Đào tạo văn bằng 2: Bài toán uy tín và chất lượng
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động rất nhanh như hiện nay việc đào tạo văn bằng 2 là nhu cầu của xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của công dân. Vấn đề, việc thực hiện và kiểm tra cần phải được tuân thủ theo quy định. Đó là chia sẻ của PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân).
Trên giảng đường của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Xu hướng của thế giới
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên sẽ được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên không vì việc đó mà chúng ta xem nhẹ việc đào tạo văn bằng 2.
“Thực ra đào tạo chính quy tập trung đối với tuổi trẻ chưa chắc đã quan trọng bằng học suốt đời. Trong xã hội hiện đại, trung bình mỗi người có thể làm 2 – 3 nghề trong cuộc đời lao động. Cho nên đào tạo liên tục, trong đó có đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi cấp ĐH như là văn bằng 2 cũng được nhìn nhận là vấn đề nghiêm túc. Đó là xu hướng của thế giới” – PGS Nguyễn Phong Điền
Liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo văn bằng 2, PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh, điều quan trọng là bản thân trường ĐH đó phải bảo đảm được chất lượng đào tạo. Chương trình văn bằng 2 phải được thiết kế tương đương với chương trình chính quy và không được cắt xén. “Vì vậy, tôi cho rằng, nếu các trường làm đúng quy trình, tuân thủ các quy định thì không lo về chất lượng. Hơn nữa, bây giờ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, các hình thức đào tạo không ghi rõ trong văn bằng nên các trường càng cần phải giữ uy tín, thương hiệu, tuyệt đối không được làm sai luật” – PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh.
Việc quản lý đào tạo văn bằng 2 ở thời điểm hiện tại rất ổn định. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước nên cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, nhất là hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực.
“Theo tôi, dù là văn bằng 2 hay hệ đào tạo tập trung chính quy truyền thống thì nên có quy chế thống nhất. Theo đó, đề thi và hội đồng xét tốt nghiệp phải tương đương nhau để không có chuyện nương nhẹ với những người theo học văn bằng 2. Mỗi năm, Trường ĐH Bách khoa có khoảng 200 – 300 sinh viên học văn bằng 2.” – PGS Nguyễn Phong Điền.
Nhu cầu rất thực tế
Liên quan đến vấn đề đào tạo văn bằng 2, PGS.TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động rất nhanh như hiện nay, không thể nói là cần thiết hay không cần thiết việc đào tạo văn bằng 2. Bởi đó là nhu cầu của xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của công dân. Với thị trường lao động biến động nhanh như vậy và với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc đào tạo văn bằng 2 là cần thiết, là nhu cầu rất thực tế. Vấn đề ở chỗ, việc thực hiện và kiểm tra các quy định cần phải được tuân thủ theo quy định.
Video đang HOT
Khẳng định, cơ hội học tập và việc làm sau tốt nghiệp của người học học hệ văn bằng 2 với hệ chính quy truyền thống là như nhau, PGS Bùi Đức Triệu cho rằng, chương trình nào cũng phải được kiểm định chất lượng. Chẳng hạn như: Ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tất cả văn bằng 2 đều học chung với hệ chính quy. Ngoài ra, các chương trình được bảo đảm đúng các quy định, đáp ứng chuẩn đầu ra của hệ chính quy. Vì thế chất lượng đào tạo hoàn toàn như nhau.
Trung bình mỗi năm Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có khoảng 300 sinh viên theo học hệ văn bằng 2. Hiện nay nhu cầu học văn bằng 2 đang đi vào trạng thái rất cân bằng; các trường ĐH muốn tuyển sinh nhiều hơn cũng không được. Vì thế, nên theo quy luật tự nhiên và nhu cầu của xã hội.
Hiện các quy định liên quan đến đào tạo, quản lý, cấp văn bằng 2 rất rõ ràng và chặt chẽ. Các quy định của Bộ GD&ĐT, của Nhà nước tương đối ổn định, bắt buộc các trường thực hiện nghiêm túc.
PGS Bùi Đức Triệu dẫn giải: Để được đào tạo văn bằng 2 thì trường ĐH phải có hệ đào tạo chính quy. “Với những trường truyền thống, các ngành chính quy thường phải đào tạo mấy chục năm rồi mới mở văn bằng 2, không thể mở ngay được” – PGS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Từ câu chuyện đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh sai quy định của Trường ĐH Đông Đô, các chuyên gia cho rằng, không thể quy kết điều đó thành bản chất và đánh đồng tất cả về chất lượng đào tạo hệ văn bằng 2 của các trường ĐH.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng tiếp tay Đông Đô dạy bằng 2 trái phép
Mặc dù không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, nhưng Trường Đại học Đông Đô vẫn mở các lớp đào tạo văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế tại Hải Phòng.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chưa nhận được văn bản đề nghị về việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô nên Bộ chưa có văn bản cho phép trường được đào tạo văn bằng 2 bất cứ ngành nào.
Như vậy, ngoài việc trường này bất chấp đào tạo văn bằng 2 cử nhân Ngôn ngữ Anh đã bị cơ quan An ninh Điều tra khởi tố, thì tất cả những ngành mà Trường Đại học Đông Đô đang đào tạo văn bằng 2 đều là trái pháp luật.
Tuy nhiên, từ năm 2017-2019, Trường Đại học Đông Đô đã liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để tuyển sinh, mở một số lớp văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế tại Hải Phòng.
Theo phản ánh của nhiều học viên đang theo học các lớp này, họ đã đọc báo và nắm được thông tin về việc truy nã Chủ tịch hội đồng quản trị, khởi tố bắt giữ hiệu trưởng và một số cán bộ của Trường Đại học Đông Đô về tội "Giả mạo trong công tác".
Dù không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép nhưng Trường Đại học Đông Đô vẫn mở lớp văn bằng 2 tại Hải Phòng (Ảnh: Lã Tiến)
Điều này khiến các học viên hoang mang, lo lắng về tính hợp pháp của ngành Luật Kinh tế mà họ đang theo học.
Vì vậy, những ngày đầu tháng 8/2019, Ban cán sự lớp và học viên các lớp văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế đã phản ánh với lãnh đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng về những nghi ngờ trên.
Theo báo cáo của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng, ngày 4/5/2017, các học viên nhận được Thông báo tuyển sinh, thông báo nhập học của Trường Đại học Đông Đô do bà Trần Kim Oanh, Phó hiệu trưởng nhà trường ký.
Sau đó, các học viên đã nộp hồ sơ, học phí và tham gia học tập theo đúng quy định của nhà trường.
Trường Đại học Đông Đô đã cử giảng viên xuống Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng giảng dạy theo kế hoạch đào tạo của Khoa Luật.
Đến nay, các học viên đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo của trường này và đã tham gia kỳ thi tốt nghiệp vào ngày 6/7/2019.
Ngoài ra, họ đã đóng 100.000 đồng /người để làm thẻ sinh viên, nhưng đến nay vẫn không được nhận thẻ.Theo các học viên phản ánh, mỗi học viên lớp văn bằng 2 Luật Kinh tế phải đóng học phí 6 kỳ học, mỗi kỳ (gồm 5 tháng) đống gần 6 triệu đồng.
Các học viên cũng đang nghi ngờ, số tiền họ đã nộp được sử dụng vào việc gì và thực tế họ có phải là học viên của Trường Đại học Đông Đô hay không?
Theo ông Nguyễn Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng, từ năm 2017 đến nay, Trường Đại học Đông Đô đã mở được 3 lớp LK22.02,03,04 tại trung tâm, gồm hệ liên thông và văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế.
Ngay sau khi nhận được thông tin về tiêu cực của Trường Đại học Đông Đô, đại diện các lớp LK22.02,03,04 ngành Luật Kinh tế (học tại trung tâm này) đã đến gặp ông Thiện để hỏi một số vấn đề.
Các học viên cũng đề xuất các ý kiến liên quan đến việc học tập và cấp bằng của học viên Khoa Luật đang học tại trung tâm.
Các học viên đang theo học lớp văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế do Trường Đại học Đông Đô liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng tổ chức, đang hoang mang, lo lắng vì tính hợp pháp của ngành học này (Ảnh: Lã Tiến)
Cụ thể, các học viên đề nghị Ban giám hiệu Trường Đại học Đông Đô trả lời bằng văn bản cho học viên một số nội dung.
Cụ thể, theo thông báo tuyển sinh và giấy báo nhập học của nhà trường là mở lớp Đại học chính quy, văn bằng 2 và liên thông đại học năm 2017, vậy sau khi có kết quả thi tốt nghiệp thì học viên được cấp văn bằng gì, hệ gì?
Các học viên đã thi tốt nghiệp vào ngày 6/7/2019 thì khi nào có kết quả thi tốt nghiệp, khi nào họ có giấy chứng nhận tốt nghiệp và khi nào được nhận bằng tốt nghiệp?
Các học viên có được cấp bằng cử nhân Luật Kinh tế hệ đào tạo chính quy văn bằng 2 không?
"Trên cơ sở những kiến nghị của học viên, ngày 19/8/2019, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng đã có văn bản gửi Ban giám hiệu Trường Đại học Đông Đô.
Nhà trường đã hẹn lịch làm việc với Trung tâm và các học viên để giải quyết quyền lợi của học viên", ông Thiện nói.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
'Tảng băng chìm' Đại học Đông Đô: Tràn lan đào tạo 'chui' Sau khi hiệu trưởng cùng thuộc cấp trường Đại học (ĐH) Đông Đô bị khởi tố, bắt giam, "tảng băng chìm" đào tạo văn bằng 2 của trường mới dần lộ rõ. Trường ĐH Đông Đô PV Tiền Phong vừa nhận được đơn phản ánh của học viên lớp 522 - 03 văn bằng 2 chính quy và lớp 522-04 trung cấp, cao...