Đào tạo thích ứng với mùa dịch
Để không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đã tận dụng triệt để các lợi thế sẵn có của công nghệ (internet, mạng xã hội) để triển khai đào tạo trực tuyến (elearning). Tuy nhiên, việc triển khai cũng chỉ ở mức độ hạn chế chứ chưa thể áp dụng cho tất cả các môn học.
Giảng viên, học viên làm thí nghiệm tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM
PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Bàng, cho biết, trường vừa triển khai học trực tuyến và đến nay 90% giảng viên của trường đã thông thạo việc thiết kế bài giảng, đưa bài giảng lên hệ thống và thành lập các nhóm (group) để trao đổi, thảo luận với sinh viên.
TS Trần Ái Cầm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho biết, Viện Đào tạo trực tuyến của trường đã phối hợp cùng các khoa xây dựng cơ sở dữ liệu cho 42 môn học ở cấp độ 4, gồm đề cương chi tiết, bài giảng đa phương tiện, giáo trình, ngân hàng bài tập – kiểm tra – đánh giá. Hiện tại đã xây dựng 1.568 lớp học cho 389 môn lý thuyết, lý thuyết thực hành của 13 khoa.
Theo Th.S Phùng Quán, Trưởng phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), hệ thống đào tạo trực tuyến của trường đã có từ lâu. Từ lịch học, bài giảng, bài tập, tài liệu học tập đều được đưa lên hệ thống. Trong tình hình sinh viên nghỉ kéo dài do dịch Covid-19, Khoa CNTT và một số đơn vị đã sử dụng thêm hệ thống dạy trực tuyến để sinh viên và giáo viên ngồi ở nhà tương tác nhau. Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời trong bối cảnh hiện nay và chỉ áp dụng ở một số môn học lý thuyết.
Video đang HOT
Còn tại Trường CĐ Quốc tế TPHCM, việc áp dụng học trực tuyến bắt đầu từ tuần vừa qua cho học sinh hệ 9 và từ ngày 17-2, áp dụng cho tất cả sinh viên toàn trường. Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, PGS-TS Nguyễn Minh Hà, cho biết, nhà trường đã triển khai hướng dẫn sinh viên, học viên học tập qua hệ thống quản lý học tập (LMS) hoặc học trực tuyến theo thời khóa biểu, giảng viên đăng tải bài giảng, các nội dung khác về nội dung môn học lên hệ thống LMS, tổ chức giảng dạy và hướng dẫn học tập trực tuyến cho sinh viên và báo cáo cập nhật hàng ngày.
Theo Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TPHCM, các giáo viên, giảng viên của trường đều biết cách xây dựng bài giảng, trình bày trực tuyến. Ví dụ, đối với học sinh hệ 9 , bài giảng trên lớp bình thường 2 tiết mất 90 phút (45 phút/ tiết), thì khi dạy trực tuyến phải cô đọng lại còn khoảng 15 phút. Nếu nói dài quá thì bản thân giáo viên cũng chán mà học sinh vào xem cũng ngán. 75 phút còn lại, giáo viên vào group để trao đổi, chia sẻ ý kiến, làm – giải bài tập, giải đáp thắc mắc cho các em. Ngoài việc tận dụng chức năng hiện có của mạng xã hội, trường cũng phải đầu tư mua thêm phần mềm của Microsoft để dạy trực tuyến.
Một giảng viên Trường CĐ Kỹ nghệ II (quận 9, TPHCM) tâm tư: “Dạy trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế đối với các hệ đào tạo sau THPT (như các trường trung cấp, CĐ có hệ 9 , trường CĐ, ĐH). Nếu dạy trực tuyến, liệu chúng ta có công nhận kết quả học và khi đi học lại có cho các em đó qua môn đó hay không; nếu cho qua thì tốt còn không cho qua lại là vấn đề khác. Tôi đi dạy nhiều em hệ 9 ở các trường CĐ nên biết rằng (80% – 90%) các em có điều kiện gia đình khó khăn, năng lực học không cao, ý thức cũng chưa tốt. Đa phần học phải “cầm tay chỉ việc”. Do đó, giờ áp dụng dạy trực tuyến cho các em, tôi e rằng rất ít hiệu quả”.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Băn khoăn về đào tạo trực tuyến
Học sinh nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19, các trường học đã chủ động xoay xở bằng nhiều chương trình đào tạo khác nhau. Tuy vậy, vẫn có những lo lắng, trăn trở xung quanh công tác dạy học.
Nhiều giáo viên mong sớm được đón học sinh trở lại lớp do lo ảnh hưởng chất lượng chương trình chung. Ảnh: Bảo Trọng
Nên khai thác công nghệ nhưng cần được hợp thức
Từ khóa "học trực tuyến", "học online" hay "học trên mạng" đã được nhắc đến nhiều hơn những ngày gần đây trong môi trường giáo dục. Cũng là điều dễ hiểu, khi mà công nghệ ngày càng được phát huy những ưu việt trong mọi lĩnh vực. Giờ, hình ảnh một thầy, cô giáo sử dụng máy quay ghi lại toàn bộ giáo án của một buổi giảng hoặc trực tuyến đối thoại với cả nhóm học sinh đã không còn hiếm gặp. Có chuyên gia bảo, nên chăng, đã đến lúc ngành giáo dục cần nhìn nhận về "đổi mới tư duy" về mọi mặt, từ công tác giảng dạy lẫn phương pháp quản lý, điều hành. Bởi lẽ, thiên tai, địch họa có thể gõ cửa bất cứ lúc nào, khi ấy, ngành giáo dục chủ động đổi mới cũng có nghĩa sẽ ứng phó linh hoạt với mọi tình huống có thể xảy ra.
Tuy nhiên, đổi mới như thế nào lại là băn khoăn của nhiều nhà quản lý giáo dục. Sáng 18/2, chia sẻ cùng phóng viên Kinh tế & Đô thị, thầy Đặng Văn Chiến - Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, cho hay, việc các trường áp dụng hệ thống phần mềm thông qua mạng internet là rất hữu ích, bảo đảm liên thông giữa thầy và trò trong quá trình truyền tải bài giảng. Chỉ cần mở một group trên mạng xã hội, các giáo viên và học sinh có thể trao đổi hàng ngày về từng bài giảng, từng vấn đề học thuật. Nhưng, để triển khai đồng bộ, đại trà là điều vô cùng khó khăn.
Theo thầy Chiến, giả định ở nội đô, các gia đình, nhà trường có đủ điều kiện về công nghệ, với các thiết bị tân tiến thì việc triển khai các lớp học ảo, "lớp học thời 4.0" sẽ dễ dàng. Nhưng, ở ngoại thành, không phải nơi nào cũng có thể đáp ứng. Nhiều gia đình vẫn còn khó khăn, thậm chí không có mạng internet hoặc điện thoại thông minh để học sinh tham gia các lớp học ảo. "Khi mà chất lượng công nghệ không đồng đều, đồng nghĩa với việc chất lượng tiếp thu bài giảng và phổ cập tới đầy đủ 100% là không được đáp ứng. Vậy nên, nếu kéo dài kỳ nghỉ học sinh và áp dụng các lớp học ảo là khó, rất khó" - thầy Chiến nói thêm.
Đồng tình với nhận định trên, thầy Trịnh Hùng Sơn - Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội phân tích, một chính sách phải bảo đảm tính phổ quát, rộng rãi tới tuyệt đại đa số vùng, miền. Giả thiết các lớp học ảo được phổ biến, nó phải đáp ứng được các trường học ở các nơi xa xôi, như biên giới, hải đảo hay các khu vực miền núi, vùng cao cũng áp dụng được. Do vậy, trước khi áp dụng các trường, lớp học trực tuyến, các nhà quản lý cần rà soát về chất lượng công nghệ trên diện rộng, xem có đáp ứng được sự thay đổi về phương pháp đào tạo hay không.
Tiếp tục trao đổi về phương án điều chỉnh đào tạo, thầy Đặng Văn Chiến cho biết, áp dụng các lớp học ảo là cần thiết, nhưng trước khi được nhân rộng, cần cơ quan có thẩm quyền công nhận, hợp thức nó là một nội dung, một chính sách đào tạo. "Có thể sẽ kéo dài các lớp học ảo nhưng ai công nhận tính pháp lý của chương trình này, ai dám khẳng định chương trình trực tuyến được tính như học trên lớp?" - thầy Chiến đặt câu hỏi.
Bài toán nào cũng có lời giải
Theo thầy Trịnh Hùng Sơn, nhà trường vừa tiến hành khảo sát tới hai đối tượng là học sinh và giáo viên. Hiện tại, nhiều học sinh đã bày tỏ muốn đến trường. Còn ở góc độ giáo viên, không ít thầy cô đã bộc lộ mong muốn được mở lại lớp học do nhiều bài giảng không truyền đạt được đầy đủ tới học sinh. Dù chưa có một kết quả nghiên cứu cụ thể nhưng theo đánh giá của Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ: "Lớp học ảo chỉ bảo đảm chất lượng từ 40 - 50% so với việc giảng dạy tại trường. Trong khi đó, các thầy cô phản ánh, các lớp học ảo thiếu tính tương tác, do đó, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bài giảng đó".
Bàn về câu chuyện kỳ nghỉ của học sinh kéo dài có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và kết thúc năm học, thầy Sơn lạc quan: "Bài toán nào cũng có lời giải". Thầy Sơn cho rằng, trong mọi quyết định của Bộ GD&ĐT, đã có những tính toán của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý kinh nghiệm. Ngoài các phương án như kéo dài thời điểm kết thúc năm học, học bù vào thời gian nghỉ Hè, các nhà trường hoàn toàn có thể tính tới việc tiết giảm dung lượng của một số môn học. "Chương trình giáo dục mới hướng tới sự phát triển năng lực của học sinh, qua đó phát huy tối đa khả năng của học sinh và giảm tải, giảm căng thẳng do quá nhiều môn học, cách học không cần thiết. Với các môn học tự chọn, đây có thể là hướng xử lý cho việc điều chỉnh chương trình học tổng thể" - thầy Sơn cho biết thêm.
Theo kinhtedothi
10 trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra, nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ. ĐH Luật TP.HCM quyết định cho sinh viên học tập trung từ ngày 1/3. Đồng thời, nhà trường hoãn việc thi kết thúc học phần vào ngày 15/2 như dự kiến, đến hết 1/3....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

"Nàng tiên cá" ở thủy cung bị cá mập cắn tàn tật, quyết kháng cáo đến cùng
Thế giới
7 phút trước
Truy nã gã trai xâm phạm mồ mả, hài cốt tại quán hát ở Hà Nội
Pháp luật
10 phút trước
Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ
Tin nổi bật
12 phút trước
Quyền Linh tiếc nuối khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò, bật khóc nói lý do
Tv show
12 phút trước
Linh Phi nói lý do chọn gác sự nghiệp làm hậu phương cho diễn viên Quang Tuấn
Sao việt
17 phút trước
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Nguyên định chuyển ra ngoài ở
Phim việt
21 phút trước
Đã đến lúc phải thừa nhận, G-Dragon không còn như xưa!
Nhạc quốc tế
54 phút trước
Kim Soo Hyun nhận thêm tin dữ sau họp báo đẫm lệ, cơ quan chức năng xác nhận 1 điều
Sao châu á
1 giờ trước
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
1 giờ trước
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
1 giờ trước