Đào tạo báo chí thời 4.0: Nghề báo là sứ mệnh, đưa tin có trách nhiệm
‘ Nghề báo không phải là nghề đơn thuần mà là một sứ mệnh. Nghề báo tồn tại không chỉ cho nó mà tồn tại vì phục vụ cộng đồng, phục vụ con người’, PGS.TS Đặng Thu Hương nhận định.
Sinh viên học các môn truyền hình trong studio của Viện Đào tạo báo chí và truyền thông – Ảnh: PHAN KIỀN
Trong bối cảnh báo chí phải cạnh tranh với mạng xã hội, quay cuồng với trí tuệ nhân tạo thì đào tạo báo chí càng phải giữ vững giá trị cốt lõi là đào tạo con người, với nền tảng kiến thức vững chắc, có chiều sâu trí tuệ, đưa tin chính xác, nhân văn, phục vụ cộng đồng.
PGS.TS Đặng Thu Hương – viện trưởng Viện Đào tạo báo chí và truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội – khẳng định như vậy trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập khoa báo chí, nay là Viện Đào tạo báo chí và truyền thông.
PGS.TS Đặng Thu Hương
* Ngành báo chí đang biến đổi quá nhanh, đòi hỏi người làm báo không ngừng thích ứng. Trước những đòi hỏi ngày càng cao của các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo đã thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu xã hội, thưa bà?
- Chúng tôi luôn lắng nghe nhu cầu của xã hội, nhưng chọn lọc chứ không chạy theo xu hướng, thị hiếu.
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong đào tạo báo chí truyền thông hiện đại. Viện là một trong những cơ sở đào tạo báo chí có hệ thống trường quay, phòng dựng, phòng multimedia phục vụ giảng dạy vào loại hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu công nghệ 4.0 kết nối vạn vật thì chính nền tảng khoa học xã hội và nhân văn sâu sắc sẽ kết nối con người, kết nối trái tim.
Chúng tôi coi cái gốc của đào tạo nghề báo là trang bị cho sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, phông nền kiến thức sâu sắc và kỹ năng nghiệp vụ thuần thục.
Nghề báo không phải là nghề đơn thuần mà là một sứ mệnh, nghề báo tồn tại không chỉ cho nó mà tồn tại vì phục vụ cộng đồng, phục vụ con người. Do đó cái lõi của nghề là truyền tải thông tin đúng, nhân văn tới xã hội.
Chúng tôi muốn sinh viên của mình sau này ra trường là những người đưa tin nhanh nhưng phải đưa tin có trách nhiệm, có kiểm chứng, có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.
* Nhiều năm trước, việc đào tạo báo chí vẫn nghiêng về dạy lý thuyết, thầy cô giỏi về lý thuyết nhưng lại ít người có kinh nghiệm thực tế tại các cơ quan báo chí. Những năm gần đây, việc này đã được cải thiện thế nào?
- Không giống như đào tạo cử nhân của ngành khoa học xã hội khác, rèn luyện kỹ năng làm nghề luôn là ưu tiên số 1 trong các trường đào tạo báo chí truyền thông. Triết lý đào tạo của viện là gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Viện hiện có khoảng 30 thầy cô cán bộ giảng dạy cơ hữu, trong đó trên 35% đạt học hàm PGS, hơn 60% đạt học vị tiến sĩ.
Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu, Viện Đào tạo báo chí và truyền thông còn có hơn 50 giảng viên kiêm nhiệm, mời giảng là những chuyên gia về báo chí, quản lý báo chí và nhiều nhà báo uy tín, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi còn có Vườn ươm VTV, VOV, Zing để các sinh viên được tới các cơ quan báo chí này thực hành, được các nhà báo tại đây hướng dẫn…
* Báo chí đang phải đối mặt với áp lực rất lớn về việc tự chủ kinh tế. Nhiều tờ báo loay hoay không biết làm cách nào hài hòa giữa việc làm kinh tế báo chí với cân bằng chất lượng chuyên môn. Giai đoạn này, hệ đạo đức nghề nghiệp ngành báo bị thử thách rất lớn…
- Trong bối cảnh báo chí phải cạnh tranh với mạng xã hội, mỗi công dân đều có thể là một người đưa tin, thì ngành báo càng phải giữ vững giá trị cốt lõi: đạo đức nghề nghiệp. Chúng tôi biết các cơ quan báo chí đang phải chịu áp lực rất lớn về tự chủ tài chính. Tuy nhiên, nghĩ đi nghĩ lại, tờ báo sống được là nhờ niềm tin của độc giả, mà muốn tạo được niềm tin cho độc giả thì không có cách nào khác phải đầu tư cho nội dung.
* Trước sự thay đổi rất lớn của ngành báo, cơ sở đào tạo đang phải chịu những áp lực gì?
- Trên tinh thần liên tục đổi mới, chương trình đào tạo của viện được bổ sung nhiều học phần mới mẻ, hiện đại như báo chí trên điện thoại di động, báo chí dữ liệu, tổ chức nội dung và sáng tạo siêu tác phẩm báo chí, đưa tin trong tình huống khẩn cấp, và các lĩnh vực báo chí chuyên biệt khác.
Tuy nhiên, thế mạnh của việc đào tạo báo chí ở Trường ĐH KHXH&NV là sinh viên của viện được tiếp cận và được truyền thụ những kiến thức cơ bản, nền tảng và sâu sắc nhất về các ngành KHXH&NV, những phông nền kiến thức quan trọng và quý báu giúp các nhà báo tương lai có thể nhận diện thấu đáo vấn đề và truyền tải thông tin đến công chúng một cách nhân văn nhất.
Không chỉ chú trọng đào tạo, viện cũng thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất kiến nghị chính sách với các cơ quan lãnh đạo, quản lý về báo chí, truyền thông.
Viện Đào tạo báo chí và truyền thông là một trong hai cơ sở đào tạo báo chí truyền thông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, đào tạo ba bậc từ cử nhân đến tiến sĩ ngành báo chí. Ngoài chương trình cử nhân báo chí, báo chí chất lượng cao, quan hệ công chúng, viện đào tạo ba chương trình thạc sĩ: thạc sĩ báo chí (định hướng nghiên cứu), thạc sĩ báo chí (định hướng ứng dụng) và thạc sĩ quản trị báo chí truyền thông.
Cần nhiều thực hành
* Nhà báo Trương Anh Ngọc (cựu sinh viên K39 khoa báo chí Trường ĐH KHXH&NV):
Cá nhân tôi mong muốn đào tạo báo chí cần dành nhiều thời lượng để sinh viên trao đổi, tranh biện, phản biện để phát triển tư duy. Ví dụ đợt bão lũ này giảng viên có thể đưa luôn vào nội dung học để sinh viên tranh luận, cùng thảo luận xem cách thức tác nghiệp thế nào, cùng trao đổi về vấn đề gây tranh cãi: tác động của thủy điện chẳng hạn.
* Nhà báo Vũ Thanh Hường (trưởng phòng sự kiện và nghệ thuật, ban giải trí Đài Truyền hình Việt Nam – cựu sinh viên K36 khoa báo chí Trường ĐH KHXH&NV):
Báo chí đang thay đổi chóng mặt, với mảng truyền hình thì còn gắn chặt với sự phát triển công nghệ, thiết bị thay đổi liên tục. Đương nhiên nền tảng lý thuyết là rất quan trọng nhưng sinh viên rất cần thực hành, ngoài ra còn cần được học cả tư duy phản biện, nhìn nhận một sự việc dưới nhiều góc độ.
Nhìn lại 30 năm phát triển, tôi thấy khoa báo chí trước đây, Viện Đào tạo báo chí và truyền thông ngày nay đã rất nỗ lực. Đội ngũ giảng viên bây giờ đều là những người có trình độ, giỏi và họ cũng rất hiểu những bất cập trong công tác đào tạo và có khát khao để thay đổi.
Đại học Luật Hà Nội chào đón tân sinh viên khóa 45 nhập học
Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học năm 2020, sáng 19/10, Đại học Luật Hà Nội đã chính thức tổ chức Chương trình Chào mừng sinh viên khóa 45 nhập học.
Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên đã gửi lời chúc mừng tới các tân sinh viên K45 đã xuất sắc vượt qua hàng chục nghìn ứng viên để chính thức trở thành sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội - ngôi trường có bề dày truyền thống gần 41 năm tuổi.
Hiệu trưởng cũng khẳng định sẽ cùng với gia đình đào tạo, rèn giũa các em trở thành những cử nhân luật trong tương lai, vừa giỏi về chuyên môn vừa có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Đồng thời nhấn mạnh nhà trường sẽ dành các điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập để các em có thể phát huy được năng lực và sở trường của mình.
Năm học này, Nhà trường chính thức đón tiếp 2180 tân sinh viên hệ chính quy nhập học. Nhằm tạo điều kiện cho công tác thu nhận hồ sơ đầu năm học mới, các phòng ban chức năng của Nhà trường cùng các bạn tình nguyện viên của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn tân sinh viên bằng việc hướng dẫn địa điểm, phân ra các khu tiếp nhận hồ sơ riêng, kiểm tra đối tượng ưu tiên, chế độ chính sách, tư vấn kỹ càng để các em có thể dễ dàng làm hồ sơ và đăng ký nhập học.
Các tình nguyện viên của Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn tân sinh viên.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: 'Dạy báo chí là dạy nghề - một nghề đặc biệt' PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh "dạy báo chí là dạy nghề - một nghề đặc biệt" tại lễ khai giảng năm học mới của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II. Sáng 30/9, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (VOV College) tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 tại cơ sở Quận 12 (TP.HCM)....