Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ: Bình mới rượu có mới?
Liên kết đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở như đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên mang lại khoản học phí, tiền đóng góp không chính thức, quà cáp… giúp trường và giảng viên có thu nhập đáng kể.
Liệu dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ GD – ĐT vừa tổ chức lấy ý kiến có dẹp được trình trạng này?
Nhiều điểm mới
Dự thảo quy chế tiếp cận theo hướng tăng cường quản lý chất lượng; chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải tuân thủ quy định tối thiểu về chuẩn chương trình đào tạo. Theo dự thảo, quy định tuyển sinh trình độ thạc sĩ phải chuẩn nguyên tắc và ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào. Phương án tuyển sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng ngành đào tạo và tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, bảo đảm các quy định về chuẩn chương trình đào tạo và các quy định của pháp luật liên quan.
Thời gian đào tạo không quá 02 năm so với thời gian thiết kế của chương trình và xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình đào tạo.
Cụ thể, khối lượng tín chỉ cho mỗi học kỳ không quá 23 tín chỉ đối với chương trình đào tạo được thiết kế 1 năm có 2 học kỳ; mỗi học kỳ không quá 15 tín chỉ đối với chương trình đào tạo được thiết kế một năm có 3 học kỳ.
Điểm thay đổi đáng chú ý, bên cạnh thi tuyển, cơ sở đào tạo được phép sử dụng phương thức xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện trên nguyên tắc chỉ tuyển sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.
Dự thảo quy chế cũng cho phép đối tượng đầu vào là người học có bằng đại học ở các ngành khác nhau với khối lượng học tập tích lũy khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm phải căn cứ vào chương trình đào tạo (ở trình độ đại học) của người học để xác định những nội dung/học phần mà người học cần học bổ sung trước khi vào học chương trình thạc sĩ.
Dự thảo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ này cũng cho phép chương trình đào tạo có thể tổ chức đào tạo kết hợp với hình thức đào tạo trực tuyến nhưng không quá 30% khối lượng kiến thức của toàn bộ chương trình đào tạo.
Theo dự thảo, giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ. Ngoài việc được phân công nhiệm vụ giảng dạy hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ như Thông tư hiện hành, theo yêu cầu mới giảng viên còn phải là người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng có liên quan và phải bảo đảm quy định pháp luật về tiêu chuẩn đối với giảng viên.
Video đang HOT
Giảng viên hướng dẫn thứ nhất đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo; có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn.
Liệu dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ GD – ĐT vừa tổ chức lấy ý kiến có giúp việc đào tạo sau đại học tốt hơn?
Đồng thời, giảng viên hướng dẫn phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên. Đặc biệt, giảng viên thứ nhất phải có bài báo công bố công trình nghiên cứu trong vòng 3 năm gần nhất tính đến ngày cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài hướng dẫn luận văn tốt nghiệp.
Giảng viên thứ hai đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc chuyên gia bên ngoài, có bằng tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc có học hàm giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên.
Chuẩn hóa?
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, trường ĐH Luật TP. HCM cho rằng, việc dự thảo mở thêm hướng xét tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ là đúng nhưng cần phải có bộ tiêu chí quy định cụ thể, phải có bộ tiêu chí để xét tuyển. Theo bà Ngọc, dự thảo yêu cầu người học thạc sĩ cần có bằng tốt nghiệp học lực khá mới được thi tuyển là khép lại cơ hội cho người học. Việc này theo bà Ngọc nên để các trường chủ động đầu vào và siết chuẩn đầu ra.
Còn theo bà Đào Thị Nhu Mì, Phó Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý khoa học, Hợp tác quốc tế, Nhạc viện TP. HCM, dự thảo cần có độ mở trong quy định về trình độ người hướng dẫn, đào tạo thạc sĩ với một số ngành, lĩnh vực đặc thù ở các trường nghệ thuật. Trong thực tế, ở một số ngành, trường thuộc khối nghệ thuật thường hay có nghệ sĩ (NSƯT, NSND) cùng hướng dẫn học viên nhưng họ không có bằng tiến sĩ mà chỉ có kinh nghiệm. Do đó, rất cần quy định mới trong đào tạo với khối ngành nghệ thuật.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các các cơ sở giáo dục đại học giảm mạnh; do nguyên nhân chủ quan, khách quan và có yếu tố cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài. Tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ ở những trường tốp cao kém hơn các trường khác là một trong những bất cập trong thực tế. Vì vậy, Bộ GD – ĐT chủ trương xây dựng lại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng.
Theo Thứ trưởng, Quy chế có thể giảm bớt các yêu cầu về quy trình, thủ tục không cần thiết để các cơ sở giáo dục đại học tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Nguyên tắc căn bản là chuẩn mực về chất lượng, tuyển sinh, đề cao tính công bằng, khách quan, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Từ đó, tạo ra cơ chế thông thoáng; nếu có cạnh tranh thì phải cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước với nhau và với quốc tế, từng bước hướng tới chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tăng tự chủ nhưng không đào tạo sau đại học tràn lan
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn: Nhìn chung quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các các cơ sở giáo dục ĐH giảm mạnh; do nguyên nhân chủ quan, khách quan và có yếu tố cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài.
Tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ ở những trường top cao kém hơn các trường khác là một trong những bất cập trong thực tế. Vì vậy, Bộ GD&ĐT chủ trương xây dựng lại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng, đồng thời Bộ tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế này để chất lượng đào tại sau ĐH thực sự chuẩn mực.
ĐH tự chủ, nhưng siết chặt ở đầu ra
Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ đã có những bước đổi mới quan trọng về tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ, theo hướng tăng cường tự chủ, công khai, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở GDĐH, tiệm cận với thông lệ của các nước phát triển. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ phải tuân thủ quy định về chuẩn chương trình đào tạo do Bộ GD&ĐT ban hành.
Các cơ sở đào tạo xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp (thi tuyển, xét tuyển hay kết hợp hai phương thức này,...), đồng thời, tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu do Nhà nước quy định, thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình cũng như sự giám sát của các bên liên quan và toàn xã hội.
Dự thảo Quy chế cho phép đối tượng đầu vào là người học có bằng ĐH ở các ngành khác nhau với khối lượng học tập tích lũy khác nhau, được xác định tùy vào chương trình đào tạo ở trình độ ĐH của người học.
Dự thảo bổ sung quy định yêu cầu minh bạch tra cứu văn bằng để phục vụ công tác hậu kiểm. Quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 4 theo khung năng lực 6 bậc cho Việt Nam của dự thảo cũng là điều kiện đầu vào của tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Quy chế có thể giảm bớt các yêu cầu về quy trình, thủ tục không cần thiết để các cơ sở giáo dục ĐH tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Nguyên tắc căn bản là chuẩn mực về chất lượng, tuyển sinh, đề cao tính công bằng, khách quan, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục ĐH.
Từ đó, tạo ra sự thông thoáng; nếu có cạnh tranh thì phải cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục ĐH trong nước với nhau và với quốc tế, từng bước hướng tới chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thứ trưởng yêu cầu, cần có sự nhất quán giữa các quy chế. Quy chế cần làm rõ thế nào là đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng; đồng thời quy định về công tác tuyển sinh, đào tạo... Làm sao để các trường quyết định dựa trên đặc thù lĩnh vực, ngành đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng, khách quan và chuẩn đầu ra.
Thứ trưởng nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng".
Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ phải đảm bảo theo đúng quy định của luật và yêu cầu tập trung vào chất lượng. Ảnh: ĐHĐA
Hạn chế hướng dẫn luận văn tràn lan
Sau khi Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, số lượng nghiên cứu sinh tuyển mới năm 2018 giảm đáng kể. Trong khi đó, Luật giáo dục ĐH 2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018 quy định mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong chuyên môn.
Để khắc phục những bất cập và phù hợp với Luật, dự thảo Quy chế chỉ quy định khung về tiêu chuẩn giảng viên, người hướng dẫn, điều kiện tuyển sinh, yêu cầu về thành viên và quy định bảo vệ luận án. Các thủ tục liên quan đến tổ chức và quản lý đào tạo giao cho Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình.
Để hạn chế việc hướng dẫn luận văn thạc sĩ tràn lan và không có công cụ kiểm soát chất lượng, dự thảo đã chỉnh lý, làm rõ về hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiêu chuẩn người hướng dẫn đối với chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu.
Đối với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo quy định cho từng chương trình cụ thể, học viên có thể học các học phần trong toàn bộ chương trình và có điểm đánh giá dự án hoặc bài luận cuối khóa học (nếu có).
Về người hướng dẫn, dự thảo quy định đối với từng lĩnh vực. Ở lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, có thể thay thế bài báo bằng giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc tế hoặc 2 giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia tương ứng, được công nhận bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Đối với đề tài luận án các ngành khoa học quân sự và ngành khoa học an ninh có thể thay thế tối thiểu các bài công bố trong các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính tối thiểu 1 điểm công trình của Hội đồng Giáo sư Nhà nước hàng năm.
Về tổ chức đào tạo, dự thảo quy định về việc gia hạn tối đa 3 năm, từ đó, nâng tổng thời gian đào tạo tiến sĩ từ 5 - 6 năm lên 6 - 7 năm. Quy định mới sẽ cho phép bảo lưu kết quả học chương trình tiến sĩ trong thời hạn nhất định theo quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo.
Để không tạo ra các vòng đánh giá luận án nặng về thủ tục, dự thảo Quy chế cũng phân định rõ quy trình giữa đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn và bảo vệ luận án ở cấp cơ sở, đảm bảo đánh giá ở đơn vị chuyên môn là sinh hoạt khoa học do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.
Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chỉ tăng khi đảm bảo chất lượng Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Chúng ta chỉ có thể tăng được quy mô đào tạo khi chúng ta đảm bảo với xã hội, cam kết với xã hội về chất lượng". Ngày 12/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Thứ trưởng...