Đào tạo nhân lực điện ảnh cần đổi mới
Việc đào tạo nguồn nhân lực cho điện ảnh Việt cần có sự thay đổi, cập nhật và thực dụng hơn mới có thể giúp điện ảnh Việt phát triển bền vững, chuyên nghiệp
Nếu không đề cập những tác động chung từ đại dịch Covid-19, thị trường điện ảnh Việt vẫn được đánh giá đang phát triển mạnh, sôi động. Nhưng để hướng đến sự phát triển bền vững với nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng, điện ảnh Việt cần xây dựng nền móng vững chắc bằng sự đào tạo bài bản, thực dụng mà không phải trông chờ vào quá trình nghề dạy nghề như lâu nay.
Nhiều tồn tại bất cập
Hiện ngoài 2 cơ sở đại học thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch là Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, còn có nhiều cơ sở đại học và cao đẳng khác đào tạo một số chuyên ngành điện ảnh.
Nhiều mảng được đào tạo, từ khóa dài hạn đến cả những khóa ngắn hạn do phía các hãng sản xuất, sân khấu tư nhân mở lớp. Tuy nhiên, về mặt chất lượng, nhiều người trong giới nhận định đa số phải tái đào tạo bằng thực tiễn mới sử dụng được chứ không thể sử dụng ngay khi ra trường.
Nhà sản xuất kiêm đạo diễn Charlie Nguyễn tại hội thảo quốc tế chủ đề “Nền công nghiệp Điện ảnh Việt Nam – Phát triển bền vững và mang tính cạnh tranh quốc tế” nhận định điện ảnh Việt đa phần tập hợp những người học từ công việc “nghề dạy nghề”.
Việt Nam chưa có được những trường lớp thực dụng để đào tạo người làm nghề hiệu quả. “Muốn có sự phát triển bền vững cần một đội ngũ chuyên nghiệp đồng bộ ở tất cả các khâu đạo diễn, diễn viên, biên kịch, ánh sáng, âm thanh, hóa trang, phục trang… Chúng ta đang ở hiện trạng một số khâu tốt nhưng một số khâu lại không ổn, chưa có sự đồng bộ trong một đoàn phim” – đạo diễn Charlie Nguyễn chia sẻ.
Video đang HOT
Đạo diễn Charlie Nguyễn trên trường quay phim “Chàng vợ của em”. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)
Tại hội nghị tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện Luật Điện ảnh, góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), PGS- TS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhấn mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao cạn kiệt dần do không được tiếp tục đào tạo ở nước ngoài, còn đào tạo trong nước thì chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như số lượng ngành nghề. Trong lúc đó, do khó khăn nghề nghiệp và đời sống, một số nghệ sĩ và chuyên viên đã rời bỏ ngành đi tìm công việc khác.
Còn PGS- TS Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP HCM, cho rằng cơ sở đào tạo có thương hiệu còn nhiều hạn chế như nhiều giáo trình chưa được thay đổi, cập nhật; phương tiện, trang thiết bị còn thiếu nhiều so với nhu cầu đào tạo công nghệ điện ảnh hiện đại; đầu vào không có nhiều sinh viên thật sự có năng khiếu, tài năng; đầu ra thì cơ hội việc làm của sinh viên còn khó khăn…
“Khi đi giảng dạy, tôi nhận thấy không có nhiều tài liệu cập nhật mới ở cả mảng điện ảnh lẫn sân khấu để truyền đạt cho sinh viên. Những quy định về bằng cấp, danh hiệu cũng trở thành rào cản để những nghệ sĩ giỏi nghề, có kinh nghiệm thực tế được mời truyền dạy cho sinh viên” – NSƯT Hạnh Thúy góp ý.
Gấp rút thực hiện chiến lược
Nhiều ý kiến cho rằng nên chăng điện ảnh Việt cũng học theo điện ảnh Hàn Quốc để xây dựng công nghiệp điện ảnh? Bởi sau chiến thắng tại Oscar 2020 của đạo diễn Bong Joon-ho với “Ký sinh trùng”, điện ảnh Hàn Quốc mở ra chương mới với vị thế được khẳng định ở tầm quốc tế.
Điện ảnh Hàn Quốc từng bắt đầu bằng đào tạo nhân lực và các chính sách phát triển đồng bộ, một chiến lược do cả quốc gia cùng vận hành. Vì thế, sau thời gian phấn đấu, họ gặt “quả ngọt” từ châu Á đến châu Âu. Trong suốt quá trình phấn đấu, Hàn Quốc thực hiện hàng loạt chiến dịch chung tay phát triển dòng phim nội địa, bảo vệ giá trị văn hóa quốc gia, cải cách, giải phóng sức sáng tạo, thúc đẩy điện ảnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, mang về lợi nhuận cao.
Mỗi quốc gia ở một thời điểm có cách thức riêng trong tiến trình phát triển một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, điện ảnh Việt trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa cần thiết nhất hiện vẫn là đào tạo nguồn nhân lực trước khi từng bước giải phóng các vướng mắc khác để đi xa hơn.
“Cần gấp rút có biện pháp cụ thể từ cơ quan chức năng, thực hiện chiến lược đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong cũng như ngoài nước. Trong nước, cần chú trọng hiệu quả đào tạo thông qua cải cách giáo dục chuyên ngành. Ngoài nước, cần mạnh dạn cung cấp nguồn kinh phí tương hợp, cử sinh viên được tuyển chọn kỹ lưỡng đi du học ở các nước có nền điện ảnh phát triển” – PGS-TS Trần Luân Kim nhấn mạnh. Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, từng thông tin đã có đưa 20 sinh viên sang nước ngoài đào tạo các lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, việc tuyển chọn sinh viên ngày càng khó khăn do họ không đồng ý đi nước ngoài học tập.
Trước thực tiễn này, việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, đổi mới phương pháp giảng dạy, hiện đại hóa giáo trình, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phối hợp với các đơn vị nước ngoài, bổ sung thêm việc mời chuyên gia nước ngoài sang đào tạo được xem như những giải pháp hữu dụng đi bước đầu trong hành trình xây nền móng cho sự phát triển bền vững của điện ảnh ở tương lai gần.
PGS-TS Vũ Ngọc Thanh đưa ra các kiến nghị cần thực hiện “Chiến lược phát triển các trường tầm nhìn đến năm 2040″, đầu tư kinh phí để 2 trường thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch hoàn thiện đầy đủ việc biên soạn giáo trình của tất cả các môn học trong các chương trình đào tạo hiện nay; thu hút được nguồn cán bộ giỏi, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn có tâm có tài; công tác đối ngoại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
“Việc đầu tư toàn diện cho các cơ sở đào tạo công lập xứng tầm với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp, theo kịp với hội nhập quốc tế về đào tạo. Bên cạnh đó, đầu tư phương tiện, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo công nghệ điện ảnh hiện đại… là cần thiết không kém” – PGS-TS Vũ Ngọc Thanh nói.
Thí sinh đam mê làm ca sĩ, diễn viên có thể học 3 năm ở trường cao đẳng
Nếu có đam mê với sân khấu và muốn học thời gian ngắn sau để sớm tham gia biểu diễn, thí sinh có thể chọn các ngành về diễn viên, thanh nhạc, đạo diễn... tại một số trường cao đẳng.
Một buổi thi năng khiếu dành cho ngành diễn viên - MỸ QUYÊN
Bà Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, cho biết: Năm 2021, trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và thi tuyển (ngành năng khiếu) dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương với 335 chỉ tiêu cho 11 ngành. Trong đó 2 ngành tập trung nhiều chỉ tiêu nhất là thanh nhạc (100 chỉ tiêu) và diễn viên kịch - điện ảnh (80 ).
Được biết, trường tổ chức thi năng khiếu cho 3 ngành thanh nhạc (hát, thẩm âm), diễn viên kịch - điện ảnh (diễn tiểu phẩm, tiếng nói, nhạc cảm) và đạo diễn sân khấu (diễn tiểu phẩm và cấu trưc tiểu phẩm, tiếng nói, nhạc cảm), thời gian dự kiến từ 19-22.7.
Đối với các ngành quản lý văn hóa, hướng dẫn du lịch, khoa học thư viện (chuyên ngành thư viện công cộng, thư viện trường học), kinh doanh xuất bản phẩm (chuyên ngành quản trị bán hàng, thương mại điện tử, truyền thông marketing), nhiếp ảnh, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp và hội họa, trường sẽ xét điểm trung bình năm lớp 12.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 5.4 đến 18.6, thời gian xét tuyển dự kiến từ 1- 8.7. Thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường tại hoặc đăng ký trực tuyến tại trang web của trường, hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Ngoài ra, tại TP.HCM có Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn cũng tuyển sinh các ngành năng khiếu như diễn viên kịch - điện ảnh, thanh nhạc, đạo diễn sân khấu, quay phim, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, may thời trang. Trường có tổ chức thi các môn năng khiếu gồm diễn tiểu phẩm, hát, viết kịch bản, chụp ảnh, trang trí màu ứng với mỗi ngành trên.
Bên cạnh đó, trường xét tuyển 20 ngành khác như quản trị lữ hành, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, kế toán, tài chính ngân hàng... dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT (hệ CĐ 2 và 3 năm) và tốt nghiệp THCS (hệ CĐ 9 cộng).
Chàng trai Việt hợp tác với Vogue, Harper's Bazaar ở Mỹ Từng muốn bỏ hết về Việt Nam vì gặp khó khăn, Minh Đức vẫn kiên trì với đam mê để rồi đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp, từng bước giới thiệu văn hóa Việt Nam ra quốc tế. Năm 2013, 23 tuổi, Nguyễn Trần Minh Đức khăn gói đến Texas, Mỹ. Không mối quan hệ trong công việc, Đức chỉ có...