Đào tạo nghề chương trình chất lượng cao được cấp song bằng
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo chương trình chất lượng cao.
Theo đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, Bộ LĐ-TBXH đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, phối hợp chỉ đạo và ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ cho các trường được lựa chọn nhằm đạt các tiêu chí của trường chất lượng cao và tiêu chí lựa chọn ngành, nghề trọng điểm.
Bố trí nguồn ngân sách để đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đào tạo các chương trình chất lượng cao, bao gồm cả việc nhân rộng các chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc tuyển sinh, đào tạo chương trình chất lượng cao, trong đó chú trọng đào tạo nhân rộng theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Ảnh minh họa
Việc đào tạo nhân rộng theo những ngành, nghề đã chuyển giao chương trình từ Úc được thực hiện theo hai hướng, đào tạo theo chương trình chuyển giao để cấp bằng của Úc và Việt Nam, và đào tạo theo chương trình chuyển giao để cấp bằng của Việt Nam.
Video đang HOT
Trong đó, đối với đào tạo theo chương trình chuyển giao để cấp bằng của Úc và Việt Nam, việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo được thực hiện theo quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực GDNN theo hướng đơn giản vì đã có chương trình chuyển giao.
Các trường chủ động xác định chi phí đào tạo, gồm chi phí đào tạo, chi phí phải trả cho Học viện Chisholm, Úc và các chi phí khác. Huy động đa dạng các nguồn kinh phí gồm, kinh phí của trường, hỗ trợ từ địa phương hoặc qua đặt hàng đào tạo, kinh phí thu từ người học…
Đối với đào tạo theo chương trình chuyển giao để cấp bằng của Việt Nam, ngoài 25 trường đã tham gia đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Úc, các trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gồm cả các trường tư thục có năng lực đào tạo tốt, chủ động khai thác, sử dụng chương trình, tài liệu chuyển giao, kết nối với các trường đã tham gia thí điểm để được hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Úc, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định trong chương trình chuyển giao.
Đối với đào tạo theo chương trình chất lượng cao khác, các trường căn cứ của Bộ quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng để xây dựng và phê duyệt đề án đào tạo chương trình chất lượng cao của trường, báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ LĐ-TBXH để tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó, mức thu học phí được thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo chương trình chất lượng cao. Ngoài ra các trường cần tích cực huy động nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ cho đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của chương trình chất lượng cao.
Trước đó, năm 2013, Bộ LĐ-TBXH đã thực hiện chuyển giao 12 chương trình trọng điểm cấp độ quốc tế từ Úc và thí điểm đào tạo cho 41 lớp với 725 sinh viên tại 25 trường cao đẳng. Đến ngày 25/12/2019, chương trình đào tạo thí điểm đã kết thúc, kết quả tổng kết, đánh giá cho thấy các bộ chương trình chuyển giao phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, năng lực đào tạo của các trường, năng lực của người dạy và người học có thể đáp ứng được yêu cầu cao của các chương trình quốc tế.
Phương Anh
Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có công văn gửi tới các trường trung cấp, cao đẳng nhằm hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường cao đẳng, trung cấp đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas.
Với các trường chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, Vụ Giáo dục Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề nghị khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến nêu trên, Vụ Giáo dục Chính quy đề nghị các trường: Thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như:
Đồng thời, các trường cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim...) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp (nếu có); xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, học sinh sinh viên trong đào tạo trực tuyến để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu;
Về thời gian giảng dạy trực tuyến, Vụ Giáo dục Chính quy quy định, gồm: Thời gian giảng dạy trực tiếp (có thể thực hiện trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet) và thời gian giảng dạy gián tiếp bằng việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và giao bài tập cho học sinh sinh viên (có thể thực hiện trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và được tính khối lượng giảng dạy như lớp học truyền thống.
Một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ (45 phút/giờ), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 - 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet), thời gian còn lại để trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên (trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và nghỉ giải lao.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do hiệu trưởng quyết định.
Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì không thực hiện giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet).
Giáo viên thực hiện giảng dạy trực tuyến gián tiếp bằng việc tải dữ liệu bài giảng (video, tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo...) lên các lớp học trực tuyến (Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và giao nhiệm vụ cho học sinh, sinh viên thực hiện...
Theo anninhthudo.vn
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa ban hành Công văn số 587/TCGDNN-ĐTCQ về hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn...