Đào tạo tiến sĩ: Có cần chuẩn riêng cho KHXH và KHTN?
Để đăng một bài báo quốc tế thuộc ngành KHXH rất khó. Có cần chuẩn riêng cho ngành KHXH và KHTN hay không là vấn đề đang được đặt ra.
Chuẩn mới có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ?Vì sao Việt Nam cần đào tạo nhiều tiến sĩ?
Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được Bộ GD-ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa.
Cụ thể, quy chế mới yêu cầu nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.
Bên cạnh đó, theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng không cần có công bố quốc tế.
Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, quy chế mới đã “hạ chuẩn” tiến sĩ, đặc biệt là đối với ngành khoa học xã hội (KHXH).
Không tranh cãi chuyện quy chế mới “hạ chuẩn” tiến sĩ hay không, trao đổi với Đất Việt, các chuyên gia đều khẳng định, công bố quốc tế của ngành KHXH khó hơn nhiều so với ngành Khoa học Tự nhiên (KHTN).
Theo GS.TSKH Lý Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học cho hay, nguyên nhân của thực trạng này một phần do điều kiện của các tạp chí quốc tế, một phần do trình độ của người viết.
Theo một số chuyên gia, công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH khó hơn so với KHTN. Ảnh minh họa
Như ngành ngôn ngữ học của ông, muốn đăng một bài báo quốc tế không hề đơn giản. Trước hết, phải có tạp chí chịu đăng lĩnh vực chuyên môn của mình, thứ hai khâu thẩm định của các tạp chí quốc tế rất kỹ. Có tạp chí yêu cầu phải có 2 người đọc và góp ý cho bài viết… Trong khi đó, với KHTN, chẳng hạn như Toán học, có cái mới là được đăng. Việt Nam có rất nhiều người giỏi trong Toán học và đây cũng là lĩnh vực Việt Nam có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế.
Video đang HOT
Về trình độ của người viết, trong lần trao đổi với Đất Việt trước đây, ông Thắng cũng đã chỉ ra rằng, trình độ và sự cập nhật tri thức của người viết với thế giới bị xa cách. Những vấn đề quốc tế quan tâm hiện nay đã có nhiều thay đổi, nếu người viết không theo dõi thì không thể tham gia và theo kịp được. Dù viết bài về vấn đề nào đó về tiếng Việt nhưng cần phải móc nối với vấn đề quốc tế quan tâm thì mới có thể đăng trên tạp chí quốc tế.
Bên cạnh đó, đời sống vật chất có tác động không nhỏ đến sự sáng tạo của nhà khoa học. Nếu nhà khoa học đủ sống, họ có thể cống hiến hết mình cho khoa học, nhưng ngược lại, nếu không đủ sống, nhà khoa học phải dạy thêm, dịch thuật và làm nhiều công việc khác để tồn tại. Thực tế này ảnh hưởng đến năng lực công bố học thuật quốc tế trong lĩnh vực xã hội, nhân văn.
Cũng cho ý kiến về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết, đối với ngành KHXH, có nhiều vấn đề đúng ở ở quốc gia này nhưng chưa chắc đã được quốc gia khác chấp nhận.
Tương tự, những vấn đề thuộc về chính sách lớn, giữa các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau.
Cho nên, theo GS.TS Phạm Tất Dong, đối với những vấn đề về học thuật thì có thể đăng trên tạp chí quốc tế, song cũng có những vấn đề lại không thể đăng do khác nhau về quan điểm.
“Điều quan trọng là trước khi công bố, phải xem bài báo ấy có tác dụng trong thực tế hay không. Một bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế và được công nhận song không áp dụng được vào Việt Nam thì viết để làm gì?”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh.
Ông kể lại một câu chuyện hài hước đã xảy ra cách đây nhiều năm. Một nghiên cứu sinh viết đề tài về những thủ đoạn ăn cắp xe đạp rất hay, thế nhưng trước khi người này ra bảo vệ thì trộm đã lấy cắp mất xe đạp của người này.
“Điều ấy cho thấy nhiều người chỉ nói được lý thuyết, mà tình trạng này hiện nay rất nhiều. Luận án đưa ra giải pháp nhưng giải pháp ấy không ứng dụng được trong thực tế”, GS Dong nhận xét và cho rằng điều này khác hoàn toàn với ngành KHTN – vốn có lợi thế hơn nhờ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Cũng bởi vậy mà ông cho rằng, không thể có quy chế chung cho tất cả các ngành, các lĩnh vực. Mỗi ngành có quy luật riêng, có yêu cầu riêng về chính sách, mỗi nhà nước cũng có văn bản riêng về những vấn đề này.
“Học thuật có thể thống nhất, nhưng quan điểm thì khác nhau, do đó cần có những quy định đặc thù cho các ngành chuyên môn khác nhau”, GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ quan điểm.
Trong khi đó, tỏ ra thận trọng hơn, GS.TSKH Lý Toàn Thắng cho rằng, cần tìm hiểu xem các nước làm thế nào? Họ có cần quy chế riêng cho KHXH và KHTN hay không?
Không cần bài báo quốc tế, nghiên cứu sinh từ 2017 tới nay vẫn được tốt nghiệp
Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào năm 2017, 2018, 2019, 2020 tới đây sẽ tốt nghiệp mà không cần bài báo quốc tế gây nhiều tranh cãi.
Ngay sau khi ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, Bộ GD&ĐT vấp phải sự phản đối từ nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Lý do, quy chế mới bỏ quy định nghiên cứu sinh tiến sĩ phải sở hữu ít nhất 2 công bố trên tạp chí quốc tế và thay đổi chuẩn đầu ra ngoại ngữ.
Một điểm khác trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 cũng được các nhà khoa học quan tâm. Tại khoản 2, Điều 24 quy định: "Cơ sở đào tạo quyết định việc áp dụng khoản 2 Điều 5 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh) và điểm c điểm d khoản 1 Điều 14 (bỏ yêu cầu bắt buộc phải có công bố quốc tế với người hướng dẫn) của quy chế này với khóa đã tuyển sinh trước ngày thông tư này hiệu lực thi hành".
Tốt nghiệp theo chuẩn mới
Theo hiệu trưởng một trường đại học về kinh tế tại Hà Nội, những quy định bắt buộc về công bố quốc tế từng được coi là điểm đột phá, "linh hồn" của quy chế tuyển sinh và đào tạo năm 2017 so với các năm trước đó. Tuy nhiên, quy chế mới lại đang phủ nhận điểm tích cực trên.
Việc tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ theo quy chế cũ nhưng lại thực hiện chuẩn đầu ra theo quy chế mới là bất thường và không hợp lý.
Chuyên gia lấy ví dụ, trước đây, trong quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017, Điều 32 quy định, các khóa tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành trước đó. Điều 48 quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2009 cũng quy định tiêu chuẩn đầu ra mới chỉ được dụng sau 3 năm kể từ khi thông tư mới có hiệu lực, các khóa đã tuyển sinh theo thông tư cũ sẽ áp dụng chuẩn đầu ra theo thông tư cũ.
Có lẽ, quy định này đang nới lỏng, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh một số lĩnh vực khoa học xã hội, tư tưởng lâu nay bị vướng công bố quốc tế để họ có thể thuận lợi ra trường trong thời gian tới.
GS TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, trong quản lý đào tạo, nghiên cứu sinh khi nhập học theo quy chế nào thì thường phải ra trường theo quy chế ấy. Tuy nhiên, quy chế đào tạo tiến sĩ mới lại cho phép tất cả các khóa tuyển sinh theo quy chế cũ được áp dụng chuẩn đầu ra theo quy chế mới, tức là sẽ bỏ đi yêu cầu công bố quốc tế. Thực sự, đây là bước thụt lùi, xóa bỏ hoàn toàn điểm tiến bộ ưu việt nhất của quy chế 2017.
GS Đức nhấn mạnh, tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất 8/8 trong khung năng lực trình độ quốc gia. Những ai đã, đang và sẽ làm tiến sĩ theo đúng nghĩa chân chính, thực chất đều phải chấp nhận và trải qua những thử thách, gian nan trong quá trình học tập để tiến bộ, trưởng thành hơn.
Chất lượng tiến sĩ yếu kém sẽ để lại hậu quả không chỉ cho giáo dục đại học mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển và hội nhập của đất nước. Chất lượng tiến sĩ kém kéo theo chất lượng giáo sư, phó giáo sư cũng đi xuống.
Theo tinh thần của quy chế mới thì hầu hết các nghiên cứu sinh được công nhận trúng tuyển vào các năm 2017, 2018, 2019, 2020 sẽ tốt nghiệp mà không cần đến bài báo quốc tế.
Nghiên cứu khoa học. (Ảnh minh hoạ)
Mỗi ngành một khác
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh chỉ cần 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài ở hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện mà không quy định hội thảo quốc tế nào, tạp chí của nước nào và uy tín đến đâu.
Trong thực tế, nhiều tạp chí nước ngoài không được một số hội đồng ngành của Hội đồng Giáo sư Nhà nước chấp nhận. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 quy định cụ thể, bài báo tạp chí nước ngoài, báo cáo tại hội nghị quốc tế phải nằm trong danh mục Scopus hoặc WoS.
Theo Thứ trưởng Sơn, hiện nghiên cứu sinh trong nước khá vất vả vì thiếu nhiều điều kiện nghiên cứu và hỗ trợ tài chính so với các nước phát triển. Khả năng công bố quốc tế đối với các ngành, lĩnh vực cũng rất khác nhau.
Bên cạnh đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn của nghiên cứu sinh từ 3 đến 4 năm, trong khi để ra được kết quả mới, nhiều khi phải mất 2 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Việc gửi đăng các bài báo ở các tạp chí quốc tế uý tín thường mất nhiều thời gian, thực tế sẽ gây khó khăn và rủi ro cho nghiên cứu sinh.
Theo thống kê từ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong 10 năm (2010 - 2020), trên 2.000 công bố khoa học liên quan đến đề tài luận án tiến sĩ nhưng chỉ có 50 công bố quốc tế, tức khoảng 2,5%.
Mặt khác, theo thông lệ quốc tế, tuy việc nghiên cứu sinh phải đạt công bố là chuẩn mực nhưng rất ít quốc gia có văn bản pháp quy về việc này, mà mỗi trường đại học sẽ tự chủ quyết định. Nếu chúng ta lên mạng tra cứu sẽ thấy rất nhiều trường đại học nổi tiếng của châu Âu hay Mỹ không có quy định cứng.
Quy chế đào tạo tiến sĩ mới gây tranh cãi: Bộ GD&ĐT nói gì? Đại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng trước tranh cãi về quy chế đào tạo tiến sĩ mới ban hành đang hạ chuẩn đầu vào và đầu ra. Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (Quy chế 18) vừa được Bộ GD&ĐT ban hành nhận nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ, nhiều nhà quản...