Đào tạo tín chỉ trong phổ thông: Nỗi lo ‘quá tải’!
Cùng với việc đề xuất thực hiện cơ chế “mở” trong năm học đối với các bậc học phổ thông, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cũng đang đề xuất áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ở hệ THPT. Chủ trương mới đang gặp nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Các chuyên gia lo ngại, mô hình tín chỉ trong phổ thông sẽ gây tình trạng quá tải không cần thiết cho HS tại TP Hồ Chí Minh.
Nỗi lo được đặt ra, khi chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ gây nguy cơ dôi dư giáo viên, còn học sinh tiếp tục lãnh hậu quả quá tải không cần thiết.
về vấn đề trên, một cán bộ quản lý thuộc Trường Đại học (ĐH) Sư phạm TP Hồ Chí Minh nhận định, ở bậc ĐH, có những môn học độc lập nên sinh viên có thể học hết môn này rồi đến môn kia. Còn ở bậc phổ thông, giữa các môn học có liên quan với nhau, sự hiểu biết của học sinh (HS) cùng thói quen giảng dạy lâu nay chưa thể đáp ứng ngay cho việc thay đổi rất mới này.
Theo tuần tự, HS sẽ phải học hết chương trình lớp 10, 11 rồi mới đến lớp 12. Ở bậc ĐH mãi nhiều năm sau này, mới có áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ và cũng chỉ ở một số ngành. Khi áp dụng còn phải thay đổi kèm theo là đội ngũ giáo viên được tập huấn, nhất là chương trình. Giáo trình giảng dạy phải sửa đổi, phức tạp chứ không đơn giản mà làm ngay được. Do đó, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh cần phải có một quá trình chuẩn bị lâu dài. Đó là mới nói việc áp dụng với bậc THPT.
Với bậc THCS thì càng không nên. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Nhân cũng lưu ý: “Bậc THCS chỉ nên thực hiện cơ chế mở với niên chế năm học theo hướng linh hoạt. Theo đó HS có thể học chương trình trong 8 tháng hoặc 12 tháng tùy sức học và điều kiện của từng người. Nếu để học sinh trung học học theo hình thức tín chỉ như bậc ĐH thì thực sự phải xem xét”.
Video đang HOT
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc đơn vị tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, bày tỏ lo ngại, nếu đào tạo theo hình thức tín chỉ ở bậc THPT sẽ dẫn tới tình huống, khó đánh giá quá trình học tập của học sinh. Vì một HS phổ thông được đào tạo bao gồm giáo dục về kiến thức, về quy chế, nề nếp, đạo đức… chứ không chỉ riêng kiến thức hay kết quả học tập. Vậy, các tiêu chí đánh giá sẽ phải thay đổi theo như nào.
Riêng bà Lê Thị Hồng Liên, nguyên Phó GĐ Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi cho rằng, ngành giáo dục ta đã đủ năng lực làm việc này hay chưa? Một tình huống có thể xảy ra, đó là nguy cơ khủng hoảng, thừa giáo viên, cần phải xem xét kĩ. Còn mặt bằng dân trí của ta cũng không đồng đều nhau. HS của Việt Nam khác các nước, đó là có khoảng chênh lệch kiến thức rất lớn, giữa vùng nông thôn và thành thị, với vùng sâu, vùng xa. Chính khoảng cách này thì làm sao ta áp dụng hình thức tín chỉ hệ phổ thông được?!
Trao đổi về vấn đề này, Phó GS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên UBMTTQ Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, nguyên giảng viên cao cấp của ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh phân tích: “Về cơ bản, mục tiêu của ngành GD-ĐT TP Hồ Chí Minh đặt ra là tốt, nằm trong đề án phát triển ngành GD thành phố từ nay tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030.
Tuy nhiên, cần nhớ, vào những năm 1980, khi các trường ĐH bắt đầu có hình thức tín chỉ, ngay ở ĐH Bách khoa, cũng phải “náo loạn” một thời gian dài. Giáo trình lại phải làm lại hết. Phải sau một thời gian mới thích nghi được. Môi trường ĐH mà còn vậy. Nếu cái gì cũng bê nguyên xi mô hình của nước ngoài vào giáo dục cho HS Việt Nam sẽ làm khổ HS. Bất kể sự thay đổi nào khi chưa được chuẩn bị kĩ sẽ gây ra một tâm lý không tốt.
Học tín chỉ đề cao sự tự nghiên cứu, tự học, nhưng, số HS của ta có khả năng học như thế không nhiều. Nên nếu áp dụng trên diện rộng, sẽ gây một tâm lý ức chế, một “tải trọng” không cần thiết cho HS.
Theo Cand.com.vn
Nhiều người ủng hộ đề xuất dạy học theo tín chỉ ở bậc THCS và THPT của TP.HCM
Những đề án giáo dục với cơ chế mở của TP.HCM như rút ngắn thời gian năm học, đào tạo theo hình thức tín chỉ, tự công nhận tốt nghiệp...đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Nhiều người ủng hộ đề xuất dạy học theo tín chỉ ở bậc THCS và THPT của TP.HCM
Ông Đào Tuấn Đạt - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Trường THPT Anhxtanh Hà Nội : "TP.HCM đề xuất cho học sinh THCS và THPT học theo hình thức tín chỉ sẽ giúp những học sinh giỏi không phải học chậm để chờ những em có lực học yếu như hiện nay.
Ngược lại đề xuất của TP.HCM còn giải quyết được bài toán chọn môn học tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, giúp rút ngắn thời gian đào tạo lại, tạo sự linh hoạt trong lớp học. Đồng thời cũng giúp cho học sinh có thời gian tập trung vào những mục tiêu khác phục vụ cho tương lai như các chứng chỉ vào trường ĐH quốc tế...".
Còn Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn - giáo viên tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho hay: "Việc đào tạo rút ngắn thời gian học cho học sinh theo tôi là hoàn toàn hợp lý. Hiện nay có rất nhiều học sinh giỏi các em đủ khả năng để kết thúc chương trình THPT trước 18 tuổi nhưng lại không thực hiện được điều đó vì phải học theo đúng khung chương trình 9 tháng/năm như hiện nay, lãng phí không ít thời gian.
Tôi nghĩ rằng cho phép học sinh học rút ngắn thời gian học sẽ tạo nhiều cơ hội và đem đến nhiều sự lựa chọn cũng như chủ động hơn cho các kế hoạch trong tương lai.
Cùng với đó, nếu học theo tín chỉ, các em có thể chủ động lựa chọn những môn học mà phù hợp với sở trường của các em. Nó còn giúp cho các em được tiếp cận với cách học ở bậc ĐH. Tất nhiên, việc hoàn thành chương trình học còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức cũng như tư duy của các em.
Các em cũng sẽ chủ động thời gian học và phát huy hết năng lực của mình và dành thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm những kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống của chính các em.
Đó là chưa kể, học qua mạng là hình thức không còn xa lạ đối với nhiều người. Thực tế là nhiều em không có nhu cầu đến trường và muốn học online thì cũng có thể cho các em ở nhà tự nghiên cứu và sẽ tổ chức thi tập trung theo đề chung".
Một phụ huynh học sinh tại quận 1 (TP.HCM) : "Tôi rất ủng hộ những đề xuất mới này của TP.HCM, nhất là việc cho các em học theo hình thức như tín chỉ tại các trường ĐH. Bởi lẽ, các em có năng lực có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình trong thời gian ngắn và dành thời gian làm được nhiều việc hữu ích hơn thay vì "đóng đinh" cứ 18 tuổi mới học xong bậc THPT.
Là người lớn chắc hẳn chúng ta cũng rất áp lực nếu phải làm những việc mà chúng ta không thích. Và đương nhiên làm những việc không thích thì kết quả cũng sẽ không như mong muốn. Vì vậy, cho học sinh học 8 môn bắt buộc còn lại cho các cháu tự chọn môn học nào mà các cháu thấy phát huy được năng lực cũng như sở trương của mình là hợp lý".
Được biết, đến quý II năm 2018 TP.HCM sẽ sẽ trình Ban Thường vụ Thành ủy để quyết chủ trương, đồng thời báo cáo Bộ GD&ĐT để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Nếu được Chính phủ thông qua sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2019 - 2020 và tất nhiên sẽ không áp dụng đại trà ngay mà thí điểm ở một số cơ sở giao dục có đủ điều kiện trên nguyên tắc: Tôn trọng quyền tự nguyện đăng ký của học sinh.
Theo Infonet.vn
TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT Hiện nay, TP Hồ chí Minh đang xây dựng những đề án riêng phục vụ cho chiến lược riêng, nhất là những đề án liên quan đến giáo dục rất được thành phố này quan tâm. TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT (ảnh minh họa) UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Ủy...