Đào tạo tiến sĩ: ‘Phải bỏ ngay những thủ tục ngớ ngẩn’
Đây là khẳng định của giáo sư Pierre Darriulat, người gửi thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT về những chuyện nhiêu khê, “không giống ai” trong quy trình đào tạo tiến sĩ Việt Nam.
Ngay khi trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ tại châu Âu, giáo sư Pierre Darriulat chia sẻ: “Khi gửi bức thư ngỏ đến bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi không kỳ vọng sẽ nhận được hồi đáp của ngài bộ trưởng, cũng không có ý đổ lỗi cho người đứng đầu ngành giáo dục về những bất cập mà người học ĐH, sau ĐH Việt Nam đang phải hứng chịu.
Giáo sư Pierre Darriulat, nhà vật lý hạt cơ bản nổi tiếng, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm Khoa học Pháp, nguyên giám đốc khoa học Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), một công dân Pháp đã sống ở Hà Nội 15 năm qua.
TS Phạm Ngọc Điệp (Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân):
Giáo sư Pierre Darriulat là một nhà vật lý nổi tiếng thế giới. Giáo sư đã đến và làm việc tại Việt Nam cho đến nay đúng 15 năm, hoàn toàn không nhận một đồng tiền công nào từ Việt Nam.
Nhiều nước khác trong khu vực phải trả rất nhiều tiền để mời chuyên gia có kinh nghiệm đến làm việc cho họ – riêng chuyện này đã là đóng góp không thể đo đếm được.
Giáo sư quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu, cũng như ngăn chặn nạn chảy máu chất xám đang diễn ra ở Việt Nam.
Giáo sư đã thành lập, xây dựng và duy trì một nhóm nghiên cứu vật lý thiên văn, cho đến nay đã hoạt động trên 13 năm, với mục đích xây dựng ở Việt Nam một nhóm nghiên cứu có trình độ tương đương các nhóm nghiên cứu tại những nước phát triển.
Qua mô hình này, giáo sư muốn tạo ra ở Việt Nam những cơ sở để sinh viên trong nước có môi trường nghiên cứu tốt, có thể học tập và làm việc ngay tại Việt Nam và sinh viên du học ở nước ngoài khi trở về có nơi phù hợp để làm việc.
Điều mong muốn lớn nhất của tôi là giáo dục ĐH Việt Nam sẽ phải thay đổi xứng đáng với sự đổi thay của đất nước. Nhìn ra xung quanh sẽ thấy xã hội chỗ nào cũng đang phát triển mạnh mẽ, trong khi nhìn vào các trường ĐH thì thấy tệ quá. ĐH Việt Nam giống như trường cấp III mở rộng, chứ chưa thể hiện được đúng chất của một trường ĐH thực thụ.
Gắn bó, sống và nghiên cứu trong môi trường giáo dục Việt Nam15 năm qua, tôi đặt ra giả thiết nếu Việt Nam cởi bỏ được quy trình ngớ ngẩn, phức tạp, vô lý từ 10 năm trước thì chất lượng đào tạo ĐH đã khác. Sự khác biệt dễ thấy nhất là chí ít cũng có vài trường ĐH xuất sắc chứ không phải như bây giờ”.
- Bộ GD-ĐT cho biết đang kiểm tra các trường hợp mà giáo sư đề cập trong thư ngỏ, những nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo phương thức đồng hướng dẫn, một bên là Pháp, một bên là Việt Nam, cuối cùng lại chỉ nhận được bằng của nước ngoài mà vướng các thủ tục nên chưa nhận được bằng của Việt Nam…
- Tôi không quan tâm đến việc giải quyết những trường hợp cụ thể đó. Điều tôi quan tâm là phải giảm bớt đi những thủ tục ngớ ngẩn, gây phiền nhiễu cho các nhà khoa học chân chính bao nhiêu năm qua. Nó khiến nhiều nhà khoa học, nhà quản lý phải làm những việc vô ích mà chẳng làm tăng thêm chút gì cho chất lượng giáo dục.
Đúng là có những bất cập, bức xúc trong giáo dục không thể thay đổi được ngay, nhưng những thủ tục phức tạp đến vô lý này có thể dỡ bỏ ngay một cách dễ dàng, mà bao lâu nay vẫn không có chút gì thay đổi cả. Quy trình nặng nề chỉ kéo theo những thủ tục mang tính hình thức, dối trá.
Thủ tục bảo vệ luận án còn nặng về hình thức
Video đang HOT
Giáo sư Pierre Darriulat chia sẻ ông có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và đánh giá luận án tiến sĩ tại nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nhưng chưa bao giờ gặp “những quy định phức tạp giống như ở Việt Nam” và cũng chưa bao giờ cảm thấy “những nhà quản lý học thuật lại thiếu niềm tin vào người hướng dẫn như Việt Nam”.
- Trong thư ngỏ, giáo sư có nói cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng tác giả của nó chứ không phải làm cho cuộc sống của những người trung thực trở nên khốn khổ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giáo dục Việt Nam vẫn còn không ít “góc khuất”, không có hàng rào, cơ quan quản lý sẽ không quản nổi chất lượng…
- Việt Nam là một quốc gia tuyệt vời, xứng đáng có những trường ĐH lớn, có nền khoa học tốt hơn, nhưng lâu nay Bộ GD-ĐT chưa giúp gì nhiều cho sự thay đổi này. Việc đặt ra hàng rào kỹ thuật bằng nhiều thứ luật lệ khiến Bộ GD-ĐT chỉ đóng vai một anh cảnh sát, chứ không làm đúng chức năng của cơ quan quản lý là phải làm trong sạch môi trường giáo dục.
Ở nước ngoài, một người bị phát hiện có sự gian dối trong khoa học bị đuổi việc, không có cửa trở lại trường ĐH, không bao giờ được giảng dạy nữa. Vậy mà ở VN tôi đã chứng kiến có trường hợp sau khi phát hiện gian dối vẫn làm việc bình thường, không bị xử lý gì.
Rồi có trường hợp học viên rất lười biếng, khi đánh giá luận văn tôi chấm điểm 7, nhưng cơ sở đào tạo lại khăng khăng học viên đến từ bộ môn vật lý lý thuyết, một bộ môn lâu nay chỉ toàn… chấm điểm 10.
Tôi đề nghị điểm 8 nhưng không được chấp thuận, nên đành phải nhượng bộ viết nhận xét và chấm 9 điểm. Nhưng đó vẫn chưa phải kết quả cuối cùng vì khi ra hội đồng, điểm số lại vọt lên bất ngờ, không đúng với giá trị thực của nghiên cứu. Tôi thật sự cảm thấy thất vọng.
Bộ trưởng biết rõ những bước chính để có thể nhận được bằng tiến sĩ ở VN là:
1 Trình bày trước hội đồng gồm ba thành viên sáu chuyên đề liên quan đến luận án: trực tiếp (ba chuyên đề) và gián tiếp (ba môn học phần tiến sĩ).
2 Trình bày trước hội đồng gồm bảy thành viên, nếu thành công luận án sẽ được đề nghị bảo vệ ở cấp tiếp theo.
3 Luận án sẽ được phản biện bởi hai phản biện kín, để đi đến bước tiếp theo luận án phải có được nhận xét tích cực từ hai phản biện này.
4 Thêm vào đó, nghiên cứu sinh phải chuẩn bị 50 bản tóm tắt luận án để gửi tới một danh sách các chuyên gia và phải thu lại được ít nhất 15 nhận xét tích cực.
5 Cuối cùng luận án được chấm trước một hội đồng gồm bảy thành viên, trong đó bao gồm ba phản biện và luận án sẽ được đánh giá bằng bỏ phiếu.
Đối với ngành thiên văn vô tuyến, lĩnh vực mà chúng tôi đang nghiên cứu, ở VN chỉ có hai chuyên gia là giáo sư Đinh Văn Trung ở Hà Nội và Phan Bảo Ngọc ở TP.HCM.
Cả hai đều là những người được biết đến trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Điều này làm cho việc phản biện kín trở nên khá hài hước, đấy là chưa nói đến 50 chuyên gia đề cập ở bước 4. Trong trường hợp đồng hướng dẫn, đối với đại học ở nước ngoài, chỉ cần bước thứ hai là cần và đủ.
(Trích thư ngỏ của giáo sư Pierre Darriulat gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT)
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, phụ trách quản lý mảng đào tạo sau ĐH Bộ GD-ĐT – nhận định: “Nếu đơn thuần chỉ là so sánh quy trình đào tạo tiến sĩ ở VN với quy trình tương đồng tại một số nước phát triển khác thì chúng tôi cũng đồng ý với ý kiến của giáo sư Pierre Darriulat: quy trình của VN thuộc diện phức tạp và có một số nước cũng phức tạp như chúng ta”.
- Trong thư ngỏ, giáo sư Pierre Darriulat cho rằng “cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó, chứ không phải làm cho cuộc sống của những người trung thực trở nên khốn khổ”. Với thực tế hiện nay của Việt Nam, liệu có thể thay đổi theo hướng này không, thưa bà?
- Bộ GD-ĐT luôn tin tưởng rằng đa số các thầy hướng dẫn, thành viên hội đồng chấm đều trung thực, tâm huyết. Chúng tôi rất hiểu và đồng ý với quan điểm “cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó…” chứ không nên quy định quá nặng về quy trình, thủ tục sẽ có thể dẫn đến đối phó.
Thực tế thì không nhà quản lý nào có thể bằng quy định thủ tục mà “rào kín” tất cả ngả đường tiêu cực nếu như không có sự tự giác của chính những người trong cuộc…
Hiện nay Bộ GD-ĐT đang phối hợp với một số cơ sở đào tạo xây dựng phần mềm chống đạo văn để hỗ trợ việc chống gian lận trong đào tạo sau ĐH và nghiên cứu khoa học. Việc phạt thật nặng chỉ là biện pháp cuối cùng, đối với một số chủ thể chưa tự giác.
Đó cũng là cách ứng xử của hầu hết các nước phát triển với vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm các quy định về đào tạo tiến sĩ nói riêng.
Việc tăng nặng chế tài đối với hành vi gian dối cũng là hướng điều chỉnh cần thiết, nhưng khi các quy định khác chưa thay đổi thì khi thực hiện vẫn phải phù hợp với khung pháp luật về xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính… hiện hành.
- Với những bất cập hiện hành, các quy định có tính hành chính trong quy trình đào tạo tiến sĩ sẽ được điều chỉnh thế nào trong thời gian tới, thưa bà?
- Bộ GD-ĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung cả quy định về mở ngành đào tạo và quy chế đào tạo tiến sĩ để xem xét lại các chuẩn trong quản lý đào tạo nhằm chú trọng chất lượng, dần tiếp cận chuẩn quốc tế và tiếp tục đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo.
Bộ cũng xem xét nghiêm túc thủ tục nào thật sự cần thiết trong quản lý đào tạo theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính, phù hợp với điều kiện Việt Nam và phải đạt hiệu quả quản lý. Bộ GD-ĐT thật sự mong muốn quy chế đào tạo chỉ cần quy định đơn giản về thủ tục mà vẫn đạt được hiệu quả quản lý, mong muốn có môi trường, ý thức tuân thủ… để thực hiện được điều đó.
Tuy nhiên, khi còn có chủ thể chưa tự giác, muốn có đủ căn cứ, chế tài mà “phạt thật nặng” những người vi phạm thì quy chế lại phải quy định tương đối chi tiết. Đó là bài toán không dễ có ngay lời giải mà chúng tôi cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định để quản lý hiệu quả vấn đề này.
Theo Ngọc Hà/Báo Tuổi trẻ
5 thách thức khi đưa máy tính bảng vào trường học
Từ nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có những bước đi táo bạo trong việc đưa công nghệ thông tin vào trường học. Hầu hết các trường đại học đã có phòng máy tính kết nối Internet, có website cung cấp thông tin tuyển sinh, có trang web nội bộ quản lý sinh viên, cung cấp thời khóa biểu, đăng ký tín chỉ qua mạng. Các trường cấp 3 cũng bắt đầu cung cấp các dịch vụ tương tự.
Tuy nhiên, phần lớn các trường chỉ mới thành công trong việc cung cấp các dịch vụ web truy nhập từ máy tính để bàn. Sự phát triển của các thiết bị truy nhập Internet mới như máy tính bảng như iPad, Google Nexus, điện thoại thông minh iPhone, điện thoại chạy hệ điều hành Android đặt ra các nhiều thách thức mới cho các trường học.
1. Hạ tầng mạng quá tải vào kỳ thi.
Dạo qua các trang mạng xã hội Facebook của các sinh viên vào thời điểm bắt đầu các kỳ thi, chúng ta có thể thấy những lời phàn nàn phổ biến khi sinh viên không thể truy nhập trang web của trường để đăng ký học hay đăng ký thi. Đó là do mạng hay máy chủ của trường không đáp ứng kịp hàng trăm kết nối của học viên tại cùng một thời điểm. Việc này có thể do kết nối mạng của trường ra Internet hạn chế hoặc do trường đầu tư máy chủ có cấu hình thấp, hoặc do hệ thống phần mềm của trường chưa thiết kế để xử lý số lượng truy nhập đột biến như vậy. Dù bất kỳ lý do nào, việc mạng của trường bị lỗi mang lại ức chế cho sinh viên và làm giảm uy tín của trường trong nỗ lực đưa công nghệ thông tin vào trường học.
Với nền tảng khó khăn sẵn có, việc đưa máy tính bảng vào trường học sẽ góp phần làm tăng lượng truy nhập vào hệ thống mạng của trường. Tuy máy tính bẳng thể hiện lợi thế vượt trội của mình là gọn nhẹ, giá rẻ, mang lại cơ hội để người học có thể truy nhập Internet tại mọi nơi của trường thông qua mạng không dây, nhưng nó cũng mang lại thách thức không nhỏ cho các trường bởi phải nâng cấp đường truyền Internet để đáp ứng nhu cầu truy nhập của số lượng lớn sinh viên có thể lên tới con số hàng nghìn người tại cùng một thời điểm.
2. Xây dựng tài liệu học tập điện tử không đơn giản
Internet là kho tàng thông tin và kho tàng kiến thức để học viên tra cứu bổ sung cho giáo trình chuẩn của trường. Nhưng Internet cũng đặt ra thách thức cho các trường trong việc soạn giáo trình điện tử. Đó là giáo trình của trường phải cạnh tranh với các giáo trình của các trường khác tương tự trên thế giới.
Theo khảo sát thì phần lớn tài liệu học tập phổ biến của các trường được thiết kế theo dạng sách điện tử pdf, slide và video. Các nội dung này hoạt động tốt trên nền tảng web cho phép truy nhập bằng máy tính để bàn. Với việc ngày càng nhiều sinh viên sử dụng máy tính bảng như là thiết bị học tập chính, nhà trường trường sẽ phải chuyển đổi cách thể hiện nội dung, cho phép truy cập bằng máy tính bảng, với các yêu cầu mới như: Màn hình nhỏ hơn, tốc độ CPU chậm hơn, nội dung có thể được truy nhập ngay cả khi không có kết nối internet , nội dung được thiết kế phù hợp với tính năng "chạm để điều khiển" của máy tính bảng.
Thay đổi toàn bộ giáo trình đào tạo sao cho vừa phù hợp với máy tính để bàn, sao cho vừa phù hợp với máy tính bảng, thật sự là một thách thức lớn cho các ban quản lý trường học Việt Nam.
Intel là công ty đầu tiên hợp tác với Bộ Giáo dục Việt Nam làm nội dung giáo dục
3. Máy tính bảng và văn hóa BYOD
Một thách thức nữa khi các trường học muốn đưa bài giảng điện tử của mình đối với mỗi sinh viên đó là văn hóa sở hữu thiết bị di động cá nhân (BYOD - Bring your own device). Nhìn trên phố, trong khuôn viên các trường học, ta thấy rất nhiều bạn trẻ sở hữu máy tính bảng riêng. Bạn là tín đồ thời trang sẽ thích máy tính iPad của hãng Apple. Bạn thích máy tính cài nhiều chương trình sẽ chọn máy tính bảng Google Nexus. Bạn có ngân sách hạn hẹp có thể chọn máy tính bảng Android của hãng Lenovo. Việc nhà trường qui định thống nhất một loại máy tính cho học viên sẽ làm khó sinh viên đã trang bị máy tính bảng riêng của mình. Ngược lại, các nội dung trên mạng của nhà trường có thể phải đầu tư thiết kế lại để xem trên máy tính bảng tốt nhất.
4. Gia đình hay nhà trường trả tiền cho máy tính bảng
Các em học sinh, sinh viên không chi trả cho máy tính bảng nhưng chính là nhà trường hoặc bố mẹ. Đó thật sự là một khoảng đầu tư. Trong khi đó, máy tính bảng được thiết kế là thiết bị của mỗi cá nhân, ngoài việc học, máy tính bảng được sử dụng như thiết bị giải trí và nhiều chức năng khác. Có thể nói, tính năng giải trí là tính năng không thể thiếu ở máy tính bảng. Nhưng vì lo các em ham chơi, nhiều trường học có ý tưởng đầu tư máy tính bảng chỉ sử dụng riêng trong giờ học. Đó có thể bị coi là một lãng phí lớn vì số tiền bỏ ra là như nhau nhưng chức năng thì không được dùng tối đa
Vậy quyết định bỏ ngân sách để đầu tư máy tính bảng cho học sinh hay vận động phụ huynh học sinh mua máy tính bảng sẽ là một quyết định khó khăn cho nhà trường.
5. Máy tính bảng với học sinh nghèo
Máy tính bảng là công cụ hỗ trợ giáo dục tuyệt vời và việc đưa các nội dung dạy học lên máy tính bảng là việc trước sau gì các cơ sở giáo dục phải làm. Tuy nhiên, cũng như các thiết bị công nghệ khác, kinh phí đầu tư thiết bị và hạ tầng mạng chính là rào cản đầu tiên.
Các trường học của Việt Nam đang hoạt động theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng chi trả. Trong đó, nhà nước chi trả phần hạ tầng, cha mẹ học sinh chi trả một số dịch vụ bổ sung. Tùy theo ngân sách địa phương, mức đóng góp của cha mẹ học sinh cũng khác nhau. Ngay trong cùng một lớp, khoảng cách thu nhập gia đình mỗi học sinh có khoảng cách khá xa. Do đó, nếu nhà trường yêu cầu gia đình cần trang bị cho mỗi học sinh một máy tính bảng, kể cả loại có mức giá trung bình, cũng là một gánh nặng đối với gia đình học sinh nghèo. Đây cũng là một thách thức các trường phải giải quyết khi đưa máy tính bảng vào trường học, nơi mà họ đang cố gắng mở rộng để chào đón thêm nhiều các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng nên nhắc lại lại thông tin về hội thảo "Đề án thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014 - 2015", được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 8 vừa qua, trong đó chính quyền TP Hồ Chí Minh dự kiến chi tới 4000 tỷ đồng trong năm học tới để đưa toàn bộ máy tính bảng và mô hình lớp học thông minh của Hàn quốc áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3.
Hội thảo nhận được khá nhiều bình luận tiêu cực từ cộng đồng quan tâm đến giáo dục, họ lo lắng về tính khả thi của đề án. Các ý kiến ngay tại hội thảo cho rằng những người viết đề án chưa đánh giá được các các trường hợp thành công điển hình trong việc đưa công nghệ thông tin nói chung và máy tính bảng nói riêng vào áp dụng ở các cấp học cao như cấp ba, và cấp đại học. Nguy cơ lãng phí tiền đầu tư cho giáo dục dễ xảy ra khi những người có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức đến những khó khăn, thách thức khi thực hiện các dự án về công nghệ kiểu này.
Theo Tech In Asia
Chương trình giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 14 trường ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Chương trình học tích hợp, học để vận dụng là xu hướng của giáo dục hiện đại nhưng đòi hỏi phải "chắc" khi áp dụng vào Việt Nam. Chương trình học theo chủ đề Tại hội thảo "Giáo dục Stem trong chương trình...