Đào tạo song bằng tú tài Hà Nội: Làm gì để tránh lặp lại lùm xùm tuyển sinh?
Là chương trình đào tạo song bằng chứng chỉ quốc tế IGCSE tại 7 trường THCS công lập được thực hiện từ năm học 2018 – 2019, năm nay Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục tuyển sinh. Trước những lùm xùm trong công tác tuyển sinh năm ngoái, nhiều phụ huynh cho răng cách làm năm nay cần thay đổi theo hướng công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Niêm yết công khai học sinh trúng tuyển
Theo hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2019 – 2020, thành phố tiếp tục thí điểm đào tạo chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập. Để tuyển sinh vào 7 trường này, học sinh phải trải qua bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Cách tính điểm tuyển sinh để làm căn cứ tuyển sinh vào các trường được tính bằng tổng điểm các bài kiểm tra.
Cụ thể, học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra gồm môn tiếng Anh và toán. Trong đó, môn tiếng Anh học sinh trải qua phần viết khoảng 45 phút và phần nghe 30 phút. Bài kiểm tra môn toán bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE, thời gian làm bài 60 phút. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng vào trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.
Học sinh trường THCS và THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh minh họa
Điều đáng lưu ý đối với tuyển sinh chương trình này là Sở GD&ĐT quyết định điểm chuẩn dựa trên đề xuất của trường. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số học sinh dự tuyển, nguyện vọng và điểm tuyển sinh của thí sinh, hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng phương án điểm chuẩn dự kiến. Trường đề xuất điểm chuẩn, xét duyệt với phòng GD&ĐT và sở GD&ĐT.
Trường hợp hạ điểm chuẩn, các trường THCS phải niêm yết công khai số lượng học sinh đã trúng tuyển, số còn thiếu so với chỉ tiêu, điểm chuẩn mới và thời hạn nhận hồ sơ. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh có nguyện vọng 1, không nhận học sinh có nguyện vọng 2. Danh sách học sinh dự tuyển, điểm tuyển sinh, điểm chuẩn cũng phải được công bố công khai tại trường THCS.
Chia sẻ với báo chí, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội – khẳng định, với chương trình đào tạo song bằng, sau khi hoàn thành bậc THCS, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp THCS; đạt trình độ tiếng Anh B1 (theo chuẩn CEFR); nắm bắt được kiến thức các môn toán, khoa học, tin học bằng tiếng Anh; có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác (nếu học sinh có nhu cầu).
Liệu có chuyên nghiệp hơn?
Video đang HOT
Trao đổi nhanh với PNVN sáng 18/2, ông Phạm Quốc Toản – Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội – khẳng định, chương trình tuyển sinh hệ song bằng năm nay về cơ bản không có gì thay đổi so với năm ngoái. Mọi hoạt động tuyển sinh, công khai thông tin tại các trường đều được thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
Được biết, với chất lượng và đầu ra của chương trình, đây vẫn là chương trình đào tạo được nhiều phụ huynh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, điều mà nhiều cha mẹ mong muốn là các thông tin cụ thể về chương trình học, nơi liên kết, giáo viên đào tạo… cần được công bố nhiều hơn nữa để họ có kênh tham khảo cho các con.
Chị M.H, phụ huynh hiện có con học chương trình này, cho biết năm ngoái khi con chị tham gia thi cũng đã rất chật vật tìm hiểu thông tin về toàn bộ chương trình. Theo chị, chỉ số ít trường trong nhóm 7 trường THCS, với đánh giá của các phụ huynh có con thi, như trường THCS Cầu Giấy, là làm tốt trong việc thông tin minh bạch về tuyển sinh, đăng tên của trung tâm liên kết, tiểu sử của giáo viên được chọn
“Thực sự tôi đã rất do dự khi nộp hồ sơ thi tuyển cho con bởi những gì phụ huynh có thể biết thì quá ít. Mặt khác, giáo viên trong nước dạy tiếng Anh chất lượng vẫn chưa đồng đều chứ chưa nói đến giáo viên các môn văn hoá lại còn dạy bằng tiếng Anh. Vì thế, tôi khá lo lắng. Bên cạnh đó, chương trình học quá nặng cũng khiến tôi lo sợ con sẽ chỉ biết học và học mà thiếu đi kỹ năng sống”, chị H. chia sẻ.
Ảnh minh họa
Cũng trong mùa tuyển sinh đầu tiên năm ngoái, không ít phụ huynh phàn nàn về việc công bố kết quả thi khá mập mờ, nhầm tên trường của học sinh, thông báo kết quả phúc tra không bằng văn bản mà chỉ là qua một cuộc điện thoại. Sự lùm xùm trong tổ chức tuyển sinh khiến phụ huynh nghi ngờ về tính chuyên nghiệp của một chương trình đào tạo mang chuẩn quốc tế.
“Nhiều phụ huynh mong muốn năm nay, công tác tuyển sinh cần làm rõ ràng, minh bạch hơn như công bố tên tuổi trung tâm liên kết đào tạo, giáo viên giảng dạy, chương trình học cụ thể… để phụ huynh dễ hình dung” – chị M.H cho biết.
Cũng theo nữ phụ huynh nay, sau một năm học của con cho thấy một bất cập là một số môn như môn Sinh học có sự trùng lắp nội dung giữa 2 chương trình học của Bộ GD&ĐT và chương trình song bằng. Vì vậy, giáo trình giảng dạy cần có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp hơn, tránh mất thời gian học tập của học sinh.
“Việc giữ ổn định đội ngũ giáo viên cũng cần được cam kết rõ, tránh xáo trộn không cần thiết cho các con khi năm học vừa rồi, giáo viên dạy môn Khoa học của con tôi dạy hết học kỳ I, đến học kỳ II ngừng dạy để về nước. Nếu đội ngũ này ổn định, chất lượng học của các con mới đảm bảo” – chị H. chia sẻ.
7 trường THCS được Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục cho phép thí điểm chương trình đào tạo quốc tế học chương trình THCS quốc gia Việt Nam và chương trình giáo dục nhận chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE, gồm: Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và lớp 6 THCS của THPT chuyên Hà Nội Amsterdam.
Mốc thời gian cần lưu ý:
- Thời gian nộp đơn đăng ký chậm nhất vào ngày 24/5/2019.
- Học sinh xem danh sách đăng ký dự kiểm tra, đánh giá năng lực vào ngày 5/6/2019.
- Kiểm tra đánh giá năng lực vào ngày 10/6/2019.
- Tuyển sinh từ ngày 18/6/2019 đến hết ngày 20/6/2019.
- Sau ngày 20/6/2019, những trường tuyển còn thiếu so với chỉ tiêu được giao, được tuyển bổ sung học sinh cho đủ chỉ tiêu từ 22 đến 24/6/2019.
Nhật Lam
Theo phunuvietnam
Nhiều quy định "cởi trói" cho các trường
Những kết quả tích cực khi thực hiện thí điểm Nghị quyết số 77/NQ-CP sẽ được đưa vào và thể chế hóa chính thức trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi bổ sung.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết thông tin này tại buổi giao lưu trực tuyến "Tự chủ đại học - Xu thế phát triển tất yếu" do báo Đảng Cộng sản phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/10.
Trường công - tư cạnh tranh bình đẳng
Phát biểu đề dẫn buổi giao lưu, Tổng biên tập báo Đảng Cộng sản Trần Doãn Tiến nhấn mạnh, nhìn lại 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 -NQ/TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, vấn đề tự chủ ĐH ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ/TƯ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 - 2017, đến nay đã có 23 trường ĐH được Chính phủ cho thí điểm. Sau 3 năm, các cơ sở GDĐH đã có những thành tựu nhất định và được xã hội công nhận. Các trường ĐH đã chủ động mở ngành và phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội, phương pháp và nội dung giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, từ những kết quả khả quan khi thực hiện nghị quyết 77, trong dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội thông qua 2018, nội dung tự chủ ĐH được làm rõ hơn ở Điều 32 để tạo thuận lợi cho các trường phát triển.
Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh vào trường ĐH Ngoại thương. Ảnh:Thủy Trúc:
Ngoài ra, còn có những điều khác có liên quan đến tự chủ như về chuyên môn học thuật, tuyển sinh, mở ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Tự chủ về nhân sự bộ máy cũng được quy định chi tiết hơn. Dự thảo Luật GDĐH cũng có những điều chỉnh quan trọng theo hướng khuyến khích sự phát triển của các trường tư thục và đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình cơ sở GDĐH. Trong quy định liên quan đến tự chủ về chuyên môn học thuật, dự thảo Luật GDĐH không phân biệt giữa các loại hình sở hữu trường công - tư, mà chỉ căn cứ vào đều kiện và năng lực. Ví dụ, các trường công, tư được tự chủ mở ngành đào tạo nếu đáp ứng được điều kiện về kiểm định chất lượng, chứ không chỉ 23 trường đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77.
Các chính sách lớn của Nhà nước đối với GDĐH được quy định trong dự thảo Luật cũng không phân biệt trường công, tư mà bình đẳng tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận nguồn lực. "Đối với trường tư thục, dự thảo Luật GDĐH có quy đinh rành mạch, rõ ràng hơn để khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường phát triển tốt hơn, cũng như có phân biệt rạch ròi. Ví dụ trước đây, cơ cấu tổ chức trường tư thục có khác biệt so với trường công lập nhưng hiện nay cũng đảm bảo bình đẳng giữa hai loại hình trường để quyền tự chủ thực hiện một cách đồng bộ" - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Tự chủ nhưng không được phép thu học phí quá cao
Tự chủ về tài chính đồng nghĩa với các trường được thu mức học phí cao, sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn khó có cơ hội tiếp cập giáo dục ĐH. Trước những băn khoăn này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ đây là vấn đề Bộ GD&ĐT rất quan tâm khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH. Theo Thứ trưởng Phúc, Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề học bổng và chính sách tín dụng cho sinh viên nghèo. Bộ GD&ĐT quy định các trường trích một nguồn học phí để cấp học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, hiện nay, ĐH tự chủ chi thường xuyên 100% mới được xác định mức thu học phí để đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo nhưng cam kết về chất lượng. Nhưng, không phải các trường muốn thu cao đến mức nào mà trên cơ sở bù đắp chi phí đào tạo hợp lý. Các trường công lập nhận ngân sách chi thường xuyên thì thực hiện theo quy định khung giá của Chính phủ.
Thực tế hiện nay, nhiều trường ĐH rất lo lắng nếu phải thực hiện tự chủ nếu phải thu học phí cao thì không có người học. Trong khi không phải trường nào cũng có thể nghiên cứu khoa học, sản xuất để tăng nguồn thu. Chia sẻ vấn đề này, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương Bùi Anh Tuấn cho rằng tự chủ ĐH là xu thế tất yếu. Mức độ tự chủ đối với các cơ sở GDĐH là khác nhau vì phụ thuộc vào năng lực và điều kiện của từng trường. Hiện nay, đa số các trường ĐH, khi hình thành đều có ngành nghề truyền thống gắn liền với tên tuổi của mình. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập thì cần phải xem lại cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với thị trường lao động. "Trường chúng tôi có ngành truyền thống rất nổi tiếng như chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, nhu cầu xã hội rất lớn, điểm tuyển sinh thuộc top đầu các trường của cả nước. Nhưng chúng tôi cũng phải tính đến những ngành nghề mới đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. 3 năm gần đây, chúng tôi mở môt số ngành như Kế toán, Logicstic, Kinh doanh quốc tế đáp ứng chuẩn thế giới" - ông Bùi Anh Tuấn cho biết. Đồng thời khuyên các trường ĐH cũng trong điều kiện tương tự, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, cần cân nhắc tới ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân xã hội. Có như thế mới giải được bài toán khó khăn về kinh phí và mang đến thành công.
Theo kinhtedothi
Đà Nẵng đề nghị bỏ chủ trương không tuyển sinh trái tuyến vào 5 trường học Ngày 9/7, Thường trực Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng đã có tờ trình đề nghị bãi bỏ chủ trương không tuyển sinh trái tuyến vào 5 trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở hai quận trung tâm thành phố. Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đã có tờ trình đề nghị bãi bỏ chủ trương không tuyển sinh trái...