Đào tạo sư phạm xa rời thực tế
Nhiều sinh viên sư phạm vẫn sử dụng những phương pháp học tập cũ, hí hoáy chép bài cả giờ học, gây khó khăn trong việc phát triển tư duy phản biện và ứng dụng mô hình dạy học mới.
“Không có học trò dở, chỉ có thầy giáo không đủ năng lực” là ý kiến chung của các đại biểu tại hội thảo quốc gia “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học” diễn ra ở Trường ĐH Sư phạm TP HCM sáng 24/6.
Bài giảng thiếu hơi thở cuộc sống
Các đại biểu nhận định hiện nay năng lực của sinh viên sư phạm cũng như giáo viên khi ra trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Lỗ hổng lớn nhất là sự thiếu trải nghiệm cuộc sống, dẫn đến bài giảng mang tính chất lý thuyết, xa rời cuộc sống.
Video đang HOT
Cụ thể, không kể việc nắm vững nội dung, tổ chức chương trình giảng dạy, sinh viên sư phạm khi ra trường còn hạn chế ở mặt thể hiện sự sáng tạo trong bài giảng, thiếu kỹ năng giao tiếp tốt với phụ huynh, đồng nghiệp; chưa chủ động hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, xã hội cho học trò… Đa số ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự thiếu sáng tạo này là từ giảng viên trường sư phạm, sâu xa hơn nữa là công tác quản lý, môi trường giảng dạy – học tập chưa được tổ chức tốt.
Thạc sĩ Phan Thị Thu Hiền, Khoa Giáo dục Mầm non – Trường ĐH Sư phạm TP HCM, nhận định thực trạng giảng dạy tại các trường ĐH hiện nay còn quá xa so với chuẩn mực lấy người học làm trung tâm và dạy học tích cực. Điều này kìm hãm sự hình thành và phát triển tính chủ động và tích cực ở sinh viên, tách rời lý thuyết với thực tế, thiếu sáng tạo.
Thạc sĩ Lê Tấn Thái Bình, Trường THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), nêu thực trạng hiện nay tại các trường THPT: Giáo viên thường xuyên sử dụng lại giáo án cũ, gây nhàm chán cho bản thân và sinh viên,
Theo Lê Thoa/Người Lao Động
Bộ GD&ĐT lên tiếng về khủng hoảng thừa nhân lực sư phạm
Trên cả nước, hàng chục nghìn người học sư phạm ra trường phải từ bỏ giấc mơ đứng trên bục giảng vì khủng hoảng thừa nhân lực.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm phải giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, sau hai năm, mỗi năm, cả nước vẫn có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không có việc làm.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, để khắc phục tình trạng thừa nhân lực ngành sư phạm, không còn cách nào khác là quy hoạch lại các trường sư phạm nằm trong tổng thể quy hoạch chung mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó, chỉ giữ lại một số cơ sở đào tạo sư phạm đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu đào tạo.
Ông Vũ thông tin, hàng năm, trong các văn bản hướng dẫn cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu, Bộ GD&ĐT cảnh báo tình trạng thừa giáo viên và yêu câu các cơ sở đào tạo hạn chế chỉ tiêu sư phạm. Việc xác định chỉ tiêu sư phạm phải được cơ quan chủ quản quản lý.
Đối với các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lý từ năm học 2012-2013 yêu cầu giảm tối thiểu 10%, ưu tiên mầm non, dừng việc đào từ xa, dừng cấp chứng chỉ sư phạm cho sinh viên ngành khác. Các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, năm 2016, chỉ tiêu tuyển sinh giảm 30% so với năm 2013.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ .
Hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ chủ quản 10 trường đào tạo có đào tạo sư phạm (bằng khoảng 10% cơ sở đào tạo sư phạm). Các trường còn lại do địa phương và bộ khác quản lý nên việc khống chế chỉ tiêu sư phạm bằng biện pháp hành chính rất khó khăn.
Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm phải được đặt trong tổng thể rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; từ đó mới có giải pháp đồng bộ sắp xếp các cơ sở đào tạo đào tạo sư phạm thuộc diện dôi ra như việc sáp nhập các cơ sở đào tạo khác, thành lập trường cộng đồng để đào tạo đa ngành, chuyển đổi thành phân hiệu...
Theo VTV
Trường sư phạm chậm đổi mới vì ít cạnh tranh Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, từ khoá tuyển sinh năm 2016, các trường sư phạm sẽ đào tạo theo chương trình được đổi mới và phải nỗ lực để thay đổi, nâng cao chất lượng. Theo thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, chương trình đào tạo của các trường sư phạm hiện nay còn lạc hậu, cần phải bổ sung, thay đổi. Ông...