Đào tạo cử tuyển: Không nên áp dụng với ngành y dược, sư phạm

Theo dõi VGT trên

Thực tế hiện nay chế độ cử tuyển đã không còn ý nghĩa như trước. Số lượng học sinh được cử đi học không còn nhiều, các tỉnh cũng không mặn mà. Ngay ở Trường dự bị ĐH TP.HCM chỉ còn… 1 sinh viên học hệ cử tuyển do địa phương gửi đến học.

Đào tạo cử tuyển: Không nên áp dụng với ngành y dược, sư phạm - Hình 1

Chỉ một sinh viên cử tuyển

Từ năm 2006, Chính phủ ban hành Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, trung cấp (TC) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhưng trước đó, chính sách cử tuyển dành cho học sinh (HS) người dân tộc được thực hiện từ những năm 1990 với chỉ tiêu phân bổ rất lớn (3.000 – 4.000 chỉ tiêu/năm). Thống kê của Bộ GD-ĐT, trong 11 năm (1999 – 2009) cả nước cử tuyển được 19.720 HS các dân tộc thiểu số vào học tại 109 trường ĐH, CĐ trong cả nước.

Tuy nhiên, càng về sau số lượng người thuộc diện cử tuyển được cử đi học tại các trường ĐH ngày càng giảm. Năm 2015, nhiều tỉnh như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Yên Bái… đã ngừng việc đưa người đi học cử tuyển. Sở GD-ĐT Yên Bái ngừng đề xuất chỉ tiêu cử tuyển cho ngành từ nhiều năm nay.

Theo thạc sĩ Lê Hữu Thức, Hiệu trưởng Trường dự bị ĐH TP.HCM, 2 năm nay các địa phương không gửi HS về học nữa. Hiện tại, ở trường này chỉ còn… 1 sinh viên (SV) học hệ cử tuyển do địa phương gửi đến học.

Tại TP.HCM, không chỉ trường dự bị ĐH không còn SV mà các trường ĐH cũng không còn nhiều SV học cử tuyển như trước. Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, trước kia trường có rất nhiều SV cử tuyển, thậm chí mở riêng một lớp. Nhưng hiện nay mỗi năm chỉ còn lác đác vài SV. Lý do là những năm qua, trường có thêm một yêu cầu về ngoại ngữ là điểm trung bình môn tiếng Anh ở năm dự bị phải 7.0 nên rất ít SV đủ chuẩn theo học. Hiện trường học theo chuẩn quốc tế, học tiếng Anh rất nhiều, nếu không đủ chuẩn này thì SV cử tuyển sẽ không theo kịp.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương cho biết thêm: “Những năm đầu triển khai, SV cử tuyển theo học tại trường khá nhiều, có thời điểm khoảng 30 SV/năm. Các năm sau này, chỉ tiêu cử tuyển giảm dần như năm ngoái chỉ có 7 – 8 SV, năm nay chưa thấy địa phương nào gửi danh sách”.

Trong 4 năm nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có tất cả 16 SV diện cử tuyển, thời điểm hiện tại chỉ còn 8 người đang theo học tại trường. Trong khi đó, trước đây trung bình mỗi năm trường có trên dưới 20 chỉ tiêu cử tuyển.

Video đang HOT

“Có rất nhiều nguyên nhân nhưng theo trường nắm bắt, chủ yếu HS hệ cử tuyển phải bố trí việc làm nhưng biên chế ở các tỉnh đã đủ rồi. Trong khi, nếu cử HS đi học, các tỉnh phải chịu toàn bộ chi phí. Thời gian học khá dài, số tiền lại lớn. Nhu cầu của các địa phương đối với HS cử đi học cũng không còn nhiều như trước”, thạc sĩ Lê Hữu Thức cho biết.

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết số lượng SV hệ cử tuyển ngày càng ít hơn. Đa số ở tỉnh giải quyết HS theo học chế độ này cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, học dự bị ĐH tại Trường dự bị ĐH Nha Trang, sau đó chuyển về các trường ĐH. Nhưng những năm gần đây, tỉnh gặp khó khăn trong việc bố trí công việc phù hợp cho SV cử tuyển tốt nghiệp hoặc công việc được bố trí cũng không đúng chuyên ngành của SV theo học.

Giảm số lượng trình độ ĐH-CĐ, tăng TC

Ngày 13.8 vừa qua, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cũng thừa nhận, trong hoạt động vừa qua, chính sách này đã phát sinh một số bất cập và cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ngày 18.1, trong một bài viết trên website của Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Văn Hùng, Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD-ĐT), cho rằng trong giai đoạn hiện nay, chính sách đào tạo cử tuyển đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: giữa đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm; quy hoạch và cơ cấu cán bộ theo dân tộc và ngành nghề đào tạo… Cần phải có những định hướng giải pháp mới để hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách cử tuyển đối với HS-SV là người dân tộc thiểu số, gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại địa phương.

Ông Hùng cho biết Bộ GD-ĐT đã tiến hành nghiên cứu để đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thực hiện hiệu quả công tác cử tuyển đối với HS-SV là người dân tộc thiểu số; gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại địa phương.

Theo đó, điều chỉnh quy định cử tuyển theo hướng: giảm số lượng HS-SV cử tuyển ở trình độ ĐH-CĐ và tăng dần đào tạo bậc TC và dạy nghề; giảm các ngành y – dược, sư phạm, tăng hợp lý các ngành kỹ thuật, kỹ sư thực hành phù hợp với nhu cầu của vùng dân tộc thiểu số, miền núi; nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra đào tạo cử tuyển. Quy trình xây dựng chỉ tiêu cử tuyển chặt chẽ, chỉ cử đi học những chuyên ngành tại địa phương còn thiếu, có cơ chế cam kết bố trí việc làm đối với người được cử đi học sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, đào tạo cử tuyển phải gắn liền với quy hoạch nguồn nhân lực, nguồn cán bộ của địa phương, của vùng.

Nên có sơ tuyển đầu vào

Theo đề xuất của thạc sĩ Lê Hữu Thức, các địa phương cần có hình thức sơ tuyển để “lọc” người cử đi học diện cử tuyển. Cụ thể là xét qua học bạ THPT hoặc điểm thi THPT quốc gia, dù bằng hình thức nào cũng cần đạt tối thiểu học lực khá trở lên. Nếu cử người đi học với năng lực trung bình, trung bình khá thì rất khó và khi đầu vào không tốt thì đầu ra cũng không thể đảm bảo. Trong đó, những ngành có yêu cầu quá cao như y khoa đòi hỏi thật giỏi mới đáp ứng được. Dù địa phương cần nhưng lực học không tốt sẽ không hiệu quả.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương thì không nên áp dụng hình thức đào tạo cử tuyển với một số ngành đặc thù như y khoa, sư phạm

Theo thanhnien.vn

Có nên tiếp tục chính sách cử tuyển hay không?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho rằng, chính sách cử tuyển đối với đồng bào dân tộc, miền núi thời gian qua chưa hiệu quả. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục chính sách này?

Có nên tiếp tục chính sách cử tuyển hay không? - Hình 1

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại - ẢNH GIA HÂN

Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.8, giải đáp vấn đề chính sách cử tuyển trong giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay, trong thời gian đầu từ 2006-2014 thì chính sách này phát huy hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, gần đây, việc cử tuyển xem ra không hiệu quả do khi học sinh học xong về địa phương không bố trí được việc làm.

Theo Bộ trưởng Giáo dục, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc cử học sinh đi học chưa trúng. Chất lượng học của các cán bộ cử tuyển cũng chưa cao. Đặc biệt là việc cử đi và khi sử dụng không khớp nên học về không có việc.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh dân tộc miền núi học rất giỏi, nhưng không nằm trong hệ cử tuyển khi trở về cũng không được bình đẳng trong vấn đề việc làm.

Theo ông Nhạ, sắp tới Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ làm việc với Ủy ban Dân tộc để tham mưu cho Chính phủ, địa phương cử những người thực sự gắn với đầu ra, đảm bảo những người được đào tạo ra thực sự trở thành những "hạt giống" cho địa phương.

Chưa thỏa mãn với phần giải đáp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho rằng, hiện nay, nhiều học sinh người dân tộc do điều kiện hạn chế nên không phải cái gì cũng học được.

"Ví dụ các cháu muốn học nghề sư phạm thì các môn học cơ bản như toán, lý, hoá không học được, lại học thể dục và các môn phụ khác thì về địa phương không bố trí được do thừa giáo viên", ông Cương nêu.

Bên cạnh đó, địa phương có chỉ tiêu nào thì con cán bộ chiếm hết, con đồng bào dân tộc không đến lượt.

Tiếp tục giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, chính sách cử tuyển là chính sách dân tộc lớn của Đảng, Nhà nước, trong giai đoạn vừa qua đã đào tạo một thế hệ cán bộ của nhiều ngành, lĩnh vực cho dân tộc, miền núi.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng thừa nhận, trong hoạt động vừa qua, chính sách này đã phát sinh một số bất cạp và cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Chiến cho hay, hiện nay, trong 53 dân tộc thiểu số anh em có 32 dân tộc tỷ lệ tốt nghiệp ĐH dưới 1%, còn 3 dân tộc chưa có người học đại học. Đây là những đối tượng cần ưu tiên. Bên cạnh đó, cần tránh ưu tiên con cán bộ, hay người có lợi thế.

Bên cạnh đó, ông Chiến đề nghị thay đổi chính sách cử tuyển qua đơn vị chứ không cử tuyển như hiện nay đồng thời không châm chước về mặt trình độ, nếu cần phải cho học dự bị để đảm bảo mặt bằng văn hóa mới học đại học được.

"Chúng tôi thấy cần có ưu tiên, cử tuyển nhưng không châm chước về trình độ. Ít nhất phải một tám một mười, đuối quá không học được đâu, học xong ra trường cũng không làm được việc", ông Chiến nói.

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?
10:56:39 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
Thêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nínThêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nín
11:06:33 02/02/2025
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"
10:08:29 02/02/2025
Nhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họngNhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họng
10:14:49 02/02/2025
Mới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng vángMới ngày đầu năm, chị dâu xin bố tôi cắt đất cho ra ở riêng, phản ứng của ông làm cả nhà choáng váng
09:56:53 02/02/2025
Tin vui đầu năm của nhiều sao ViệtTin vui đầu năm của nhiều sao Việt
09:44:23 02/02/2025
Để rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chếtĐể rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chết
10:00:36 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Chiếc váy dài thanh lịch, sang trọng nhất dành cho năm mới 2025

Thời trang

14:19:52 02/02/2025
Để tìm ra chiếc váy dài thanh lịch và sang trọng nhất dành cho mọi dịp trong những ngày đầu năm mới 2025, chúng ta không thể quên nhắc đến những kiểu dáng cổ điển timeless bậc nhất là váy sơ mi, váy chữ A
Tuần mới rộn ràng may mắn: 4 con giáp được Thần tài độ mệnh, công việc thuận buồm xuôi gió

Tuần mới rộn ràng may mắn: 4 con giáp được Thần tài độ mệnh, công việc thuận buồm xuôi gió

Trắc nghiệm

14:19:06 02/02/2025
Tuần mới (3/2 - 9/2) đang đến với những luồng năng lượng tích cực và vận may bất ngờ dành cho 4 con giáp được Thần tài độ mệnh. Nếu bạn nằm trong số những con giáp may mắn này, hãy sẵn sàng đón nhận những cơ hội vàng trong công việc.
Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?

Vì sao "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành áp đảo phòng vé dù vấp tranh cãi?

Hậu trường phim

14:09:47 02/02/2025
Bộ tứ báo thủ giữ vị thế không đối thủ trong đường đua phim Tết Ất Tỵ khi có khoảng 6.000 suất chiếu mỗi ngày trên toàn quốc.
Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công

Bức ảnh khiến Song Hye Kyo bị cả MXH tấn công

Sao châu á

14:07:48 02/02/2025
Giữa lúc nhan sắc, tuổi tác của Song Hye Kyo bị mang ra bàn tán, miệt thị, nhiều khán giả đã lên tiếng bảo vệ nữ diễn viên.
Phương Oanh chia sẻ về năm tuổi Ất Tỵ, cuộc sống viên mãn bên Shark Bình

Phương Oanh chia sẻ về năm tuổi Ất Tỵ, cuộc sống viên mãn bên Shark Bình

Sao việt

14:04:38 02/02/2025
Phương Oanh có những trải lòng về năm tuổi - Ất Tỵ, những thay đổi của bản thân từ khi lấy chồng, sinh con và tiết lộ bí quyết để có hôn nhân viên mãn cũng như dự định trong tương lai.
Hết thời người trẻ Trung Quốc đi du lịch Tết

Hết thời người trẻ Trung Quốc đi du lịch Tết

Netizen

14:03:20 02/02/2025
Trong dịp Tết Âm lịch năm nay, nhiều người trẻ, đặc biệt là Gen Z, tại Trung Quốc cho biết muốn về quê nghỉ lễ cùng gia đình, nấu ăn với người thân, không còn thích đi du lịch.
Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Tin nổi bật

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Năm mới học 5 thói quen quản lý của Elon Musk để hiệu suất nhân 2, nhân 3

Năm mới học 5 thói quen quản lý của Elon Musk để hiệu suất nhân 2, nhân 3

Thế giới

14:01:03 02/02/2025
Dưới đây là 5 thói quen quản lý thời gian của vị tỷ phú giúp mọi người đặc biệt là quản lý doanh nghiệp có thể học hỏi giúp tăng hiệu suất trong năm mới.
Elanga 'lột xác' khi rời MU

Elanga 'lột xác' khi rời MU

Sao thể thao

13:56:15 02/02/2025
Hôm 1/2, Elanga có màn trình diễn xuất sắc với cú hat-trick kiến tạo, giúp Nottingham Forest thắng Brighton với tỷ số 7-0. Trận thắng này đưa Nottingham Forest lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng Premier League
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Sức khỏe

13:55:24 02/02/2025
Theo y học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính ấm, quy vào kinh phế, có tác dụng trị ho, long đờm, giảm đau rát họng. Các hoạt chất trong quả quất có tính kháng khuẩn, kháng virus, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh...
Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Nhóm thanh niên thuê nhà nghỉ phê ma túy tối mùng 3 Tết

Pháp luật

13:49:47 02/02/2025
Nhóm 3 thanh niên ở Tiền Giang mua ma túy mang về nhà nghỉ để tụ tập bạn bè sử dụng thì cơ quan Công an ập vào kiểm tra, phát hiện 10 đối tượng dương tính với chất ma túy.