vào làm việc. Học sinh cũng chạy như một con thoi, vừa kết thúc môn này đã phải lo môn khác. Hơn 10 năm làm giám thị, đây là kì thi vất vả nhất...".
Năm nay, với việc giảm số môn thi tốt nghiệp THPT xuống 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Thời gian cũng được rút gọn từ 3 ngày xuống còn 2,5 ngày.
Nhiều giáo viên phản ánh họ vẫn lúng túng với những thay đổi cập rập, không có lộ trình, không báo trước và làm giữa chừng năm học.
Cô Lê Thị Mỹ Tín (ở Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay, với kì thi này giáo viên tương đối áp lực từ công tác chuẩn bị đến tổ chức và coi thi. Hi vọng vấn đề này có thể được rút kinh nghiệm trong năm sau.
Theo VNN
Học sinh miền núi 'né' ngoại ngữ Hôm nay (4.6), thí sinh sẽ bước vào hai môn thi tự chọn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó có môn ngoại ngữ - một trong những môn thi có nhiều thay đổi về cách ra đề và cũng như kỹ thuật làm bài. Thí sinh Trường THPT Nam Lương Sơn (Hòa Bình) đang làm bài thi - Ảnh:...