Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Cảnh báo trước khi buộc thôi học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ . Theo đó có nhiều điểm được bổ sung theo hướng có lợi cho sinh viên cũng như khắc phục những bất cập mà lâu nay các trường vướng mắc.
So với quy chế cũ thì lần bổ sung này, Bộ GD-ĐT đưa thêm quy định về cảnh báo kết quả học tập. Theo đó, cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên (SV) có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.
Tuỳ theo đặc điểm của từng trường, Hiệu trưởng quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện để cảnh báo kết quả học tập của SV và quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp. Các điều kiện cảnh báo bao gồm: Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với SV năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với SV năm thứ hai, dưới 1,60 đối với SV năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với SV các năm tiếp theo và cuối khoá; Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Video đang HOT
Sau mỗi học kỳ, SV bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường hợp: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng; Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định; Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách SV của trường.
Chậm nhất là một tháng sau khi SV có quyết định buộc thôi học, trường phải thông báo trả về địa phương nơi SV có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường SV vừa theo học hoặc tại trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những SV thuộc diện bị buộc thôi học được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Bộ GD-ĐT cũng bổ sung quy định việc rút bớt học phần theo hướng có lơi cho SV. Cụ thể, việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký được thực hiện sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ chính, sau 1 tuần kể từ đầu học kỳ phụ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng quy định thời hạn tối đa được rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký. Ngoài thời hạn quy định, học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu SV không đi học học phần này sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi SV phải đăng ký trong mỗi học kỳ phải đảm bảo tối thiếu 14 tín chỉcho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV được xếp hạng học lực bình thường; 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những SV đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu…
Về việc học cùng lúc hai chương trình, quy chế được điều chỉnh lại rõ ràng hơn. Theo đó, để học cùng lúc hai chương trình thì ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất; Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và SV không thuộc diện xếp hạng học lực yếu; Trong quá trình SV học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Thời gian tối đa được phép học đối với SV học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất. Khi học chương trình thứ hai, SV được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất. SV chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Đối với việc xét và công nhận tốt nghiệp quy chế được sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, bổ sung thêm điểm: Có đơn gửi Phòng đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học
S.H
Theo dân trí
Sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tín chỉ
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Dự thảo quy chế đã sửa đổi về chương trình đào tạo, đánh giá đồ án, khoá luận tốt nghiệp, cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học,...
Theo đó, việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới, khi: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; số lần cảnh báo kết quả học tập do Hiệu trưởng qui định, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.
Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới (Ảnh minh họa)
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng. Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định của Quy chế này; bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Ngoài ra, theo nội dung mới được bổ sung trong dự thảo, các trường lập kế hoạch và xây dựng lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình.
Trên cơ sở những quy định của quy chế này, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và lộ trình tiến đến đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoàn chỉnh, các trường xây dựng quy định cụ thể của trường mình về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho hệ chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và đào tạo liên thông.
Định kỳ các trường tổ chức rà soát, đánh giá, bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, các quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phù hợp với điều kiện thực tế và lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường;
Các trường được phép triển khai rà soát, đánh giá và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ, làm cơ sở cho việc công nhận kiến thức đã tích luỹ của sinh viên sử dụng trong trường hợp chuyển trường, đào tạo liên thông hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn.
Theo tiền phong
SV nghỉ quá số buổi quy định có thể bị đề nghị thôi học Ngoài ra, SV kém có thể bị buộc thôi học sau mỗi học kỳ. Nếu sinh viên bị kỷ luật do thi hộ hoặc nhờ thi hộ lần thứ hai cũng có thể bị đề nghị thôi học. Đó là điểm mới liên quan đến quyền lợi của sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại dự thảo Thông...