Đào tạo tâm lý học trong thời kỳ Hội nhập và phát triển
Sáng nay (5/9), Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đào tạo ngành Tâm lý học trong thời kỳ hội nhập và phát triển”. Hội thảo được sự quan tâm, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học cả nước.
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS Trần Thị Tuyết Nhung – Phó GĐ Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam cho biết: Ngày 20/7/2020, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 2002/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đào tạo ngành Tâm lý học trình độ đại học.
Đây là bước đi quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát triển ngành Tâm lý học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong tương lai. Qua Hội thảo mong muốn các nhà khoa học, cũng như các trường đại học đi trước chia sẻ kinh nghiệm, nhằm giúp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam có chương trình đào tạo riêng, nhưng vẫn mang chất chung của ngành tâm lý học hiện nay.
Các đại biểu đóng góp ý kiến
Tại Hội thảo các nhà khoa học của các trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Lao động xã hội, Học viện Quản lý giáo dục… cùng nhiều cán bộ của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực trên cả nước như: Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu thanh niên, Bệnh viện tâm thần Trung ương, Trường Marie Curie, Tổ chức Rồng Xanh, Trung tâm SHARE đã đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm như: các sinh viên được đào tạo kiến thức, kỹ năng tâm lý học nói chung cần chuyên sâu về tâm lý học tham vấn trẻ em và thanh thiếu nhi; mục tiêu đào tạo rõ ràng, bởi hiện số sinh viên được đào tạo ngành tâm lý học làm ở các cơ quan nhà nước rất thấp…
Trường ĐH dành chỉ tiêu cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2 ra sao?
Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt để ứng phó Covid-19. Trước sự điều chỉnh của kỳ thi, các trường ĐH có kế hoạch nào cho thí sinh dự thi đợt 2 được tham gia xét tuyển?
Cán bộ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM tập huấn công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT sáng 4.8 - NHẬT VY
Dành chỉ tiêu xét tuyển theo ngành
Ngay trong hôm qua 4.8, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã tiến hành thống kê số lượng thí sinh (TS) của Đà Nẵng và Quảng Nam trúng tuyển nhập học vào trường trong 3 năm vừa qua. Đồng thời, trường cũng lọc ra số TS các địa phương này có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường trong năm nay. Trên cơ sở này, trường sẽ phân tích và tính toán số chỉ tiêu xét tuyển còn lại để dành cho TS dự thi đợt 2 tham gia xét tuyển.
Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng nhà trường, chỉ tiêu xét tuyển trường để lại cho đợt 2 sẽ tùy theo ngành. Trong đó, trường sẽ dành riêng chỉ tiêu với những ngành TS tham gia xét tuyển nhiều với khoảng 5 - 10% tổng chỉ tiêu ngành. Còn những ngành TS chỉ xét tuyển 1 - 2 người, việc tham gia xét tuyển ở đợt 2 nếu có cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Thống kê sơ bộ cho thấy TS của 2 địa phương này đăng ký chủ yếu vào các ngành "nóng" của trường năm nay.
"Các TS phải dự thi đợt 2 đừng quá lo lắng vì các trường sẽ dành lại chỉ tiêu để đảm bảo quyền lợi cho TS đủ điều kiện được tham gia xét tuyển", ông Hạ nói.
Tương ứng với số TS đăng ký xét tuyển vào trường
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khanh, Trưởng phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết sau đợt thi thứ nhất, Hội đồng tuyển sinh của trường sẽ họp để quyết định phương án cụ thể cho từng đợt tuyển sinh với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ông Khanh cho biết, hôm qua trường này đã họp bàn phân tích các dữ liệu thô liên quan đến TS Đà Nẵng và Quảng Nam có tham gia xét tuyển vào trường.
Ông Khanh cho hay: "Trước mắt, những TS Đà Nẵng, Quảng Nam đủ điểm trúng tuyển phương thức 2 và phương thức 3 mà trường đã công bố, chỉ cần chờ tốt nghiệp có thể xác nhận nhập học".
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, theo ông Khanh, trong số gần 46.000 TS đăng ký thì có chưa tới 1.100 TS của hai địa phương trên. Trong khi theo số liệu TS đã trúng tuyển vào trường trong 3 năm gần nhất cho tất cả phương thức xét tuyển, mỗi năm cũng chỉ có khoảng 140 - 150 TS của 2 tỉnh này (chưa tới 2% chỉ tiêu). Do vậy, trường này đang rà soát kỹ tất cả các số liệu để có thể tính toán chỉ tiêu cho TS dự thi đợt 2.
"Nhưng tinh thần chung là sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho TS có thể tham gia xét tuyển vào trường nếu đủ điều kiện đầu vào. Đây cũng là cách trường ĐH thể hiện trách nhiệm với TS trong hoàn cảnh đặc biệt của dịch Covid-19", tiến sĩ Nguyễn Quốc Khanh khẳng định.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết theo thống kê trường này có khoảng 500 TS có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường bằng điểm thi tốt nghiệp THPT trong năm nay. Ông Dũng cho biết, trường này sẽ tính toán dành chỉ tiêu xét tuyển đợt 2 tương ứng với tổng số TS đăng ký xét tuyển vào trường.
Đà Nẵng thông báo hoãn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Nếu cần thiết, ĐH Đà Nẵng xin tăng chỉ tiêu năm 2020
Ngày 4.8, ĐH Đà Nẵng thông tin phương án xét tuyển vào đại học này với nhiều giải pháp chia sẻ khó khăn mùa dịch bệnh Covid-19 đối với các TS khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam.
ĐH Đà Nẵng sẽ xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với TS không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Nghĩa là những TS trúng tuyển bằng xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời, khi TS có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
Trong trường hợp cần thiết thì xin ý kiến Bộ GD-ĐT tăng chỉ tiêu năm 2020 cho ĐH Đà Nẵng để đảm bảo đủ chỗ cho TS đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Riêng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM có thể không thực hiện được do tình hình dịch Covid-19 tại Đà Nẵng. ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển các chỉ tiêu của phương thức này sang chỉ tiêu các phương thức còn lại.
Trong khi đó, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH FPT, cho biết ước tính sơ bộ mỗi năm trường có khoảng 10% TS đến từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Như vậy, 10% chỉ tiêu năm nay trường dự kiến để dành cho 2 địa phương này là khoảng 800 sinh viên.
An Dy - Quý Hiên
Truyền hình trực tuyến: Thi THPT an toàn trước dịch Covid-19
Để giúp TS an tâm và có sự chuẩn bị chu đáo nhằm đảm bảo an toàn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong tình hình dịch bệnh đang phức tạp, Ban Tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020 tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Thi THPT an toàn trước dịch Covid-19".
Vào lúc 14 giờ 30 hôm nay 5.8, chương trình sẽ được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Tham dự chương trình sẽ có ông Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM (thành viên Ban Tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020); ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long (thành viên Ban Tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020) và tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy, bác sĩ tại phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng Bệnh viện ĐH Y Dược, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM.
Tại chương trình, bác sĩ và các chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc, đưa ra những lời khuyên để thí sinh, người nhà và các tình nguyện viên chương trình Tiếp sức mùa thi có được sự chuẩn bị chu đáo cho một mùa thi an toàn, cũng như những thông tin mới nhất về cách thức hỗ trợ thí sinh và người nhà phù hợp tình hình dịch bệnh hiện nay.
Nữ Vương
Trường tư thục ở Hà Nội lùi lịch tựu trường vì Covid-19 Nhiều trường tư thục ở Hà Nội đã quyết định lùi lịch tựu trường đến giữa tháng 8 thay vì đầu tháng 8 như dự kiến, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Trường Marie Curie (Hà Nội) và một số trường ngoài công lập khác đã quyết định lùi thời gian tựu trường vì dịch Covid-19 - ẢNH M.C Trường Mairie...