Đào tạo sư phạm: Không chỉ là chuyện miễn học phí
Câu chuyện miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm hiện đang được tranh luận với nhiều quan điểm trái chiều.
Đào tạo sinh viên sư phạm phải dựa trên nhu cầu thực tế.
Một bên thì cho rằng đã đến lúc bỏ chủ trương miễn học phí một cách cào bằng cho tất cả sinh viên ngành sư phạm của các trường ĐH, CĐ công lập. Chỉ nên miễn với một số đối tượng nhất định như sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, quốc gia để thu hút người giỏi vào sư phạm…
Theo phân tích của một hiệu trưởng trường ĐH sư phạm, chính sách miễn học phí để thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm đến nay đã thực hiện được gần 20 năm nhưng đến nay đã không phát huy được nhiều tác dụng do nhiều sinh viên sư phạm học xong không đi làm giáo viên mà tham gia vào thị trường lao động ở những lĩnh vực khác nhau. Như vậy là lãng phí ngân sách.
Trong khi đó, với việc cấp bù kinh phí trường nhận được từ ngân sách nhà nước lại quá thấp, nhà trường thường phải bù từ các khoản khác để đào tạo.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng thời gian đầu, chính sách miễn học phí phát huy tác dụng rất tốt với việc nâng “tỷ lệ chọi” của các trường sư phạm lên rất cao nhưng thực tế mấy năm gần đây, nhiều trường sư phạm cũng rơi vào tình trạng khó tuyển sinh dù đã hạ điểm chuẩn đến mức tương đương với ngưỡng đảm bảo chất lượng Bộ GD&ĐT công bố.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của khoa Sư phạm, Trường ĐH Cần Thơ lại cho thấy có tới hơn 50% sinh viên chọn ngành sư phạm do được miễn học phí. Nếu ngành sư phạm sẽ phải đóng học phí, hơn 55% sinh viên nói họ sẽ bỏ học; hơn 20% sinh viên lưỡng lự có nên học nữa hay không và chỉ có khoảng 22% khẳng định họ vẫn tiếp tục học ngành sư phạm.
Mặc dù khảo sát này mới thực hiện ở phạm vi một mẫu nhỏ trong số hàng nghìn sinh viên ngành sư phạm hiện nay nhưng cũng là một kết quả đáng để suy ngẫm. Nhiều giảng viên thừa nhận, trong quá trình giảng dạy cũng nhận thấy nhờ việc miễn học phí mà nhiều con em nhà nghèo học giỏi được tạo cơ hội vào đại học thay vì ở nhà, đi làm…
Câu hỏi đặt ra là, nếu chính sách miễn học phí thay đổi có làm giảm số lượng sinh viên theo học các ngành sư phạm hay không?
Không ai có thể đưa ra được câu trả lời chắc chắn nhưng có một sự thật là hiện nay, việc đào tạo dôi dư, thiếu tính toán khiến hàng nghìn cử nhân, trong đó có cử nhân sư phạm thất nghiệp phải đi làm trái ngành, trái nghề. Mặc dù những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã thực hiện cắt giảm 10-20% chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm nhưng dư luận vẫn lo ngại với số lượng cơ sở đào tạo sư phạm còn lớn, chỉ tiêu chung vẫn cao thì số lượng sinh viên theo học vẫn vượt quá cầu. Việc miễn học phí có thể ổn định chỉ tiêu của các trường sư phạm nhưng không có nghĩa là hút được người giỏi vào học.
Và câu chuyện đầu vào của ngành sư phạm của một số trường cao đẳng thấp đến lo ngại, chỉ 3 điểm 1 môn khiến dư luận lo lắng về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai. Nhưng đó không phải là “lỗi” của chính sách miễn học phí vì thực tế, vẫn nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù đã hạ điểm rất thấp.
Video đang HOT
Ngành sư phạm “rớt giá”, cách nói dân dã phản ánh đúng tình trạng của việc tuyển sinh vào ngành này những năm gần đây so với khối ngành quân đội, y dược nói chung… theo nhiều ý kiến phân tích, hoàn toàn không nằm ở vấn đề được miễn học phí hay không.
Như TS Lê Viết Khuyến- nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) nhận định, từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì giá của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì vào sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Các ngành công an, quân đội… hút sinh viên vì rõ ràng đầu ra của họ đảm bảo, học xong sẽ được phân công công tác với mức đãi ngộ tương đối so với mặt bằng lương viên chức hiện nay thì thí sinh hạ quyết tâm thi vào bằng được cũng không phải là chuyện gì khó lý giải.
Thầy giỏi mới có trò giỏi. Thu hút người tài vào ngành sư phạm là bài toán cấp thiết được đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, nếu chỉ miễn học phí thì chưa thể đảm bảo cho học sinh giỏi ở cấp phổ thông mặn mà với nghề giáo bởi học phí ngành sư phạm mới là câu chuyện trước mắt của 3, 4 năm học trong trường.
Sau đó là 40 năm làm nghề với đồng lương nhà giáo chật vật trong cơn bão thị trường, một môi trường với nhiều áp lực do được cả xã hội quan tâm, gia đình kỳ vọng, thời gian làm việc liên tục kéo dài hơn 8 tiếng nhất là với giáo viên cấp mầm non, tiểu học… Với ngần ấy băn khoăn, sẽ có bao nhiêu học sinh giỏi ưu tiên lựa chọn nghề giáo chỉ vì được miễn học phí?
Đề xuất tăng lương cho giáo viên đang rất được quan tâm. Trong đó, có đề xuất không chỉ là xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính mà phải là mức lương tối thiểu để làm sao giáo viên mới ra trường đủ sống, đủ kiên trì bám trụ với nghề. Những giáo viên lâu năm cũng không phải làm thêm các công việc khác để đảm bảo cuộc sống mà yên tâm dành toàn tâm, toàn ý cho việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho học trò.
Theo Daidoanket.vn
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm: Hàng trăm tỷ đầu tư sẽ lãng phí
Đề xuất xóa bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của một hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm lớn tại TP.HCM đang gây tranh cãi. Nhiều người ủng hộ vì đầu tư ngân sách lớn nhưng tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp tới 50 - 60%.
Dễ trước, khó sau
Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã từng là một giải pháp tối ưu vào 20 năm trước để thu hút sinh viên giỏi vào học và giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Tuy nhiên, đến hiện tại, đối với nhiều người học, chính sách này đã không còn là "bùa hộ mệnh".
Chính sách miễn học phí đã không còn là động lực thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm. Ảnh: Tùng Anh
Sinh viên sư phạm được
miễn học phí đến năm 2021Theo Thông tư liên tịch 09 (có hiệu lực từ ngày 16.5.2016), hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, đối tượng không phải đóng học phí gồm: Học sinh tiểu học trường công lập; học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học...
Vì nhà nghèo, bố mất sớm, một mình mẹ phải nuôi 3 chị em ăn học, nên Nguyễn Thị Trang (sinh năm 1989) ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã chọn thi sư phạm để mẹ không phải lo học phí, dù ước mơ của Trang là học ĐH Luật. Khi tốt nghiệp, Trang mang tấm bằng loại ưu của mình "gõ cửa" nhiều trường để xin việc nhưng vô cùng khó khăn. Cuối cùng, Trang chấp nhận làm giáo viên hợp đồng tại một trường tư thục với đồng lương ít ỏi và vẫn phải đi gia sư như thời sinh viên để đủ tiền sinh hoạt. Sau 3 năm, Trang đành bỏ việc, lấy chồng rồi ở nhà buôn bán, kinh doanh.
"Muốn vào biên chế, người ta nói phải có vài trăm triệu. Nhiều đồng nghiệp của em trước đây cũng chọn sư phạm chỉ vì nhà nghèo, tưởng rằng sẽ bớt được chi phí, nhưng sau khi ra trường lại phải vay mượn khắp nơi để chạy việc làm. Có chị ngày đến trường dạy, tối về bán hàng online để trả nợ ngân hàng tiền vay xin việc" - Trang chua chát nói.
Cũng vì nhà nghèo mà Trần Văn Quân (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) đã phải thi sư phạm sau khi không đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường quân đội. Tốt nghiệp, Quân làm giáo viên hợp đồng tại một trường cấp 3 ở địa phương để chờ đợi cơ hội thi tuyển công chức. Tuy nhiên, mức lương ít ỏi không đủ chi phí xăng xe đi lại, thầy giáo trẻ đã phải cất tấm bằng sư phạm vào hộc tủ để lên thành phố cùng bạn bè mở quán kinh doanh đồ ăn nhanh.
Quân cho biết: "4 năm học ĐH tuy không mất học phí nhưng các khoản chi phí khác cũng rất tốn kém. Tính ra, học phí 4 năm ĐH khi đó cũng chỉ mất khoảng 40 - 50 triệu đồng. Nếu ngày đó mình mạnh dạn thi trường yêu thích rồi vay vốn ngân hàng chính sách đi học, ra trường đi làm trả lại thì chắc bây giờ tương lai đã khác, không phải phí 4 năm trên giảng đường để rồi ra trường đi làm việc khác".
Trang và Quân chỉ là 2 trong số hàng ngàn cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc đúng ngành nghề đào tạo. Số liệu Bộ GDĐT tạo công bố tháng 1.2017 cho thấy, cả nước hiện thừa 26.700 giáo viên. Tại hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo giáo viên (tháng 5.2016), Bộ dự kiến đến năm 2020, Việt Nam thừa trên 70.000 cử nhân sư phạm.
Hậu quả của việc ra trường không xin được việc làm đã khiến cho sinh viên giỏi không còn mặn mà với ngành sư phạm, kể cả được miễn học phí. Nhiều mùa tuyển sinh, các trường sư phạm phải hạ điểm chuẩn sát sàn, thậm chí có trường chỉ lấy đầu vào giáo viên 3 điểm/môn.
Không tự làm khó nhau
Đó cũng là một trong những lý do mà PGS-TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã lỗi thời, lạc hậu và cần bỏ ngay lập tức.
Tại hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên do Bộ GDĐT tổ chức ngày 13.12, ông Dũng đã chỉ ra hàng loạt "bất công" nếu như chính sách này vẫn tiếp tục được duy trì. Ông Dũng dẫn chứng: "Mỗi năm chúng tôi nhận khoảng 5 - 8 tỷ đồng cấp bù cho sư phạm, nhưng 10 năm qua chúng tôi vẫn phải bù lỗ cho số sinh viên này khoảng 30 tỷ đồng. Số tiền này lấy từ những sinh viên đóng học phí, như vậy là quá bất hợp lý, không thể sinh viên nọ phải đóng học phí để "nuôi" sinh viên kia được".
Ngoài ra, ông Dũng cũng cho rằng, so với 20 năm trước, hiện mức thu nhập bình quân của người dân đang nhích lên. Vì vậy, đối với các gia đình nông thôn, học phí không phải là vấn đề nữa mà vấn đề là làm thế nào để ra trường có việc làm.
Từ những dẫn chứng đó, ông Dũng cho biết, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đang đề xuất Bộ GDĐT và Quốc hội thu học phí tất cả sinh viên, kể cả học ngành sư phạm. Sau đó sinh viên nào ra trường làm việc trong ngành sư phạm thì sẽ chuyển tiền học phí về trường hoặc Sở GDĐT mà các em đó làm việc. "Ngoài số tiền này, Sở sẽ hỗ trợ thêm 3-4 triệu đồng/tháng, cộng thêm lương sẽ giúp các em theo nghề sư phạm ổn định cuộc sống những năm đầu vào nghề và cống hiến tốt hơn" - ông Dũng nói.
PGS-TS Nguyễn Thám - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cũng đồng tình và đưa ra tính toán, từ năm 2011 - 2017, ngân sách cấp bù cho sư phạm mỗi năm đều tăng, hiện là 483 tỷ đồng/50.000 chỉ tiêu sư phạm.
Tuy nhiên, hiện có tới khoảng 50 - 60% sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm, là sự lãng phí quá lớn cho ngân sách. Ông Thám cho rằng: "Cần quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm trước, khống chế chỉ tiêu và dần dần cân bằng giữa cung - cầu, sau đó mới mạnh dạn bỏ cấp bù cho sinh viên sư phạm. Bởi lẽ nếu bỏ ngay lập tức, các trường sư phạm sẽ hết sức khó khăn và có thể chỉ tuyển được 40 - 50% chỉ tiêu mà thôi".
Ở khía cạnh khác, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH sư phạm TP.HCM lại cho rằng, tỷ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm hiện nay vẫn khá cao nhưng học phí chỉ là một phần nhỏ so với những chi phí khác sinh viên phải bỏ ra khi theo học. Vì vậy ông Hồng cho rằng: "Học phí không phải là vấn đề quyết định sinh viên có vào sư phạm hay không mà phải là các chính sách khác nữa".
Tương tự, cô Nguyễn Thị Kim Anh - giáo viên tiểu học tại TP.Hải Dương cho rằng, để thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, ngành giáo dục cần quan tâm đầu tiên là vấn đề việc làm sau khi ra trường chứ không phải được miễn học phí. "Nếu cứ ra trường rồi thất nghiệp thì dù có miễn học phí, cấp học bổng hay có nhiều ưu đãi trong quá trình học thì các em sinh viên giỏi cũng chẳng bao giờ chọn sư phạm".
GS-TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Cần thay đổi chính sách ưu đãi
"Ngoài việc quy hoạch lại mạng lưới các trường, cần phải có thay đổi về chính sách ưu đãi cho sinh viên sư phạm. Như chính sách miễn giảm học phí chục năm trước thu hút được rất nhiều học sinh giỏi vào sư phạm, nhưng vài năm gần đây thì chững lại. Nên chúng ta cần thay đổi. Mong muốn của Bộ trưởng cũng là đào tạo theo ngành chứ không theo đầu sinh viên. Khi quy hoạch lại trường, sắp xếp lại đào tạo đi kèm với kinh phí, các trường sẽ không bị áp lực chỉ tiêu nữa thì sẽ có những chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo".
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT: Ngành sư phạm đang... "mất giá"
"Có thời điểm thiếu giáo viên, Nhà nước đã đưa ra chính sách thu hút người giỏi vào sư phạm như miễn giảm học phí, cấp học bổng... Nhờ vậy mà điểm đầu vào các trường sư phạm rất cao. Bây giờ, bỏ những điều đó đi thì học sư phạm cũng như bao ngành khác. Hiện tại, ngành sư phạm đang... "mất giá", chính sách miễn giảm học phí không còn phát huy tác dụng nữa, vì vậy rất cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra những chính sách hợp lý nhất để thay thế".
TS Trần Lương - khoa sư phạm Trường ĐH Cần Thơ: 55% SV sư phạm bỏ học nếu phải đóng học phí"
Theo kết quả nghiên cứu của khoa sư phạm ĐH Cần Thơ, có 50,5% sinh viên được hỏi chọn ngành sư phạm do được miễn học phí. Nếu ngành sư phạm phải đóng học phí, có 55,8% sinh viên nói sẽ bỏ học. 22,1% sinh viên khẳng định vẫn tiếp tục học. Nếu như chính sách miễn học phí không còn được duy trì thì việc thu hút sinh viên vào sư phạm sẽ khó hơn".
Theo Dân Việt
Nên thôi miễn học phí ngành sư phạm Chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm sau 20 năm thực hiện không còn phù hợp điều kiện thực tế và không công bằng. ảnh minh họa Tại hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm 13-12, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thẳng thắn đề xuất nên bỏ ngay chính...