Đào tạo giáo viên: Thừa và yếu
Sự phát triển các trường sư phạm không được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nhu cầu nhân lực giáo dục.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc các trường sư phạm được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: Những năm qua, quy mô đào tạo khối ngành sư phạm tăng nhưng không được giám sát chặt chẽ về chất lượng.
Tốt nghiệp loại khá vẫn thất nghiệp
Tính đến nay, cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục gồm 14 trường ĐH sư phạm (4.400 giảng viên), 49 trường ĐH có khoa/ngành sư phạm, 39 trường CĐ sư phạm (4.462 giảng viên), 24 trường CĐ có khoa/ngành sư phạm, 3 trường trung cấp sư phạm và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Ông Nguyễn Vinh Hiển chỉ rõ, sự phát triển này phần lớn do nhu cầu nội tại của các trường chứ không phải được định hướng bởi một quy hoạch tổng thể và thật sự xuất phát từ nghiên cứu, khảo sát nhu cầu nhân lực giáo dục xét cả ở tầm địa phương và cả nước.
Các thí sinh thi vào Đại học Sư phạm TPHCM.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không kiếm được việc làm phổ biến ở tất cả các địa phương. Có giáo viên 10 năm đi dạy vẫn không được vào biên chế. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc sở GD-ĐT Hải Dương, cho biết ở Hải Dương, sinh viên sư phạm ra trường rất thừa, nhiều người tốt nghiệp loại khá vẫn không tìm được việc làm. Ông Phạm Minh Hùng cho biết thêm, do giáo viên có thu nhập thấp so với mặt bằng chung nên học sinh giỏi không chọn thi ngành sư phạm, chất lượng đào tạo thấp.
Liên kết với trường phổ thông
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong phần phát biểu của mình tại buổi trực tuyến đã nhất trí cao với đề xuất của nhiều đại biểu về mô hình gắn đào tạo ở trường sư phạm với trường phổ thông. Phó Thủ tướng cho rằng nếu doanh nghiệp là các vệ tinh đào tạo của khối kinh tế thì các trường phổ thông là vệ tinh của các trường sư phạm.
Thống nhất quan điểm này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng phải làm sao để các trường phổ thông không chỉ là nơi kiến tập, thực tập mà là nơi sinh viên sư phạm thử nghiệm cuộc sống của mình. Bộ trưởng chỉ đạo, các trường, khoa sư phạm phải làm việc với các trường phổ thông, điều này không phải là sức ép, là gánh nặng mà nó giúp các trường phổ thông tăng thêm cả nguồn lực cũng như tri thức cho trường mình. Trước hết, hai trường ĐH sư phạm trọng điểm là ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TPHCM cần phối hợp với hai sở GD-ĐT để bàn về cơ chế, giải pháp thích hợp.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, vào tháng 10 – 2011, Bộ GD-ĐT phải ban hành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở này, sẽ thực hiện quy hoạch cho từng địa phương. Cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp, chương trình đào tạo cũng như đổi mới công nghệ của các trường sư phạm. Bên cạnh việc xây dựng đề án hiện đại hóa công nghệ đào tạo ở các trường sư phạm, cần hình thành hội đồng hiệu trưởng của các trường. Hội đồng này sẽ ngồi lại với nhau để xây dựng một chương trình giáo dục thích hợp, tránh để các trường lâm vào tình trạng “giật mình” với những phương pháp mới.
Theo Dân Trí
Học sinh "đói" tư vấn học đường
Thiếu chuyên viên tư vấn, thiếu cơ sở vật chất, giáo viên bộ môn kiêm nhiệm tư vấn cho học sinh... Tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động của phòng công tác tư vấn học đường đã được nhìn thấy nhưng khó vẫn chồng khó. TPHCM được phép thực hiện biên chế đối với giáo viên (GV) tư vấn tâm lý ở trường học từ nhiều năm nay nhưng thực tế, thực tế về công tác tư vấn ở trường học vẫn đang hội thu hai khó khăn nổi cộm: thiếu và yếu. Đến nay rất nhiều trường chưa có tư vấn viên, hoặc có tư vấn viên thì không có phòng làm việc. Nhiều trường lý giải dù đã có nguồn biên chế nhưng không tuyển nổi tư vấn viên.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực (Q.Gò Vấp, TPHCM) tham gia buổi tư vấn tâm lý do Nhà Văn hóa Sinh viên TPHCM tổ chức.
Với những trường có tư vấn viên rơi vào trình trạng quá tải vì hầu hết các trường đều có sĩ số hàng ngàn HS. Thành ra, với nhiều HS khi có nhu cầu tư vấn để tâm lý nhưng chờ
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu, năm học 2011-2012 100% trường tiểu học, THCS, THPT và TTGDTX phải có phòng tư vấn học đường cho HS. Đối với các trường, trung tâm không có cán bộ tư vấn chuyên nghiệp thì phải bố trí giáo viên có kinh nghiệm lâu năm làm công tác này.
không đến lượt, đành bỏ cuộc. Hoặc nhiều trường không có tư vấn riêng mà kết hợp ngay cùng phòng làm việc của ban giám hiệu để tư vấn cho HS, thành ra HS chẳng dám tìm đến vì như một chuyên viên tâm lý tại một trường ở Q.7 nói: "Đố em nào lên phòng giám hiệu để... kể chán cô chủ nhiệm hay thầy hiệu trưởng".Thành ra nhiều trường có tư vấn viên cũng như... không.
Cô Huỳnh Thị Thanh, tư vấn viên của trường THCS Tân Thới Hòa (Q. Tân Phú) cho mình, hiện ở trường có hơn 2.000 HS, có những buổi cô phải tiếp cả chục trường hợp, nhiều em chờ không đến lượt. Đã theo đuổi công việc này, thầy cô luôn cố gắng tốt nhất trong khả năng có thể nhưng theo cô Thanh, với áp lực quá tải như vậy thì khó đảm bảo việc tư vấn đạt kết quả tốt vì tư vấn tâm lý phải theo một tiến trình, chưa kể các ca nặng, đòi hỏi rất nhiều thời gian tìm hiểu.
Thiếu nguồn nhân lực đúng chuyên môn, hiện nay không ít trường giao công việc này sang cho các GV bộ môn hoặc tổ giám thị kiêm nhiệm. Có thể nói, số đông các trường hầu hết tư vấn viên chính là GV các môn học khác trong trường hoặc tổ giám thị. Chính điều này đã hạn chế việc chia sẻ tâm tư của các em vì HS vốn rất ngại bộc bạch với thầy cô các bí mật của mình.
Trước năm 2009, trường THPT Diên Hồng có phòng tư vấn học đường nhưng sau đó, chuyên viên phụ trách nghỉ việc chuyển sang trường khác nên phòng tạm thời đóng cửa. Trường đã tăng cường tuyển tư vấn viên nhưng không tuyển được nên hiện tại công tác tư vấn cho học sinh được giao cho tổ giám thị kết hợp với ban giám hiệu thực hiện. Hay tại trường THPT Nguyễn Thị Định (Q.8) công tác tư vấn học đường năm nay mới được đưa vào trường học mà chuyên viên tâm lý là GV dạy Giáo dục công dân.
TS Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay, theo một nghiên cứu ở Mỹ đối với trẻ từ 5 - 15 tuổi, thì có đến 20% em có vấn đề về sức khỏe tinh thần, 5% cần được chữa trị và từ 1 - 2% là bị nặng. Như vậy, việc có phòng tư vấn ngay tại trường học hết sức cần thiết. Nếu các vấn đề sức khỏe tinh thần của HS không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Theo bà Hồng, một trong những khó khăn trong việc việc tuyển chuyên viên tư vấn tâm lý của các trường học chính là chính sách thu nhập. Hiện tư vấn viên được áp dụng chính sách như một GV bộ môn trong khi công việc của họ mang tính đặc thù, áp lực mà chẳng không mấy ai biết đến.
TS Đinh Phương Duy, phó hiệu trưởng trường Cán bộ TPHCM nhấn mạnh, hiện nay giá trị sống trong xã hội đang bị biến chuyển, đặc biệt là ở giới trẻ là do các em thiếu sự định hướng rõ ràng. Những vẫn đề ở trường học, nổi cộm nhất là vấn đề bạo lực học đường trong những năm gần đây cho thấy việc công tác tư vấn trường học phải thực hiện ngay, không thể cần chừ.
TS Duy phân tích, nhu cầu cầu thực tế của xã hội chính là thuận lợi để công tác tư vấn học đường phát triển. Tuy nhiên, các trường đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong công tác tư vấn học đường vì thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất. Khi chưa được đầu tư đúng mức thì chất lượng tư vấn viên cũng rất đáng lo vì "Tư vấn có thể làm nên điều kỳ diệu cho HS nhưng chỉ cần lệch là hoảng ngay".
Ông Duy cho hay, chuyên viên tư vấn của các trường cần được tăng cường các buổi tập huấn, nói chuyện theo cụm vì HS mỗi quận có đặc thù riêng, nội thành khác với ngoại thành để nâng cao chuyên môn, sự chia sẻ trong công việc với nhau.
Theo Dân Trí
Hàng nghìn thí sinh tìm cơ hội ở nguyện vọng 2 Ngày 25/8, thí sinh trượt đại học nguyện vọng 1 bắt đầu cuộc đua tìm cơ hội ở nguyện vọng tiếp theo. Có hàng nghìn hồ sơ đăng ký xét tuyển được nộp vào các trường trong ngày tiếp nhận đầu tiên. Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, trong buổi sáng chỉ có thưa thớt vài em đến nộp hồ sơ. Tình trạng...