Đào tạo cử nhân khoa học tài năng: Cái khó bó… nhân tài
Hôm qua, 22/12, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo công tác đào tạo sinh viên cử nhân khoa học tài năng: đánh giá và định hướng phát triển. Hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng ( CNKHTN) của trường sau 20 năm đã đào tạo được hơn 1.000 cử nhân tài năng. Có nhiều người đã trở thành giáo sư, phó giáo sư thành công trong nước và trên thế giới, nhưng cũng còn không ít những trăn trở.
Sinh viên hệ CNKHTN tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ học. Ảnh: N.H
Dấn thân làm khoa học
Với PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng, Đại học Akron, Ohio, Hoa Kỳ, nói về hệ CNKHTN cách đây 20 năm khi anh là sinh viên khóa I giống như một cuốn phim quay chậm. Trong bài viết của mình gửi về trường, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hưng vẫn còn nhớ như in trưa hè năm 1997, đang chơi với bạn, bố gọi anh về gặp thầy giáo để đi lên thành phố. “Tối hôm đó, tôi và một người bạn học cùng lớp cấp ba bắt chuyến tàu nửa đêm đi Hà Nội để sáng hôm sau kịp có mặt ở Bộ GD&ĐT nhận phần thưởng học sinh giỏi.
Xong việc ở Bộ, chiều hôm đó, vì không có việc gì làm, tôi rủ bạn đến trường ĐH Khoa học Tự nhiên, một phần là để biết trường mình sẽ học trong vài năm tới như thế nào, một phần khác quan trọng hơn là để hỏi xem sao tôi vẫn chưa nhận được giấy báo nhập trường. Sau một hồi hỏi han, chúng tôi được dẫn đến một văn phòng, nơi có bác giáo vụ đang làm việc.
Tôi trình bày thắc mắc của mình. Bác nhiệt tình tìm ra hồ sơ của tôi rồi chăm chú đọc nó rất cẩn thận. Vài phút sau, đột nhiên bác say sưa giới thiệu về một chương trình mới mở của trường, gọi là hệ đào tạo CNKHTN, và khuyến khích tôi thi vào. Bác chính là người đã đưa tôi đến với hệ đào tạo này. Tôi tiếc là không thể nhớ gì về hình ảnh của bác, ngoài giọng nói sang sảng và trách nhiệm trong công việc của một cán bộ hành chính” – PGS Nguyễn Ngọc Hưng viết.
Sinh viên hệ CNKHTN tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ học. Ảnh: N.H
Theo anh Hưng, may mắn lớn nhất của anh và các bạn là được học tập và dẫn dắt bởi các thầy cô giáo rất giỏi và tâm huyết. Anh nhớ GS. Đàm Trung Đồn, dù rất tâm huyết với hệ, nhưng thầy không chủ trương giữ các bạn sinh viên ở lại mà chủ động liên hệ làm cầu nối đưa nhiều sinh viên giỏi đi du học ở nhiều nước có nền giáo dục mạnh trên thế giới. Rất nhiều trong số đó đã quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp, trở thành những người làm khoa học nghiêm túc và cứng cáp trong các trường đại học và viện nghiên cứu. Tầm nhìn xa của thầy đã tạo ra một lớp những bạn trẻ dám dấn thân làm khoa học thực thụ trong một môi trường còn thiếu thốn trong nước.
Năm 2015, TS Hồ Khắc Hiếu được công nhận là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam, lúc đó anh vừa bước sang tuổi 31. Năm 2002, Hiếu đậu vào trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội và được chọn vào lớp đào tạo CNKHTN ngành Vật lý. Suốt quãng đời sinh viên, Hiếu nhận nhiều giải thưởng như: Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐH Quốc gia Hà Nội năm học 2003, năm 2005; sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc năm học 2004-2005 và 2005- 2006.
Năm 2006, Hiếu tốt nghiệp ra trường với tổng điểm đạt trên 8,6 và được nhà trường chuyển thẳng làm nghiên cứu sinh, rồi về giảng dạy bộ môn Vật lý tại trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Sau hơn 4 năm miệt mài nghiên cứu, Hiếu đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ chuyên ngành Vật lý lý thuyết và Vật lý toán với công trình khoa học “Nghiên cứu các cumulant và hệ số Debye -Waller của tinh thể và hợp chất bán dẫn dưới ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất” ở tuổi 26.
Đợt xét công nhận chức danh giáo sư năm 2015, tổng số điểm nghiên cứu khoa học của Hiếu vượt trội hẳn lên, gấp 2 lần số điểm công nhận.
Video đang HOT
Hệ CNKHTN của ĐH Khoa học Tự nhiên còn có Tiến sĩ Toán học Nguyễn Duy Tân, một trong hai người được trao Giải thưởng Viện Toán học, giải thưởng dành cho các nhà toán học trẻ xuất sắc làm việc ở Việt Nam. Anh đã có loạt công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thế giới… Tiến sĩ Hóa học Phan Vũ Xuân Hùng là thành viên trong nhóm nghiên cứu của Giáo sư Thuc-Quyen Nguyen, Đại học California Santa Barbara (Hoa Kỳ), với các đề tài, dự án nghiên cứu đỉnh cao. Nhóm của anh luôn quan tâm đến việc tập hợp các nhà khoa học trẻ người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn trong sự phát triển của đất nước. Nguyễn Duy Tân và Phan Vũ Xuân Hùng chỉ là hai ví dụ trong số hơn 1.000 cựu sinh viên hệ CNKHTN đã có sự nghiệp khoa học đầy triển vọng, góp phần tích cực cho sự tiến bộ của nền khoa học và sự phát triển của đất nước.
Chưa có môi trường tốt đào tạo sau ĐH
Sau 20 năm, hệ CNKHTN, trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã chứng kiến nhiều thành công từ những “đứa con” của mình. TS Đàm Quang Minh, hiệu trưởng trường ĐH Thành Tây là sinh viên khóa I của hệ. Anh cũng là hiệu trưởng ĐH trẻ nhất Việt Nam cho đến bây giờ, làm hiệu trưởng ĐH FPT khi mới 35 tuổi. Anh cho biết, năm 1997, khóa I hệ CNKHTN tuyển sinh được 40 sinh viên, trong đó có anh. Cho đến nay, phần lớn các thành viên của lớp đều tham gia giảng dạy hoặc làm quản lý tại các trường ĐH, các viện nghiên cứu (con số này chiếm tới 60 -70%). Có khoảng 20 – 25% công tác tại nước ngoài.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết, ở trong nước, rất nhiều sinh viên hệ CNKHTN sau khi tốt nghiệp được chuyển tiếp nghiên cứu sinh tại trường. Hiện nay có hơn 30 cựu sinh viên là cán bộ giảng dạy, nhà khoa học trẻ xuất sắc của trường. Theo một số chuyên gia, chương trình cử nhân đang bị “đứt đoạn”, vì chỉ đào tạo đến ĐH, còn sau ĐH không có sự tiếp nối trong nước. Các cử nhân tài năng tốt nghiệp xong muốn phát triển tiếp thường tìm đến các trường ĐH nước ngoài. Như theo thống kê của khoa Toán, trong giai đoạn 2008 – 2017, khoa có 24 người học tiếp chương trình cao hơn ở nước ngoài. Thống kê của khoa Vật lý có 43 cử nhân tài năng của khoa trong giai đoạn 2008 – 2013 tiếp tục học cao hơn ở nước ngoài.
Lãnh đạo khoa Vật lý cho biết, kinh phí dành cho chương trình đào tạo tài năng hiện tại chỉ đủ cho công tác giảng dạy với các giảng viên trong nước. Hiện nay nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng tăng, sinh viên chương trình đào tạo CNKHTN không được hỗ trợ để tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế. Không có kinh phí mời giảng viên nước ngoài giảng dạy cho sinh viên CNKHTN.
Đồng thời chưa có biện pháp đồng bộ và lâu dài để hỗ trợ cho các sinh viên của hệ sau khi tốt nghiệp ĐH tiếp tục theo đuổi khoa học cơ bản. Học bổng cho sinh viên hệ CNKHTN chưa đủ để sinh viên yên tâm tập trung vào học mà không cần hỗ trợ từ gia đình hoặc đi làm thêm. Tâm lý xã hội chưa đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của khoa học cơ bản mà các sinh viên chương trình đào tạo CNKHTN đang đeo đuổi.
Tại khoa Hóa, khoa Sinh tình trạng cũng tương tự. Do đó, các khoa đề xuất cần tăng kinh phí cơ bản cho chương trình đào tạo CNKHTN. Có chính sách hỗ trợ sinh viên có kết quả nghiên cứu tốt tham dự hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Trao tặng phần thưởng giá trị hơn dành cho sinh viên có giải quốc tế ở các cuộc thi sinh viên danh tiếng quốc tế. Hỗ trợ sinh viên là đồng tác giả trong các công bố ISI như giảng viên.
Theo một số chuyên gia, chương trình cử nhân đang bị “đứt đoạn”, vì chỉ đào tạo đến ĐH, còn sau ĐH không có sự tiếp nối trong nước. Các cử nhân tài năng tốt nghiệp xong muốn phát triển tiếp thường tìm đến các trường ĐH nước ngoài.
Theo TPO
Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21
Phân tích kinh nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore về các giải pháp xây dựng mô hình, chương trình đào tạo, chính sách tạo động lực cho giáo viên, GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội làm nổi bật các kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam trong bối cảnh triển khai chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
ảnh minh họa
Tuyển chọn người giỏi nhất vào làm giáo viên
Theo GS Đinh Quang Báo, tại Singapore, Viện nghiên cứu giáo dục mới đây đã tiến hành một nghiên cứu có tính phức hợp để xây dựng mô hình đào tạo giáo viên cho thế kỷ 21. Bước sang thế kỷ 21, với việc thực hiện triết lý GD "nhà trường tư duy, quốc gia học tập", giáo dục Singapore chuyển trọng tâm từ tri thức sang năng lực theo các quy định của Bộ Giáo dục. Người học của thế kỉ 21 được đặt vào trung tâm của mô hình đào tạo giáo viên.
"Người học thế kỉ 21 đòi hỏi giáo viên thế kỉ 21" và chương trình đào tạo giáo viên được phát triển xung quanh các đầu ra mong muốn đối với đào tạo ban đầu cùng với 3 giá trị cốt lõi:
Các giá trị về người học (tình yêu đối với trẻ em, lòng tin rằng mọi em đều học được, cam kết nuôi dưỡng tiềm năng ở mỗi em và coi trọng sự đa dạng của trẻ);
Các giá trị về giáo viên (tính chuyên nghiệp, hướng tới phát triển năng lực đáp ứng các mức chuẩn cao, ham học hỏi, hoàn thiện không ngừng, yêu nghề, có đạo đức, thích ứng và nhẫn nại);
Các giá trị phục vụ nghề và cộng đồng (cộng tác với đồng nghiệp, có trách nhiệm xã hội và hội nhập, có tinh thần học tập và giúp đỡ đồng nghiệp, có tác phong quản lý).
Từ việc xem xét nhiều khía cạnh khác nhau như nền tảng triết lí của giáo dục giáo viên, mô hình định hướng hình thành năng lực cho giáo sinh để họ có thể đáp ứng linh hoạt, sáng tạo với trách nhiệm dạy học và giáo dục ở lớp của mình và với nhà trường.
Chương trình đào tạo giáo viên với viết tắt VSK hướng tới phát triển nhân cách giáo viên chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi giáo viên tương lai phải có các năng lực hồi cứu, khám phá, canh tân, cộng tác, làm việc với cộng đồng, trong đó các yếu tố thái độ, giá trị và toàn tâm toàn ý với nghề được nhấn mạnh hơn năng lực sư phạm và chuyên môn.
Để thu hút được người giỏi nhất, Chính phủ có nhiều chính sách đốt phá như tổ chức chặt chẽ thi tuyển đầu vào chương trình đào tạo giáo viên với ứng viên là những người trong tổng 30% người giỏi nhất tốt nghiệp THPT (với chương trình đào tạo cử nhân sư phạm) hoặc có bằng cử nhân giỏi nhất vào chương trình đâò tạo trình độ thạc sĩ. Lương giáo viên ở Singapore thuộc bậc cao nhất so với các ngành nghề khác có trình độ đào tạo tương đương.
"Ở Singapore, việc tổ chức sinh viên thực hành, thực tập sư phạm được liên kết chặt chẽ với các trường phổ thông. Quá trình thực hành được giám sát bởi những giáo viên cộng tác, các giảng viên của cơ sở đào tạo giáo viên được tuyển chọn đặc biệt.
Singapore không yêu cầu những tiêu chuẩn cấp chứng chỉ bổ sung, nghĩa là chứng chỉ giáo viên hay bằng tốt nghiệp sư phạm có giá trị suốt đời mà không cần cấp lại. Tuy nhiên, hàng năm giáo viên được dành khoảng 100 giờ để bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp. Ở đây, cộng đồng phát triển nghề nghiệp mỗi nhà trường được tổ chức thực hiệu quả làm động lực phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên" - GS Đinh Quang Báo cho biết thêm.
Ảnh minh họa
Cần đổi mới tuyển sinh vào sư phạm
Từ nghiệm phát triển đội ngũ giáo viên của Singapore, GS Đinh Quang Báo cho rằng, cần đổi mới tuyển sinh vào sư phạm. Cụ thể, đổi mới tổ chức thi tuyển, trong đó cần chú trọng kết hợp chất lượng kiến thức môn học với các năng khiếu sư phạm, các kỹ năng mềm cốt lõi.
Có giải pháp chọn được học sinh giỏi phổ thông tối thiểu trong tốp 30% học sinh giỏi. Giải pháp quan trọng trước mắt là trên cơ sở quy hoạch cung cầu đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có việc làm và miễn học phí, tăng học bổng cho sinh viên sư phạm.
Cũng theo GS Đinh Quang Báo cho rằng, xu hướng chung và cấp thiết hiện nay vẫn là xác định mô hình đào tạo giáo viên theo hướng hình thành năng lực cho người học.
Trong đó, mô hình, nội dung và phương thức đào tạo phải được thiết kế một cách logic, tường minh, khả thi, đảm bảo cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học, được trang bị hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia ngay vào hoạt động giảng dạy thực tế ở trường phổ thông.
Cùng với đó, chương trình đào tạo giáo viên cần được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của sinh viên với hệ thống năng lực và giá trị nghề nghiệp cụ thể.
Theo đó, cũng cần lưu ý đến vấn đề tuyển sinh đầu vào trong các trường sư phạm cũng như công tác bồi dưỡng tình cảm và giá trị nghề cho sinh viên mới vào trường để đảm bảo sau khi được đào tạo, đội ngũ sinh viên tốt nghiệp "vừa hồng vừa chuyên", đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nguyên hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội đồng thời nhấn mạnh: phương thức đào tạo giáo viên nguyên lý hoạt động trải nghiệm thực tiễn giáo dục ở nhà trường phổ thông. Thông qua các kỳ kiến tập, thực tập, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc tối đa với hoạt động dạy học ở trường phổ thông, qua đó sinh viên có thể quan sát, làm quen, củng cố kiến thức, hình thành năng lực cũng như bồi dưỡng tình cảm và giá trị nghề nghiệp cho tương lai.
Cuối cùng, thiết kế chương trình đào tạo giáo viên cần chú trọng đến vấn đề tổ chức liên kết trách nhiệm giữa các cơ sở đào tạo với các trường phổ thông thực hành.
Cùng các giải pháp trên, theo GS Định Quang Báo, cần tăng lương cho giáo viên theo chức danh và thành tích nổi bật trong phát triển nghề nghiệp; có chính sách, cơ chế tuyển dụng và sử dụng kích thích lao động sáng tạo của giáo viên; đặt yếu tố giáo viên vào vị trí cốt lõi của chiến lược phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
Đồng thời, xây dựng mỗi nhà trường thành một cộng đồng phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục; trong đó cần thiết phải có giải pháp xây dựng giáo viên chủ chốt.
Phát triển giáo viên trong quan hệ chặt chẽ với đổi mới giáo dục các cấp học, bậc học. Đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm để giáo viên không chỉ đi sau đổi mới giáo dục phổ thông mà phải chủ động đi trước, tạo ra sự đổi mới giáo dục phổ thông. Muốn vậy, cần bồi dưỡng cho giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học đặc biệt nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
"Quản lý đội ngũ giáo viên phải coi là lĩnh vực quản lý đặc thù cho nên cần được kế hoạch hoá cấp vĩ mô một cách chặt chẽ" - GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
ĐH Quốc gia Hà Nội ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, Viện sẽ nghiên cứu về công nghệ xử lý ảnh phục vụ trinh sát UAV, trinh sát vệ tinh. Lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ. Ảnh: Bùi Tuấn Chiều 18/12, lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ (School of Aerospace Engineering), viết tắt là SAE, trực thuộc Đại học Công...