Đào tạo, tuyển sinh văn hóa nghệ thuật khó đủ đường
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học.
Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý…
Nếu thực hiện theo quy định cứng chẳng khác nào “bóp chết” nghệ thuật
Phải xác định quy mô tuyển sinh
Bộ VH-TT-DL quản lý trực tiếp 28 cơ sở đào tạo, trong đó có 16 cơ sở đào tạo VHNT (11 trường đại học, 1 học viện, 1 viện nghiên cứu, 3 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp), 4 cơ sở đào tạo TDTT và 8 cơ sở đào tạo du lịch. Các cơ sở đào tạo trình độ đại học thực hiện theo các quy định của Bộ GD-ĐT, các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp thực hiện theo các quy định của Bộ LĐTB-XH.
Năm học 2018 – 2019, các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VH-TT-DL được giao trên 16.600 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển sinh được hơn 13.600 thí sinh, chiếm 82%. Trong đó, ngành du lịch khả quan nhất với 105%, khối VHNT đạt 74%, khối ngành TDTT thấp nhất với 52%. Dự báo là công tác tuyển sinh năm 2019 đối với các cơ sở VHNT và TDTT sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2018, vì đều là các trường thuộc nhóm ít được thí sinh và phụ huynh quan tâm.
Mới đây, tại Hội thảo khoa học “Tuyển sinh và đào tạo lĩnh vực VHNT, TDTT và du lịch năm học 2019 – 2020″, Vụ Đào tạo (Bộ VH-TT-DL) cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khó tuyển sinh. Đó là, quy định một thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng; các cơ sở đào tạo được phép tuyển sinh nhiều lần trong năm theo đề án riêng; mức điểm sàn xét tuyển tương đối thấp, dẫn đến số lượng thí sinh lựa chọn vào các trường VHNT và TDTT giảm. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường, ngành nghề đào tạo cùng với sự cấp phép mới cho các cơ sở đào tạo về việc mở mã ngành cũng ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh trong lĩnh vực VHNT và TDTT.
Ngoài ra, theo các trường, đào tạo VHNT là lĩnh vực đặc thù, tiêu chí hàng đầu phải là có năng khiếu. Thời gian đào tạo kéo dài, tuổi nghề lại ngắn, sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng lương thấp. Một số trường địa bàn tuyển sinh chủ yếu là vùng sâu vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn nên sau khi trúng tuyển, nhập học một thời gian thì học sinh, sinh viên bỏ về vì không đủ điều kiện theo học…
Để tuyển sinh được tốt hơn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo Nguyễn Thế Hùng khuyến nghị cần phải xác định quy mô tuyển sinh phù hợp với nhu cầu của xã hội để không chỉ nâng cao chất lượng nguồn tuyển mà còn nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp. Đặc biệt, đối với các ngành nghề đào tạo năng khiếu, đặc thù không có tính phổ cập như các ngành đào tạo đại trà khác, vì vậy, những ngành này phải có quy định rõ ràng chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra đối với mỗi ngành nghề đào tạo; chú trọng đào tạo tài năng đỉnh cao, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo đặt hàng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
Đào tạo “vướng”
Video đang HOT
Trong cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc xây dựng chính sách pháp luật giáo dục nghề nghiệp đối với lĩnh vực đặc thù, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông khẳng định: Hiện một trường đào tạo năng khiếu, nghệ thuật, thể thao có tới 3 bộ quản lý. Vì thế, nếu không có cơ chế đặc thù đối với đào tạo ngành năng khiếu nghệ thuật thì sẽ không vực dậy được lĩnh vực này. Kéo theo đó là nguy cơ mất nguồn nhân lực và không bảo tồn được nghệ thuật truyền thống dân tộc.
Hiện Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTB-XH cùng quản lý nhà nước đối với một cơ sở giáo dục như Học viện Âm nhạc quốc gia, Học viện Âm nhạc Huế, Nhạc viện TPHCM, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội… Việc này dễ dẫn đến chồng chéo về thực hiện chính sách và các quy định về quy trình, chương trình, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, đội ngũ giảng viên, giáo viên và chế độ làm việc, chế độ chính sách ưu đãi đối với giảng viên, học sinh, sinh viên; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, vấn đề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp…
Một số quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp và Nghị định số 48/2015NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật còn nhiều nội dung chưa phù hợp hoặc chưa được quy định đối với khối đào tạo đặc thù năng khiếu nghệ thuật.
Rất nhiều cơ sở đào tạo VHNT cho rằng cần có sự thống nhất trong điều hành quản lý. Các cơ sở đào tạo VHNT không thể áp dụng cơ chế cứng như các cơ sở đào tạo ở lĩnh vực khác. Bởi hệ thống các trường nghệ thuật hiện nay mang nặng tính truyền nghề, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa trình độ, trong cùng một trường đào tạo từ trung cấp cho đến cao đẳng, đại học, sau đại học. Do đó, theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: Không thể đòi hỏi người dạy phải có học hàm, học vị đối với các giảng viên là NSND, NSƯT. Nếu thực hiện theo quy định cứng là không cho đào tạo sơ cấp, trung cấp thì chẳng khác nào “bóp chết” nghệ thuật. Việc quy định chi tiết đào tạo năng khiếu nghệ thuật, thể thao… phải do Bộ VH-TT-DL đề ra.
Nếu không tiến hành nghiên cứu, sửa đổi sớm những bất cập trong quy định hiện nay thì đào tạo năng khiếu nghệ thuật sẽ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
MAI AN
Theo SGGP
Không chấp nhận con bị rối loạn phát triển, 'ép' con dùng sừng tê giác
Tỉ lệ trẻ gặp rối loạn về phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý... tăng theo thời gian. Với trẻ này hoạt động can thiệp sớm rất quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không chấp nhận sự thật đã đưa con đi hết thầy này đến thầy kia, thậm chí tìm tới cả hình thức mê tín dị đoan hay dùng những loại thuốc rất đắt tiền như sừng tê giác, sữa ngoại... Điều này đã dẫn tới việc kéo dài thời gian trẻ được can thiệp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng, hòa nhập cộng đồng.
Tỷ lệ trẻ rối loạn phát triển tăng theo thời gian
Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Phát triển năng lực chuyên môn và đổi mới quản lý trong hoạt động can thiệp trẻ có rối loạn phát triển". Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các trung tâm làm nhiệm vụ can thiệp trẻ có rối loạn phát triển...
Các bài tham luận đã tập trung xoay quanh các nội dung: Tăng cường nâng cao năng lực chuyên môn tạo dựng uy tín nghiệp vụ của các trung tâm làm nhiệm vụ can thiệp trẻ có rối loạn phát triển; Rối loạn phát triển và các biểu hiện của rối loạn phát triển; Các biện pháp, mô hình đánh giá, can thiệp sớm cho trẻ mắc rối loạn phát triển; Kỹ năng xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ mắc rối loạn phát triển; Vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ mắc rối loạn phát triển...
Các đại biểu tham dự tại hội nghị. Ảnh Phương Thuận
Phát biểu tại buổi hội thảo, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết, rối loạn phát triển còn được hiểu là Rối nhiễu tâm trí. Ở nước ta, nghiên cứu của Trần Tuấn và cộng sự năm 2003 trên đối tượng trẻ 8 tuổi đã cho một con số, có tới 20,2% trẻ ở lứa tuổi này mắc chứng rối nhiễu tâm trí. Tỉ lệ trẻ gặp rối loạn về phát triển như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển... tăng theo thời gian.
TS. Nguyễn Kim Quý, Văn phòng Tham vấn và Trị liệu tâm lý trẻ em Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam cho biết, điều khó khăn nhất chính là các bậc phụ huynh không chấp nhận, hoặc khó chấp nhận sự thật khi bác sĩ chẩn đoán con em có các dấu hiệu tự kỷ. Phần lớn phụ huynh rơi vào trạng thái lo âu, hoang mang tột độ, nóng vội, thất vọng...
Vì không chấp nhận sự thật đã có những trường hợp đưa con đi hết thầy này đến thầy kia, thậm chí tìm tới cả hình thức mê tín dị đoan hay dùng những loại thuốc rất đắt tiền như sừng tê giác, sữa ngoại... Điều này đã dẫn tới việc kéo dài thời gian trẻ được can thiệp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng, hòa nhập cộng đồng.
Hiệu quả từ mô hình can thiệp chuyên biệt
Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, hiện nhiều cơ sở thực hiện nhiệm vụ giáo dục can thiệp trẻ có rối loạn phát triển hoạt động. Trong đó có trung tâm đã và đang hoạt động rất có hiệu quả, được nhân dân tín nhiệm nhưng nhìn chung thường hoạt động độc lập, tách biệt, ít có điều kiện gặp gỡ trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong can thiệp hỗ trợ trẻ, trong bồi dưỡng các tri thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động can thiệp.
"Trẻ tự kỷ với những nhu cầu rất đa dạng và nhất là những trẻ ở các khu vực còn khó khăn thường có xu hướng được phát hiện ở những độ tuổi muộn hơn hoặc bị phát hiện chưa đúng. Điều đó đòi hỏi việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, cộng đồng và các liên đới khác cũng như chuẩn bị tốt hơn nguồn nhân lực có chuyên môn vững vàng, hiểu rõ các giá trị nhân văn trong trị liệu, can thiệp và giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ" - ông Phú cho hay.
Nhìn chung các mô hình can thiệp điều trị rối loạn phổ tự kỷ chưa có sự thống nhất và còn tiếp tục nghiên cứu. Tại các nước tiên tiến trên thế giới và Việt Nam, do chưa có chính sách tổng thể về trẻ rối loạn phổ tự kỷ mang tầm quốc gia nên các gia đình không biết đưa đến nơi nào can thiệp, hoặc đưa đến can thiệp tại các cơ sở chăm sóc tập trung. Tại các cơ sở này cũng không đồng nhất về cơ sở điều trị cũng như phương pháp can thiệp.
Theo các chuyên gia tại buổi hội thảo việc trẻ rối loạn phát triển được can thiệp sớm là rất quan trọng. Ảnh PT
Trong các tham luận của nhiều đại biểu đều cho rằng, cha mẹ cần hiểu, can thiệp trẻ tự kỷ là một quá trình lâu dài và trong quá trình đó vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Bên cạnh đó, trẻ có thể cần được can thiệp trị liệu hằng ngày từ các nhà tâm lý trị liệu, giáo viên đặc biệt và tiếp cận với các phương pháp can thiệp, trị liệu là rất quan trọng.
Xu hướng hiện nay trên thế giới về thực hiện can thiệp và trị liệu cho trẻ tự kỷ là cần phải dựa vào các phương pháp can thiệp, trị liệu đã được kiểm chứng. Việc vận dụng các phương pháp can thiệp, trị liệu cũng cần phải dựa trên nhu cầu và năng lực của mỗi cá nhân trẻ tự kỷ. Nhiều phương pháp đã được thực chứng về hiệu quả can thiệp và điều trị một số triệu chứng tự kỷ căn bản như trẻ được dạy theo phương pháp Montessori .
Hay các phương pháp tập trung vào sự phát triển cá nhân, mối quan hệ, cảm xúc như RDI, Floortime... Dựa trên điểm mạnh của tự kỷ là tư duy về hình ảnh, các phương pháp sử dụng tranh (ví dụ PECs) giúp trẻ giao tiếp dễ hơn. Tranh ảnh cũng được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các phương pháp can thiệp tự kỷ.
Bà Đoàn Thị Thu (Trung tâm Giáo dục kỹ năng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt Akari) cho rằng, thông qua quá trình thực nghiệm bằng phương pháp giáo dục Montessori, không những khả năng chú ý của trẻ RLPTK được nâng lên mà trẻ còn phát huy được tính sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, tăng cường khả năng nhận thức về thế giới xung quanh thông qua việc rèn luyện các giác quan mà trẻ còn biết cách điều tiết cảm xúc của mình hơn, bình tĩnh hơn...
Theo khảo sát của Trung tâm, trước khi thực nghiệm tỉ lệ % cao nhất về mức độ khả năng chú ý chỉ dừng ở mức độ khá chiếm 42.9% số trẻ, có 42.9% trẻ có khả năng chú ý ở mức độ trung bình và 14.2% trẻ có mức độ chú ý yếu. Sau khi thực nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp Montessori, khả năng chú ý của trẻ có sự chuyển biến hơn một cách rõ rệt, có 28.6% số trẻ có chú ý mức độ tốt, 28.5% trẻ có mức độ chú ý chuyển từ yếu sang trung bình, không có trẻ nào có mức độ chú ý yếu.
Sự phát triển chú ý của trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) về cơ bản đều có những giai đoạn phát triển giống như trẻ bình thường nhưng trẻ RLPTK có những khó khăn nhất định nên sự phát triển chú ý của chúng thường diễn ra chậm hơn so với trẻ bình thường. Do đó trong quá trình giáo dục, đòi hỏi các giáo viên, trung tâm cần luôn thay đổi các hình thức hoạt động và sử dụng các phương pháp, biện pháp khác nhau để duy trì sự chú ý có chủ đích của trẻ.
Phương Thuận
Theo giadinh.net.vn
Cần một cơ chế để "tài nguyên giáo dục mở" lấp đi sự nghèo nàn về tri thức của người lớn Tài nguyên giáo dục mở chính là nguồn lực lấp đi sự nghèo nàn về tri thức. Tài nguyên này được chuyển tải trên mạng thông tin, phân phối đến từng người dùng, không có trở ngại về địa lý và hàng loạt rào cản khác sẽ nhanh chóng lấp đi các cái hố ngăn cách tri thức với người có nhu cầu...