Đào tạo theo tín chỉ còn nhiều bất cập
Sáng 14.12, Hội thảo khoa học toàn quốc về việc đổi mới, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã được tổ chức tại ĐH Sài Gòn thu hút 70 bài tham luận của các nhà quản lý đến từ các trường ĐH trên toàn quốc.
Được biết, học chế tín chỉ được áp dụng đầu tiên tại ĐH Bách khoa TP.HCM năm 1993, đến nay đã có 60% trường ĐH, 30% trường CĐ đang thực hiện hình thức đào tạo này.
Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo tín chỉ ở Việt Nam hiện chưa thực sự đúng với tinh thần của tín chỉ.
“Cách dạy, học vẫn còn chưa thoát khỏi tinh thần niên chế. Tính chủ động của sinh viên còn yếu kém”, PGS-TS Nguyễn Viết Ngoạn, Hiệu trưởng ĐH Sài Gòn nói.
Còn theo PGS-TS Lê Ngọc Trà, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: “Các trường ĐH ở nước ngoài luôn có giảng viên chính và trợ giảng. Ở ta ai cũng lên lớp như nhau, từ giáo sư cho tới giảng viên mới. Một lớp học có 300 sinh viên mà chỉ một ông giáo sư thì cũng không cách gì kiểm tra, đánh giá chính xác từng sinh viên được. Đúng ra nếu có trợ giảng thì việc này sẽ đơn giản hơn”.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, cách tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại của mỗi trường cũng có nhiều điểm khác nhau.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nhận định: “Điều 22 của quy chế 43 đã quy định đánh giá sinh viên trên thang điểm 10, làm tròn đến chữ số thập phân, nhưng hiện nay mỗi trường làm một kiểu. Có trường tính thang điểm 4, có trường thang điểm 100, có trường thang điểm 10 nhưng lại có trường dùng xếp loại theo A, B, C, D, rồi cách làm tròn cũng khác nhau, gây thiệt thòi cho một số sinh viên”.
Chẳng hạn theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, tại ĐH Sài Gòn và ĐH Y Dược TP.HCM chỉ làm tròn thành số nguyên. Ví dụ sinh viên được 7,5 sẽ làm tròn thành 8, sinh viên đạt 8,4 cũng làm tròn thành… 8.
Trong khi đó, nói về giải pháp để đánh giá chính xác sinh viên, TS Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, nhà trường phải chuyên nghiệp hóa việc ra đề thi, không nên ra 2 đề chọn 1 mà cần có nhiều câu hỏi, đa dạng hóa đề thi (viết, thuyết trình, bài tập).
“Và để chất lượng đào tạo tín chỉ tăng lên, giảng viên cần có phương pháp giảng dạy tốt, tổ chức học nhóm, thúc đẩy khả năng sử dụng thông tin từ internet cho sinh viên, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo”, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống (ĐH Bách khoa TP.HCM) nói.
Còn về phía sinh viên, TS Phạm Xuân Thanh cho rằng, cần phải có kiến thức rộng, sâu, khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc độc lập, có các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp…
Mỹ Quyên
Theo thanh niên
Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ
Ngày 7/5, Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 - 2016. Theo đó, Bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Với mục tiêu chung của giai đoạn 2011 - 2016 là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Theo đó, Bộ GD-ĐT tập trung thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo; Tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên; Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất; Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực về CNTT; Tăng cường hỗ trợ giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và người học được ưu tiên; Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.
Các mục tiêu cụ thể cần đạt vào năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%, phấn đấu có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, 90% số người trong độ tuổi được học THCS, nâng số sinh viên trên một vạn dân lên mức 300; phát triển giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%...
Về đổi mới chương trình giáo dục ĐH sẽ thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu xã hội, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc xây dựng chương trình.
Đặc biệt, đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các ĐH có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở Việt Nam; thực hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng đồng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Sinh viên có thể rút ngắn tới 3 học kỳ khi học theo tín chỉ Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Sinh viên có trình độ, kiến thức và sức học tốt sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất... Việc chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang tín chỉ là...