Đào tạo, nghiên cứu Vật lý và Toán học trình độ quốc tế
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp tổ chức ra mắt hai Trung tâm khoa học dạng 2 dưới sự bảo trợ của tổ chức UNESCO: Trung tâm Vật lý Quốc tế (ICP) và Trung tâm Quốc tế Đào tạo và Nghiên cứu Toán học (ICRTM).
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại Lễ ra mắt, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, được thành lập dưới sự bảo trợ của UNESCO, hai Trung tâm ICP và ICRTM sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, hiện thực hóa các cam kết quốc tế của Chính phủ; đồng thời tạo sự tin cậy, nâng cao uy tín, vị thế của quốc gia, giúp khoa học Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh cho biết, trong thời gian tới, hai Trung tâm sẽ có các mảng hoạt động chính gồm: Đào tạo Vật lý và Toán học trình độ quốc tế; nghiên cứu vật lý và toán học trình độ quốc tế; tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia giáo dục và tuyên truyền cho công chúng về lĩnh vực Vật lý và Toán học.
Mảng đào tạo sẽ được hai Trung tâm bắt đầu thực hiện từ năm nay, với 4 hạng mục chính là: Đào tạo tài năng, nâng cao; đào tạo Vật lý và Toán học trình độ sau đại học; đào tạo sau tiến sĩ về Vật lý và Toán học, và xây dựng chương trình đào tạo, quy trình tuyển chọn, quản lý, hỗ trợ tài chính đào tạo quốc tế trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong lĩnh vực vật lý và toán học thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học. Các chương trình này dành cho công dân Việt Nam và một số nước trong khu vực có nhu cầu, cũng như tại một số nước châu Phi – nơi vật lý và toán học chưa thực sự phát triển.
Về mảng nghiên cứu, hai Trung tâm sẽ tổ chức các nhóm và các đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế, trong đó chú trọng sự tham gia của các nhà Vật lý và Toán học nước ngoài.
Đồng thời, thúc đẩy hợp tác nghiên cứu Vật lý và Toán học trong khu vực và quốc tế (tổ chức hội thảo quốc tế; trao đổi khoa học trong khu vực và quốc tế; xây dựng và tham gia các chương trình, dự án nghiên cứu khu vực và quốc tế…)
Bên cạnh đó, hai Trung tâm cũng có nhiệm vụ tổ chức hoạt động hợp tác quốc tế, bao gồm: Hợp tác với Chương trình quốc tế về Khoa học cơ bản (IBSP) của UNESCO, Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết (ICTP) tại Trieste (Italia) và các tổ chức khoa học khác, tổ chức các sự kiện khoa học và chuyển giao tri thức về Vật lý và Toán học (các lớp học, hội thảo, hội nghị, semina…) phù hợp với các chương trình của UNESCO.
Ngoài ra, hai Trung tâm cũng sẽ hợp tác nghiên cứu và ứng dụng vật lý và toán học với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi. Các hoạt động hợp tác bao gồm: Trao đổi chuyên gia ngắn hạn, cử chuyên gia của Việt Nam đi dạy các lớp ngắn hạn, tham gia các hội nghị, hội thảo, đón chuyên gia và học viên của các nước đến học tập và làm việc tại trung tâm.
Hai Trung tâm cũng sẽ hợp tác với các trung tâm UNESCO dạng 2 khác trong lĩnh vực khoa học cơ bản.
Video đang HOT
Tháng 8/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và UNESCO ký thỏa thuận thành lập hai trung tâm khoa học dạng hai nêu trên. Trung tâm khoa học dạng hai là loại hình các viện chuyên môn trong các lĩnh vực: Giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin của các thành viên UNESCO. Thời gian qua, ICP đã phối hợp Viện Vật lý hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Về nghiên cứu Vật lý trình độ quốc tế, ICP đã xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh với 30 đề tài nghiên cứu và 32 công trình khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín, 1 chương sách quốc tế, 5 công trình trên tạp chí quốc gia.
Về hỗ trợ đào tạo, ICP đã tổ chức 8 lớp học quốc tế, thu hút được 532 học viên với 69 học viên quốc tế; hỗ trợ 2 nghiên cứu sinh Lào hoàn thành luận án thông qua các đề tài nghiên cứu cùng với các nhóm của Viện Vật lý. Về hợp tác quốc tế, ICP đã tổ chức 11 hội nghị quốc tế lớn với sự tham gia của 2.229 đại biểu trong đó có 494 đại biểu quốc tế.
ICRTM đã xây dựng những nhóm nghiên cứu mạnh với hơn 10 đề tài nghiên cứu xuất sắc và 20 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín, 10 khóa đào tạo quốc tế; 30 đoàn công tác song phương, 25 hội thảo quốc tế với sự tham dự của hơn 300 nhà khoa học và 500 học viên. Điểm mới của ICRTM là tích cực quảng bá toán học qua các Ngày Toán học quốc tế, Ngày Sách Việt Nam, Ngày Khoa học công nghệ, các triển lãm, các bài giảng đại chúng thu hút 400 lượt tham dự, hơn 200.000 lượt xem online và 20 tin, bài trên báo chí. Hướng đến việc coi việc học tập và nghiên cứu là những công việc trong môi trường khoa học, ICRTM đã tổ chức 30 đề tài nghiên cứu sau tiến sĩ, tiến sĩ và thạc sĩ.
Ngôi trường đào tạo học sinh tài năng ở Hong Kong
Trường Tiểu học và THCS Wong Kam Fai (Hong Kong, Trung Quốc) mong muốn học sinh rèn được kỹ năng học tập suốt đời, phát huy tài năng.
Theo SCMP, Sean Kong Ko-lun vừa lập kỷ lục là sinh viên trẻ nhất của Đại học Thành phố Hong Kong (Trung Quốc). Sean được ví là thần đồng toán học tuổi 13. Cậu gần như không học mẫu giáo nhưng đã có thể làm phép nhân và đọc thuộc lòng bảng cửu chương từ năm 2 tuổi.
Sau khi nhận Chứng chỉ Giáo dục phổ thông bậc cao GCE A-level, Sean được tuyển thẳng vào Đại học Thành phố Hong Kong - ngôi trường đứng thứ 53 trong số những nơi đào tạo tốt nhất thế giới, theo QS.
Sean cho biết trường Tiểu học và THCS Wong Kam Fai, nơi mình từng theo học, luôn tạo điều kiện phát triển nhân tài. Trực thuộc Đại học Baptist Hong Kong, cơ sở giáo dục này là trường công. Trường có Trung tâm Đào tạo Tài năng, giúp phát hiện sớm những "thần đồng nhí" từ bậc tiểu học, nhất là lĩnh vực Toán học, Vật lý, Ngôn ngữ.
"Lò luyện" này áp dụng mô hình giáo dục năng khiếu dựa trên phương pháp giảng dạy tài năng khác biệt và cung cấp trải nghiệm học tập phong phú, đặt ra tiêu chuẩn đào tạo cao nhưng vẫn dựa trên nền tảng sở thích, đam mê của trẻ.
Học phí hàng năm của chương trình giáo dục trong nước, quốc tế lần lượt là 39.900 và 42.600 HKD (tương đương 116,6-124,5 triệu đồng). Tất cả học sinh sẽ được học song ngữ, trong đó ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh. Trường cũng rất chú trọng giáo dục thực hành, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cộng đồng.
"Chúng ta đều được sinh ra với những món quà đặc biệt, nhưng việc rèn luyện năng khiếu đó thành tài năng thì cần thời gian học hỏi và trưởng thành. Các em sẽ thay đổi thế giới tùy theo tài năng mà bản thân mình được mài giũa. Chương trình đào tạo tài năng sẽ giúp khao khát của các em đến gần hơn một bước", ông Lewis Gilbert, thành viên trung tâm, chia sẻ.
Học sinh có năng khiếu về học tập hay đơn giản là thích thú với chương trình đào tạo này sẽ đăng ký thi tuyển chọn, sau đó được lập hồ sơ giáo dục riêng. Trong hồ sơ này, các em sẽ được lên kế hoạch nhóm/cá nhân để tiến bộ hơn trong học tập, phát triển mối quan hệ với bạn bè.
Đặc biệt, các lớp bồi dưỡng nâng cao không thể thiếu. Thông qua các lớp này, nhà trường phát hiện tài năng của các em, liên tục thay đổi kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp từng giai đoạn học tập. Nếu trẻ đạt đủ khả năng (chứng minh qua nhiều bài kiểm tra), các em sẽ được đặc cách vượt lớp, vượt cấp.
Mỗi học sinh tài năng sẽ có cố vấn, giáo viên riêng để kèm 1:1. Những người này cũng chịu trách nhiệm tư vấn cho học sinh, nhất là khi các em có ý định vượt cấp, đăng ký thi đại học sớm hay tham gia các kỳ thi năng lực quốc tế.
Ngoài ra, trong bản giới thiệu của trường, Trung tâm Đào tạo Tài năng khẳng định tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho trẻ tham gia hoạt động bên ngoài. Nhà trường sẽ luôn đồng hành cùng các em để vươn ra thế giới, chứng minh thực lực ở các đấu trường bên ngoài. Các kết quả này sẽ được công nhận đầy đủ và bổ sung vào dữ liệu hồ sơ của các em.
Hàng năm, học sinh Tiểu học và THCS Wong Kam Fai được rèn luyện để thử thách bản thân tại World Scholar's Cup (WSC) - cuộc thi học thuật đồng đội dành cho học sinh phổ thông toàn thế giới. Thí sinh của Trung tâm Đào tạo Tài năng luôn dẫn đầu trong bảng tổng sắp, giành nhiều huy chương danh giá.
Trước Sean, Ho Tsz Chun, học sinh tốt nghiệp năm 2018 của trường, đã đạt được thành tích xuất sắc trong kỳ thi GCEAL và được đặc cách vào Đại học Oxford (Anh) ở tuổi 15. Theo Sing Tao Daily, tài năng toán học của Tsz Chun được phát hiện khi cậu học lớp 4. Sau đó, nam sinh nhanh chóng được đặc cách bỏ qua nhiều chương trình đào tạo. Năm 2015, khi mới 12 tuổi, cậu đã thi đỗ bài kiểm tra Toán học của Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Trung học Hong Kong và là thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt thang điểm cao nhất (5**).
2018 cũng là năm đầu tiên các học sinh của trường tham gia Kỳ thi Chứng chỉ Giáo dục Trung học Hong Kong. Kết quả có 62% học sinh đạt điểm A/A*. Ngoài Ho Tsz Chun, nhiều học sinh khác được đặc cách vào đại học quốc tế danh tiếng như Đại học Hoàng gia London (Yuen Tin Long - Công nghệ sinh học), Đại học Glasgow (Geraldine Cheung - Thú y), Đại học Bath (Leung Tsz Yin - Kỹ thuật Hàng không Vũ trụ), Đại học Manchester (Cheng Lok Lai - Kỹ thuật Xây dựng), Đại học California, Davis (Matisse Tam - Hóa học)...
Một đại diện khác của Trung tâm Đào tạo Tài năng khẳng định: "Chúng tôi tin trước khi các em say mê học tập, chúng phải tìm thấy niềm vui. Các em sẽ được truyền cảm hứng để trở thành một người học tập suốt đời thông qua những thử thách thú vị".
Trường THPT chuyên đầu tiên ở Hà Nội hoãn thi vào lớp 10 Đại học Khoa học Tự nhiên thông báo tạm hoãn tổ chức thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2021. Sáng 11/5, giáo sư Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, để đảm bảo an toàn và thực hiện tốt nhất hoạt động chống dịch,...