Đào tạo ĐH: Cần tham vấn ý kiến doanh nghiệp

Theo dõi VGT trên

Thị trường lao động đang tồn tại nghịch lý: nhiều người thất nghiệp hoặc mất việc làm trong khi có doanh nghiệp không tuyển được lao động bởi chê sinh viên ra trường yếu, thiếu kĩ năng, ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu công việc… Việc thay đổi chương trình đào tạo, với sự tham gia của doanh nghiệp được xem là một giải pháp mới.

sao kém?

Giám đốc Đại học Thái Nguyên, ông Đặng Kim Vui thừa nhận dư luận về việc cử nhân có năng lực làm việc hạn chế, cả về kỹ năng công tác lẫn kiến thức, đặc biệt là chuyên môn. Tuy nhiên, theo ông Vui, điều này còn phụ thuộc vào các ngành nghề khác nhau.

Có những ngành nghề được đào tạo theo hướng tích cực, đổi mới, có cân nhắc tới nhu cầu đòi hỏi của xã hội, của thực tiễn thì sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu.

Có một số ngành, do còn mới nên đương nhiên năng lực thực tiễn của cử nhân hạn chế hơn.

Ông Vui đặc biệt nhấn mạnh đến việc sinh viên thiếu kỹ năng mềm (giao tiếp, kỹ năng sống, quản lý, làm việc thực tế…) vì những điều này thiếu trong chương trình đào tạo cũng như trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

Theo ông Kim Vui, Bộ GD&ĐT đã đưa kỹ năng mềm vào chương trình chính thống nhưng có trường chỉ đưa vào thành học ngoại khóa.

Ông Vui nói: Không nên vì người tốt nghiệp đại học thiếu các kỹ năng này mà chê bai, chỉ trích quá trình đào tạo của các trường ĐH quá mức. Ngoài ra, có tình trạng nội dung sách giáo khoa còn xa rời thực tiễn, không gắn với thực tế gây lúng túng cho học sinh khi ra trường.

Đào tạo ĐH: Cần tham vấn ý kiến doanh nghiệp - Hình 1

Sinh viên ĐH Bách khoa trong giờ thực hành.

Ông Vui nhấn mạnh: Có một số ngành không chạy kịp theo công nghệ nhập khẩu từ bên ngoài, vì các doanh nghiệp cập nhật và đổi mới thường xuyên trong khi giáo trình thường ổn định 4-5 năm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải cập nhật kiến thức mới.

Giám đốc ĐHQG Mai Trọng Nhuận lại nói: cử nhân không làm được việc cần được nhìn nhận một cách toàn diện.

Theo ông Nhuận, cử nhân được chia làm 3 nhóm: Hai nhóm đầu gồm cử nhân nghề nghiệp. Ví dụ, điều dưỡng viên và cử nhân làm nghiên cứu chuyên nghiệp thì ra trường phải làm được việc ngay; Loại thứ ba được đào tạo kiến thức rất rộng để sau đó tổ chức sử dụng lao động đào tạo bổ sung kiến thức phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.

Ông Nhuận nhấn mạnh: Thế giới cũng làm thế cả (ông dẫn ví dụ Microsoft đào tạo lại tất cả cử nhân đến làm việc tại đây 6 tháng – PV).

Tùy thuộc hiệu trưởng

Video đang HOT

Thay đổi chương trình đào tạo với sự tham gia của doanh nghiệp được xem là một giải pháp mới. Lãnh đạo các ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, Ngoại thương, Thái Nguyên đều khẳng định trong vài năm trở lại đây, việc biên soạn chương trình của các ĐH và các trường này đều có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng: Chương trình phải do các nhà trường làm là chủ yếu và chỉ tham khảo ý kiến doanh nghiệp. Vì muốn làm được chương trình của riêng mình, các trường ĐH phải tham khảo các chương trình đào tạo ĐH của thế giới, nghiên cứu thực tiễn Việt Nam để đưa vào cho thích hợp.

Ông Mai Trọng Nhuận nói: ĐHQG Hà Nội và một số trường ĐH, khi xây dựng chương trình đào tạo chuẩn theo cách tiếp cận CDIO (hình thành ý tưởng-thiết kế-vận hành và sử dụng) đều phải thực hiện điều kiện bắt buộc tham vấn yêu cầu của người sử dụng.

Sau khi tham vấn thì tổ chức sử dụng phản biện, góp ý cho việc thiết kế chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.

Hơn thế nữa, trong quá tình thực hiện, đơn vị sử dụng có thể tham gia quá trình đào tạo từng phần phù hợp, ví dụ cho sinh viên tham gia thực tập hoặc đại diện doanh nghiệp tham gia giảng dạy để cuối cùng lại góp ý tiếp cho chương trình đào tạo mới.

Ông Nhuận nói: như vậy doanh nghiệp nói riêng và tổ chức sử dụng lao động nói chung, sẽ tham gia toàn bộ quy trình.

Tuy nhiên, theo ông Mai Trọng Nhuận, doanh nghiệp tham gia thế nào trong quy trình đào tạo phải tùy thuộc vào hiệu trưởng. Mời tham vấn, tham gia hội đồng hay chuyên gia… tùy thuộc năng lực từng người chứ không nhất thiết phải tham gia Ban Biên soạn chương trình, giáo trình!

Theo Hồ Thu (T.iền Phong)

Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục

Với xu hướng dạy tích hợp, ở bậc THPT, các môn sẽ được giảm xuống còn 7 đến 11. Ngoài ra, học sinh được lựa chọn một số môn học yêu thích.

Trong Hội thảo quốc tế về xây dựng, phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 - diễn ra từ ngày 10-12/12 vừa qua, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra đề án dạy học tích hợp ở Việt Nam với những bước chuyển biến đột phá.

Xu hướng dạy học mới

Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết.

Đây cũng là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Một nghiên cứu về khảo sát chương trình khoảng 20 nước của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada, Philippines...

Giảm còn 7 môn học ở THPT là bước đột phá giáo dục - Hình 1

Việc tích hợp các môn học sẽ kéo theo giảm thiểu khối lượng kiến thức?

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tiến hành việc tích hợp trong phạm vi hẹp. Ví dụ: tích hợp các phân môn Cơ học, Điện, Nhiệt học và Quang học trong môn Vật lý; tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong môn Ngữ Văn...

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ hướng việc tích hợp sang phạm vi rộng. Đó là:Tích hợp các kiến thức liên quan tới hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Cách tích hợp này được thể hiện qua sách giáo khoa như sau: phần đầu của sách giáo khoa trình bày nội dung của từng môn, phân môn; phần cuối có các chủ đềtích hợp mang tính liên môn hoặc các chủ đề này được thực hiện xen kẽ trong quá trình thực hiện chương trình.

Nhận định về xu hướng này, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định: "Tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởi tri thức của chúng ta tất cả đều là tích hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn này hoặc môn kia, bởi khi giải quyết một vấn đề thực tiễn phải sử dụng tri thức của nhiều môn họckhác nhau. Con người cần cái đó thì giáo dục phải giáo dục cái đó là đương nhiên".

Phương pháp giúp phát triển năng lực toàn diện

Dạy học tích hợp có mục đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh sẽ là xu hướng cải cách giáo dục của nước ta sau 2015.

Tiểu học: tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản...vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Đồng thời, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới ở lớp 4 và lớp 5: Môn Khoa học và Công nghệ (trên cơ sở môn Khoa học và Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành); Tìm hiểu xã hội (trên cơ sở môn Lịch sử và Địa lý các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Trung học cơ sở: Tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân... và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,...vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Bên cạnh đó, chương trình sẽ xây dựng hai môn học mới: Môn Khoa học tự nhiên (trên cơ sở các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành) và môn Khoa học xã hội (trên cơ sở các môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và một số vấn đề xã hội).

Trung học phổ thông: tăng cường tích hợp ở nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản... vào các môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 được coi là các môn bắt buộc vì đây là các môn công cụ cần thiết cho tất cả các lĩnh vực hoạt động của người lao động Việt Nam. Môn Giáo dục công dân cũng được xác định là bắt buộc để trang bị những yếu tố nền tảng về đạo đức, phẩm chất không thể thiếu đối với người công dân Việt Nam tương lai.

Đồng thời, học sinh sẽ phải chọn 3 môn trong danh mục các môn sau: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Môi trường, Công nghệ, Kinh doanh, Nghề (liên quan đến các nghề ở địa phương)... và chọn thêm các chủ đề gắn với định hướng nghề nghiệp, ứng với các môn tự chọn hoặc bắt buộc. Mỗi học sinh sẽ học 7 môn (4 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn) và một số chủ đề.

Như vậy, xét tổng thể cả 3 cấp học, ta thấy số môn học bắt buộc giảm dần và các môn, hoạt động tự chọn tăng dần.

Nhiều vấn đề cần thay đổi để có thể tiến hành dạy học tích hợp

Để đổi mới theo hướng dạy học tích hợp thì phải tạo ra những công cụ, trong đó có công cụ sách giáo khoa là hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu để riêng mỗi môn học ra một quyển sách giáo khoa, thì đòi hỏi giáo viên phải biết tìm một "dung môi" để hòa tan kiến thức ấy với nhau.

Nhưng đối với giáo viên để dễ dàng thích ứng với đổi mới này, nên có một quyển sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tích hợp.

Sách giáo khoa phải được đổi mới từ việc xác định thành phần cơ cấu nội dung, cách cấu trúc nội dung của sách giáo khoa, việc thể hiện tích hợp giữa các sách giáo khoa gồm những môn học khác nhau.

Sách giáo khoa của chương trình dạy học tích hợp ngoài việc phải thể hiện từng lĩnh vực chuyên ngành, còn cần kết nối các lĩnh vực với nhau theo hướng tích hợp.

Theo GS Đinh Quang Báo: "Làm điều này không dễ bởi tác giả sách giáo khoa phải hiểu bản chất của dạy học tích hợp. Sao cho người biên soạn sách giáo khoa phải là hai trong một vừa có chuyên môn của lĩnh vực khoa học ấy đồng thời vừa là nhà giáo dục, sư phạm".

Ông cũng nhận định sách giáo khoa hiện nay còn quá tải, bởi nội dung giảng dạy còn hơi nặng về việc cung cấp những điều không cần thiết nhưng lại thiếu những cái quan trọng, không cân đối giữa các kiến thức. Nhưng nếu xét theo yêu cầu cần thiết để phát triển năng lực của học sinh thì rằng sách giáo khoa ở nước ta so với các nước khác là không hề quá tải.

Theo đó, xu hướng cải cách sách giáo khoa sẽ là Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra một chuẩn cần đạt của học sinh, nhưng cách làm và chương trình nội dung có thể có nhiều cách khác nhau. Do vậy sẽ có độ mở về sự sáng tạo của sách giáo khoa.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn chủ trì tổ chức một đội viết sách giáo khoa, nhưng bên cạnh đó sẽ động viên khuyến khích những nhà xuất bản, các tác giả khác dựa vào chương trình chuẩn để biên soạn sách giáo khoa.

Việc thẩm định sách giáo khoa vẫn do Hội đồng của Bộ, nhưng trong tương lai chính giáo viên và học sinh sẽ làm nhiệm vụ này.

Đội ngũ giáo viên cũng là yếu tố cần thiết phải đổi mới để đáp ứng xu thế dạy họctích hợp. Xu hướng này tạo điều kiện cho giáo viên sẽ được lựa chọn dạy theo chương trình nào, dạy như thế nào, sách giáo khoa nào, đề cao quyền sáng tạo của giáo viên.

Đồng thời, việc kiểm tra giáo viên cũng được thay đổi bằng cách đ.ánh giá thông qua việc học sinh có đạt cái chuẩn quy định hay không.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo luận đó là băn khoăn trong việc tích hợpmôn học nào với nhau, ví dụ: môn Địa lý nên đưa vào Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội; tích hợp các môn học ở cấp dưới liệu có đáp ứng được các nhu cầu của cấp học cao hơn; xác định chương trình chung giữa các môntích hợp như thế nào bởi trên thực tế không giáo viên nào muốn nội dung chương trình môn học của mình bị giảm nhẹ...

Những băn khoăn này đòi hỏi cần có sự trao đổi, nghiên cứu kỹ lưỡng hơn của các chuyên gia giáo dục để có thể tìm ra mô hình phù hợp nhất đối với Việt Nam.

Phải khẳng định rằng, chủ thể tiếp nhận mọi thay đổi này là học sinh. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT dường như chưa thực sự tiến hành khảo sát, tìm hiểu học sinh thực sự muốn được trang bị những năng lực gì, học sinh cảm thấy thế nào về chương trình, về cách dạy và học hiện nay...

AN HOÀNG

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt đi mua hàng ở Mỹ bị vu oan ăn trộm: "Trời ơi, tôi phẫn nộ dễ sợ!"
08:44:15 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 49: Vũ gọi Hà là vợ, An Nhiên bị 'đuổi cùng g.iết tận'
08:13:41 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024
Nguyên mẫu "Câu chuyện Hoa Hồng": Mỹ nhân khiến 2 đại gia phá sản
08:48:27 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

NSND Việt Anh nếm mùi thất bại đầu tiên sau loạt phim nghìn tỷ của Trấn Thành

Hậu trường phim

13:25:00 01/07/2024
Phim điện ảnh Mùa hè đẹp nhất với sự tham gia của NSND Việt Anh ra rạp cuối tuần qua nhưng đạt doanh thu đáng quên.

Dàn lãnh đạo huyện, xã sắp hầu tòa vì chiêu quyết toán khống lấy t.iền chúc Tết

Pháp luật

13:23:15 01/07/2024
Đầu tháng 7 này, 23 bị cáo với phần lớn là lãnh đạo xã, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) cùng nhiều chủ công ty xây dựng sẽ được Toà án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản".

'Những nẻo đường gần xa' tập 26: Diễm đưa Dũng đi bệnh viện

Phim việt

13:22:47 01/07/2024
Trong Những nẻo đường gần xa tập 26, Diễm đưa Dũng đi bệnh viện khám vì anh đã cứu cô khỏi nguy hiểm trong lúc thuyết phục bán hàng.

Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích

Tin nổi bật

13:16:21 01/07/2024
Hầm nghi khai thác vàng trái phép ở Bắc Kạn bất ngờ sập xuống khiến 2 người bị mắc kẹt bên trong, 1 người thoát được nhưng bị thương ở tay.

8 mẫu váy trắng duyên dáng, hack t.uổi cực khéo, giúp nàng công sở t.uổi 30+ mặc đẹp như Lưu Diệc Phi trong phim

Phong cách sao

13:01:32 01/07/2024
Những bộ váy áo mà Lưu Diệc Phi diện trong phim không chỉ hợp với chị em công sở t.uổi 30+ mà còn cực kỳ sang chảnh, kiêu kỳ khiến ai nhìn cũng mê.

Gia đình 3 người chuyển từ nhà 200m2 về căn hộ 24m2: Ở nhà to hay nhỏ đều thế, không ảnh hưởng đến cuộc sống

Sáng tạo

12:51:52 01/07/2024
Vài năm trước, vợ chồng kiến trúc sư Xiong Wei đã bán căn biệt thự rộng 200m2 ở ngoại ô để chuyển đến ngôi nhà rộng 24m2 nằm trong trung tâm thành phố Thượng Hải.

Phim lỗ 560 tỷ vì "coi thường trí tuệ của khán giả", nam chính đóng cảnh nào cũng trợn mắt

Phim châu á

12:30:55 01/07/2024
Theo đ.ánh giá của khán giả xem phim, Hải Quan Chiến Tuyến có nội dung thiếu sự mới mẻ chủ yếu là cảnh hành động, đồng thời phim có không ít lỗ hổng trong khâu kịch bản.

Động thái của "Anh trai vượt chông gai" Tự Long sau khi thú nhận "dễ cáu gắt, hay dỗi", chỉ 1 hành động mà làm 2 triệu fan phát sốt

Sao việt

12:25:58 01/07/2024
Tự Long đăng 2 bức ảnh đầy cảm xúc sau khi gây bão ở Anh trai vượt ngàn chông vì lời thú nhận bị loãng xương, dễ cáu gắt và hay dỗi.

CLB Hà Nội sẵn sàng hỗ trợ Tuấn Hải sang Nhật

Sao thể thao

12:21:56 01/07/2024
Phạm Tuấn Hải được CLB Hà Nội tạo điều kiện đi thi đấu ở nước ngoài dưới dạng cho mượn trong thời gian từ nay tới năm 2027.

Brad Pitt và Angelina Jolie sau 8 năm ly hôn: Kẻ bị con ruột lạnh lùng quay lưng, người hạnh phúc nhận tình yêu con trẻ

Sao âu mỹ

12:18:23 01/07/2024
Vụ ly hôn của Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ xé nát 1 cuộc tình mà còn phơi bày ra những câu chuyện đầy rẫy sự giả dối.

Hóa thân thành Jinx, hot girl "trứng rán" khiến người xem "kêu cứu"

Cosplay

12:07:29 01/07/2024
Rất nhanh chóng, sản phẩm này đã bị số đông người xem ngỡ ngàng. Bởi lẽ, vị tướng Jinx của Riot vốn là một phản diện, có vẻ ngoài gầy gò, ốm yếu và sở hữu tâm lý bất ổn.