Đào tạo giáo viên: Vẫn khó ở hai chữ “biên chế”
Trong vấn đề triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương thì phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo được xem là một trong những điểm nhấn tiến bộ.
Tuy nhiên, cái khó khi thực hiện là “đầu ra” cho giáo viên, bởi “định biên” do Bộ Nội vụ quyết định. Và nhiều năm nay, việc xác định nhu cầu đào tạo vẫn vênh với chỉ tiêu tuyển dụng nên cơ bản của việc thừa thiếu giáo viên vẫn chưa thể giải quyết triệt để.
“Biên chế” giáo viên lại không vấn đề ngành giáo dục có thể quyết
Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, hiện địa phương này thiếu khoảng 5.000 giáo viên, nhiều nhất là giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nếu xác định xong chỉ tiêu theo Nghị định 116 thì cũng khó thực hiện vì biên chế cho giáo viên do Bộ Nội vụ quản lý, trong khi chúng ta đang thực hiện chủ trương chung là tinh giảm biên chế.
Ông Nguyễn Hữu Tuyến, Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh nêu ý kiến: Khi hướng dẫn thực hiện Nghị định 116, chúng tôi đề nghị Bộ có chỉ rõ sự khác nhau giữa: Nhu cầu sử dụng chứ không phải nhu cầu tuyển dụng. Bắc Ninh năm trước thiếu 2000 đến 3000 giáo viên. Nhưng có khi 10 năm mới tuyển 1 lần chỉ tiêu biên chế. Năm trước chúng tôi được cho phép tuyển 1830 chỉ tiêu biên chế theo quy định của Chính phủ, nhưng tuyển được có một nửa, không có sinh viên để tuyển.
“Trong hướng dẫn Nghị định cũng nên làm rõ nhu cầu trong và ngoài công lập. Với khối ngoài công lập thì xác định chỉ tiêu, nhu cầu đào tạo như thế nào, ra sao? – Ông Nguyễn Hữu Tuyến nói.
GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng ĐH Giáo dục ĐH Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: “Quá trình triển khai sẽ vướng nhiều ở các Bộ khác. Chuyện sinh viên ra trường có việc hay không làm lại vướng những chính sách việc làm chứ không phải vấn đề của đào tạo. Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể rồi, nhưng các Bộ khác không ủng hộ thì quá trình triển khai khó thực hiện. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng phải có ý kiến của các Bộ ban ngành liên quan”.
Video đang HOT
Việc xác định nhu cầu đào tạo vẫn vênh với chỉ tiêu tuyển dụng nên cơ bản của việc thừa thiếu giáo viên vẫn chưa thể giải quyết triệt để (Ảnh: B.C)
Thống nhất vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi, mục đích của Hội nghị Triển khai Nghị định 116 không phải giải quyết được mọi vấn đề của đào tạo, tuyển dụng, sử dụng giáo viên, mà làm sao thống nhất đuợc nhận thức, quan điểm và bàn cách triển khai hiệu quả nhất.
Theo đó, Hội nghị thống nhất cao và quyết tâm triển khai những nội dung của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP vào thực tế. Yêu cầu đào tạo giáo viên, nhu cầu tuyển dụng, phát triển đội ngũ giáo viên với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và bám sát nhu cầu sử dụng là nội dung mà Nghị định này hướng tới.
Cho nên, cần thống nhất rõ trách nhiệm của các bên liên quan như: Cơ sở đào tạo, địa phương, bộ ngành khác. Có thể có những vấn đề không thuộc phạm vi Nghị định này, nhưng chúng ta cũng đề cập tới, bởi nếu chỉ ngành Giáo dục thì không thể giải quyết được.
Theo Thứ trưởng, cần đổi mới về tư duy. Cơ chế giao nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu không nhìn nhận từ góc độ thị trường, nhưng cũng không nhìn nhận từ góc độ theo cách: Kinh tế kế hoạch, hay bao cấp… Ở đây, trách nhiệm của các trường, địa phương cần chủ động hơn trong xác định nhu cầu, làm việc và công bố công khai nhu cầu, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo; từ đó các bên gặp nhau, nhưng trên nguyên tắc: lấy chất lượng làm hàng đầu.
Cũng theo Thứ trưởng, các trường cần công khai rất rõ tiêu chí, nhu cầu tuyển sinh, năng lực đào tạo, chất lượng đào tạo… để địa phương và người học cùng đánh giá, lựa chọn. Quan trọng nhất cần có sự điều phối giữa các bên liên quan, đặc biệt trong những quy trình giao nhiệm vụ, đặt hàng.
“Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu chắc chắn sẽ phức tạp hơn. Hội nghị hôm nay có thể chưa giải quyết được một số vấn đề, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp khó khăn, vướng mắc, để Bộ GD&ĐT đưa vào hướng dẫn để hỗ trợ triển khai – trong thẩm quyền của Bộ GD&ĐT. Những gì không thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, chúng tôi sẽ báo cáo lên cấp cao hơn để giải quyết” – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.
Đặt hàng đào tạo giáo viên: Đừng dựa vào chỉ tiêu biên chế
Đại diện các địa phương đồng loạt nêu khó khăn trong việc xác định nhu cầu giáo viên, vì nếu dựa vào nhu cầu thật thì thiếu nhiều, còn dựa vào nhu cầu tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế thì hầu như không cần đào tạo thêm.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2019 - 2020 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Hôm qua 29.4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định (NĐ) 116/2020 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên (SV) sư phạm (SP).
Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng và tuyển dụng
Theo ông Nguyễn Hữu Tuyến, Hiệu trưởng Trường CĐSP Bắc Ninh, việc các trường SP xác định chỉ tiêu căn cứ vào nhu cầu của địa phương đã được làm từ một số năm nay. Qua đó cho thấy, đa số địa phương, trong đó có Bắc Ninh, nhu cầu là nhu cầu tuyển dụng chứ không phải nhu cầu sử dụng, nên thực tế các trường vẫn thiếu rất nhiều giáo viên (GV). Ví dụ Bắc Ninh năm ngoái thiếu khoảng hơn 2.000 đến gần 3.000 GV, nhưng trong nhu cầu theo báo cáo lại rất ít.
"Theo cách làm mấy năm nay, Cục Nhà giáo gửi yêu cầu khảo sát về UBND tỉnh, UBND tỉnh giao cho Sở Nội vụ, Sở Nội vụ đưa về phòng nội vụ các huyện, xác định nhu cầu tuyển dụng, mà nhu cầu tuyển dụng lại rất khó khăn. Nhiều tỉnh 10 năm mới mở một đợt tuyển dụng", ông Tuyến nói và cho biết thêm: "Trước đây, khi việc khảo sát được giao cho Sở GD-ĐT, Sở lại giao cho phòng kế hoạch tài chính của Sở xác định, thì rất sát. Vì họ căn cứ vào thống kê người đi học trong độ tuổi trên địa bàn, hằng năm sẽ tăng hay giảm thế nào; số GV hiện tại ra sao, số sắp nghỉ hưu là bao nhiêu..., từ đó mới ra nhu cầu GV thực tế".
Ông Tuyến cũng đề nghị, trong công văn hướng dẫn thực hiện NĐ 116 của Bộ GD-ĐT, trong phần khảo sát nhu cầu GV để xác định chỉ tiêu đào tạo, nên ghi rõ là đào tạo GV cho tất cả các trường, gồm trong và ngoài công lập. Ở Bắc Ninh chẳng hạn, khối trường mầm non đa số là ngoài công lập, hiện đang thiếu trầm trọng, tới hàng chục nghìn người, mà không có nguồn để tuyển.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên, cũng nêu băn khoăn về việc làm thế nào để đảm bảo cân bằng cung - cầu khi mà theo định mức của Bộ GD-ĐT, Thái Nguyên thiếu hơn 5.000 GV nhưng biên chế Chính phủ giao cho thì thấp hơn rất nhiều. Kể cả được phép đăng ký theo nhu cầu thực tế (theo định biên Bộ GD-ĐT quy định), thì lực lượng SV SP ra trường chưa có việc làm trong xã hội còn lớn, giả sử Thái Nguyên được giao thêm 5.000 biên chế thì có thể tuyển ngay được, không cần đào tạo thêm.
Ông Hưng đặt câu hỏi: "Giả sử chúng ta cứ đặt hàng theo nhu cầu thực, nhưng sau khi họ tốt nghiệp 2 năm mà chúng ta không tuyển dụng họ thì làm thế nào? Chẳng lẽ bắt họ bồi hoàn kinh phí như NĐ 116 yêu cầu?".
Đấu thầu: Đề phòng hệ lụy khôn lường về chất lượng
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo GV theo nhu cầu xã hội được quy định tại NĐ 116, UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng GV mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc (nếu có), đặt hàng (hoặc đấu thầu) đào tạo GV với các cơ sở đào tạo GV khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng GV của địa phương.
Chưa có chỉ tiêu sư phạm là bất cập
Từ đầu cầu Đà Nẵng, PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết ý kiến của các đại biểu ở đầu cầu này cho rằng hội nghị triển khai NĐ 116 diễn ra quá muộn. Hiện nay thí sinh đã bắt đầu đăng ký xét tuyển ĐH mà các trường SP còn chưa ra được chỉ tiêu là rất bất cập. Ngoài ra, đầu cầu Đà Nẵng cũng có thắc mắc tương tự đầu cầu Hà Nội, SV được đào tạo theo đơn đặt hàng nhưng lại không trúng tuyển khi thi viên chức (theo NĐ 115) thì xử lý thế nào?
Đại biểu đại diện đầu cầu TP.HCM cũng truyền đạt 4 băn khoăn của các đại biểu đầu cầu này. Thứ nhất là mong muốn Bộ có một giải pháp để điều phối cung - cầu trong đào tạo - sử dụng GV - đăng ký của SV. Thứ hai, cần có một hướng dẫn chi tiết hơn cả về tài chính và xác định nhu cầu của địa phương. Thứ ba, về vấn đề học phí, cần phải có giải pháp khi mà học phí của các trường khác nhau thì có mức khác nhau, trong khi hỗ trợ học phí chỉ là một mức. Thứ tư, phải có quy định nhằm đảm bảo việc tuyển dụng phải mang tính cạnh tranh.
Các bộ/ngành có cơ sở đào tạo GV chủ trì và phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc lập dự toán và bố trí kinh phí cho việc đào tạo GV của cơ sở đào tạo trực thuộc và thực hiện các nội dung khác theo NĐ 116.
Với quy định về các đấu thầu và tham gia đấu thầu, theo GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, có 2 vấn đề cần lưu ý, đó là năng lực của cơ sở đào tạo và giá. Tất nhiên mỗi cơ sở đều đã được kiểm định và đảm bảo các yêu cầu; cơ sở nào cũng tuyên ngôn đào tạo chất lượng cao cả. Như vậy, rất khó nói về năng lực thế nên vấn đề còn lại là giá, tất nhiên giá phải theo trần quy định. "Cạnh tranh về giá có những mặt tích cực, nhưng nếu thiếu thận trọng thì sẽ có những tiêu cực, mà tiêu cực để ra đời những thế hệ nhà giáo chất lượng không cao thì hệ lụy khôn lường", GS Nguyễn Văn Minh khuyến cáo.
Ngổn ngang "đặt hàng" đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội Câu chuyện thừa thiếu giáo viên và tình trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đã tồn tại nhiều năm nay, để lại những hệ lụy không tốt. Giải quyết bài toán thừa, thiếu giáo viên, ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP, quy định việc đặt hàng đào tạo giáo viên phải theo...