Đào tạo các ngành đặc thù: Cần kinh nghiệm hay học vị cao ?
Trước thông tin rất nhiều ngành thuộc các trường văn hóa nghệ thuật bị buộc tạm ngừng tuyển sinhtrong năm 2014 do thiếu giảng viên đủ trình độ theo quy định, nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề này.
Sinh viên Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM trong một buổi tập thi học kỳ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Bề dày kinh nghiệm là… bảo chứng
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: “Một số ngành văn hóa nghệ thuật đặc thù, giảng viên đứng lớp chính là những nghệ nhân dù không có học hàm học vị, nhưng họ là những người có bề dày kinh nghiệm rất đáng quý. Ngay lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, nếu đơn vị đào tạo có thể mời những diễn viên chuyên nghiệp và nổi tiếng đứng lớp sẽ giúp sinh viên có được rất nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình học tập”.
Từ đó, tiến sĩ Nghĩa cho rằng, vẫn cần tuân theo quy định chung về điều kiện giảng viên cho nhóm trường này nhưng với những ngành quá đặc thù thì có thể xem xét tùy vào điều kiện thực tế. Bộ cần lập ra một hội đồng thẩm định để xem xét từng trường hợp cụ thể, vì không phải tất cả các ngành thuộc lĩnh vực này đều đặc thù như nhau. “Nếu nhất định giảng viên có học hàm học vị như quy định mới được tham gia giảng dạy sẽ là rào cản lớn với không ít những nghệ nhân. Và nếu không để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với đội ngũ này là sự lãng phí không nhỏ”, tiến sĩ Nghĩa nói thêm.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cũng đồng tình: “Quy định mở ngành hiện nay khi áp dụng chung cho tất cả các ngành là không hợp lý. Học ĐH sẽ có những ngành và những môn đòi hỏi lý luận và người dạy các môn này vì thế phải có trình độ tiến sĩ mới đáp ứng được yêu cầu. Nhưng còn rất nhiều môn mang tính nghề nghiệp thì đòi hỏi đầu tiên là những kinh nghiệm thực tế. Như vậy, nếu quy định quá nhấn mạnh bằng cấp hàn lâm thì chỉ tạo ra những người không có kinh nghiệm thực tế”.
Đào tạo hướng nghiên cứu phải có tiến sĩ
Trong khi đó GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng không nên lấy cớ ngành đặc thù để đòi hỏi ngoại lệ.
Trong đào tạo văn hóa nghệ thuật cũng có cả dạy nghề và dạy nghiên cứu, cho nên vấn đề quan trọng ở đây là cần phân biệt rõ 2 loại mục tiêu đào tạo này. “Nếu đã là đào tạo nghiên cứu (như lý luận văn hóa, quản lý văn hóa, lịch sử nghệ thuật…) thì giảng viên ĐH cần phải có đủ chuẩn trình độ để giảng dạy như quy định chung với tất cả các ngành. Ngược lại, những ngành đào tạo nghề cần nhiều kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề nghiệp thì phải xếp vào loại trường dạy nghề và có thể sử dụng đội ngũ giảng viên là những nghệ sĩ, nghệ nhân theo chuẩn của loại trường dạy nghề”.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia phát biểu thẳng thắn: “Không có lý do gì để nói một lĩnh vực nào đó bị giới hạn trong đào tạo tiến sĩ. Có những trường đào tạo nghề suốt vài chục năm nhưng lại được nâng cấp thành trường ĐH nên chưa có đủ sự chuẩn bị về giảng viên đứng lớp cho đúng chuẩn với quy định đặt ra. Nếu chỉ đào tạo nghề thì không nên thành trường ĐH và người thầy cũng không nhất thiết phải có trình độ tiến sĩ”.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thừa nhận số lượng tiến sĩ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hiện nay còn hạn chế, nhưng nếu “vịn” vào lý do đó mà cho rằng không cần tiến sĩ đào tạo trong các trường ĐH này là không đúng.
Thay đổi thước đo
Hai luồng ý kiến trên đều có lý luận hợp lý. Vấn đề cần xem xét ở đây là mục đích của việc Bộ GD-ĐT cho dừng đào tạo những ngành không đủ tiêu chuẩn trình độ giảng viên theo quy định. Nếu Bộ là người “gác cửa” thì quyết định này hoàn toàn đúng nhưng nếu việc làm này nhằm giúp các trường phát triển thì phải xem xét lại. Như nhiều ý kiến nhấn mạnh, không thể áp dụng một tiêu chí cho tất cả các ngành, nhất là những ngành thuộc loại nghề nghiệp, năng khiếu đặc thù. Như vậy, tại sao không nhân dịp này Bộ có thể thay đổi thước đo, bổ sung tiêu chí về trình độ giảng viên. Chẳng hạn với những ngành đặc thù, thay vì yêu cầu phải có ít nhất một giảng viên trình độ tiến sĩ, Bộ có thể chấp nhận cách quy đổi học vị này thành các tên gọi khác như nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân…
Điều này vừa phù hợp với thực tiễn vừa tránh dẫn đến tình trạng hình thành một lực lượng “tiến sĩ giấy” không ai mong đợi.
Ý kiến:
Không nhiều người làm nghệ thuật có bằng tiến sĩ, thạc sĩ
“Âm nhạc là một ngành khoa học cần phải được học bài bản, có tính hệ thống và lâu dài. Lý thuyết về âm nhạc mang tính nghiên cứu cần trình độ cao và chuyên sâu để giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ làm nghệ thuật mà có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ lại không nhiều. Bắt đầu từ năm 2013 Nhạc viện TP.HCM được đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu tính về lâu dài thì hy vọng sẽ có nguồn giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhưng trong thời điểm hiện tại vẫn khó”.
Tiến sĩ Văn Thị Minh Hương(Giám đốc Nhạc viện TP.HCM)
Xét nhu cầu của từng ngành học
“Đối với ngành thanh nhạc, việc tuyển giảng viên trình độ thạc sĩ dễ hơn một chút, nhưng bên sân khấu thì quả là khó. Do đó, một số ngành nghệ thuật của trường chủ yếu giảng viên là cử nhân hoặc nghệ nhân chứ khó có tiến sĩ, thạc sĩ. Bộ cần xem xét lại từng ngành học đặc thù, ngành nào chỉ cần giảng viên trình độ ĐH mà thực sự giỏi nghề, ngành nào thì nhất thiết phải có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ”.
Thạc sĩ Lê Ngọc Hóa(Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM)
Có thể “quy đổi”
“Rất hiếm những người làm nghệ thuật có học hàm, học vị vì điều kiện tiên quyết để làm nghệ thuật là phải có năng khiếu. Nên chăng Bộ linh động trong việc đưa ra quy định riêng cho khối ngành nghệ thuật. Ví dụ nếu chưa có đủ thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể sử dụng nghệ sĩ có danh hiệu để giảng dạy (nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân) theo hình thức quy đổi”.
PGS-TS Phan Thị Bích Hà(Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM)
Theo TNO
Bà mẹ 43 tuổi gần 300kg ước mơ giảm được cân để chăm con
Bằng mọi cách có thể, bà mẹ người Mỹ này nỗ lực giảm cân vì thân hình quá tải khiến việc nhà cô cũng không làm nổi.
Với cân nặng 273kg, bà mẹ của cô bé 9 tuổi Zsalynn Withmore sống tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas gặp khá nhiều trục trặc trong cuộc sống vì thân hình quá khổ của mình.
Thân hình ngoại cỡ với cân nặng 273kg của bà mẹ một con 43 tuổi.
Từ năm bắt đầu lên 8, cô Zsalynn đã bắt đầu có chiều hướng mập mạp và cho đến lúc sinh xong em bé thì thể trọng của cô ngày càng... ngoài vòng kiểm soát. Thân hình ngoại cỡ không chỉ khiến cô gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại mà thậm chí còn khiến cô mất luôn cả công việc.
Cô Zsalynn không làm nổi một việc gì ngoài ăn và ngồi một chỗ.
Thân hình đồ sộ tới mức gần gấp đôi chồng khiến cô khó khăn trong việc di chuyển.
Hằng ngày, ngoài việc ăn và ngồi im bất động, cô Zsalynn không làm nổi một việc gì kể cả là rửa bát đĩa hay xếp dọn nhà cửa. Bà mẹ 43 tuổi chia sẻ hết rằng cô hết sức buồn bã khi không chăm sóc, ôm ấp được con gái mình như những bà mẹ bình thường khác.
Hình ảnh cô Zsalynn tại bệnh viện trong quá trình phẫu thuật giảm cân.
Cố gắng bằng mọi cách giảm cân với ước mơ sống khỏe để chăm sóc con gái.
Đặt quyết tâm sống khỏe vì con gái, cô Zsalynn đã thực hiện phẫu thuật giảm cân đặt băng cuộn (gastric band) vào mùa thu năm ngoái và đã giảm được xuống còn 149kg. Cho tới giờ, với mục tiêu thể trọng 89kg, cô Zsalynnvẫn không ngừng cố gắng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục hàng ngày.
Theo Kênh 14
[Chế biến] - Thịt bò xào cần Thịt bò xào cần tuy dễ làm nhưng để giữ hương thơm và vị ngọt của bò thì không phải lúc nào cũng dễ, cùng tham khảo những bí quyết dưới đây bạn nhé! Với món thịt bò xào cần này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 5 nhánh cần tây 1 miếng dứa 1 ít cà rốt ( không có...