Đào tạo bằng thực hành để sinh viên tiếp cận doanh nghiệp
Bên cạnh nỗ lực cá nhân thì phương pháp dạy và học cũng cũng góp phần quan trọng quyết định kết quả việc học tập, rèn luyện của mỗi người.
Một phương pháp phù hợp không những giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức mà còn kích thích sự hứng thú và say mê tìm tòi. Chất lượng việc học cũng từ đó được nâng cao.
Vừa qua, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace – đơn vị tiên phong về đào tạo thực hành – đã triển khai một phương pháp đào tạo mới mang tên Phương pháp học: Thực hành – Trải nghiệm – Trực quan. Dưới đây là cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Thanh Hoàng – Phó hiệu trưởng chuyên môn nhà trường – để tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích mà phương pháp này mang lại cho người học.
Thầy Nguyễn Thanh Hoàng – Phó hiệu trưởng chuyên môn trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.
- Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace được biết đến như một đơn vị mở lối và thành công với phương pháp học thực hành. Vừa qua, iSpace lại mới triển khai phương pháp đào tạo “Thực hành – Trải nghiệm – Trực quan”. Thầy có thể nói rõ hơn về phương pháp này?
- Phương pháp đào tạo này kế thừa và phát triển phương pháp “học bằng thực hành” trước đây của nhà trường. Theo đó, sinh viên sẽ được học và được làm trực tiếp trên máy móc, thiết bị thật để “rèn nghề” với tổng thời lượng thực hành là 70%. Bên cạnh thời gian đi thực tập thực tế, mỗi học kỳ, sinh viên sẽ được tập làm việc như một nhân viên dưới sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Tại đây, không những các bạn được rèn luyện về chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm mà còn có thể trau dồi về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm. Mỗi nghề đều được thiết kế với tối thiểu 500 giờ trải nghiệm thực tế như vậy. Đặc biệt, các bạn phải chứng minh được quá trình học việc của mình bằng những sản ph ẩm thực có thể sử dụng được. Đó gọi lại trực quan.
- Có thể nhiều người sẽ nghĩ trực quan là sinh viên được “cầm tay chỉ việc”. Vì sao iSpace lại định nghĩa về yếu tố trực quan khác như vậy?
- Sở dĩ yếu tố trực quan ở đây lại có phần khác biệt là vì iSpace muốn nhấn mạnh mục tiêu của việc đào tạo thực hành và cho sinh viên trải nghiệm thực tế, để các bạn không chỉ biết cách làm mà còn phải làm được và sản phẩm làm ra phải sử dụng được. Khi sinh viên ra trường, doanh nghiệp cần khả năng làm “được việc” của ứng viên và các bạn phải chứng minh điều đó qua sản phẩm thực.
- Được biết, iSpace rất chú trọng việc kết nối doanh nghiệp để cùng đào tạo. Vậy với phương pháp mới này, doanh nghiệp có ý kiến hay phản hồi nào không?
- Định hướng đào tạo thiên về thực hành, trách nhiệm của trường là phải kết nối chặt chẽ cùng doanh nghiệp để cập nhật thường xuyên công nghệ mới và những yêu cầu đầu vào đối với ứng viên của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh chương trình giảng dạy sao cho phù hợp. Chúng tôi nhận được những đánh giá tích cực từ các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên trường thực tập và làm việc. Có những đơn vị đã tìm được ứng viên tiềm năng và phù hợp ngay trong quá trình tham gia huấn luyện chuyên môn và kỹ năng nghề cho các bạn tại trường.
Video đang HOT
Phương pháp đào tạo Thực hành – Trải nghiệm – Trực quan được ra đời là nhờ sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp đồng hành để phát huy hơn nữa ý nghĩa của yếu tố thực hành, tạo điều kiện cho các bạn thể hiện năng lực ngay khi còn học qua những sản phẩm thực tế. Doanh nghiệp cũng từ đó dễ dàng nhận ra những ứng viên tiềm năng hơn.
Đại diện Draytek hướng dẫn sinh viên iSpace thực hành với thiết bị thật của công ty.
- Để áp dụng phương pháp mới này đạt hiệu quả cao, iSpace có đã những chuẩn bị như thế nào?
- Hiện nay, nhà trường đang hoàn thiện việc đổi mới cấu trúc chương trình đào tạo theo hướng xác định rõ cho sinh viên năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi của từng nghề trước khi các bạn theo học. Năng lực cốt lõi giúp sinh viên hình dung với nghề đó, các bạn sẽ được học những gì và làm được những gì sau mỗi giai đoạn. Đồng thời trường cũng vạch ra cho các bạn lộ trình phát triển theo cấp bậc của ngành nghề đã chọn. Giá trị cốt lõi giúp sinh viên biết được những lợi thế mình nắm giữ khi học tại iSpace và khi ra trường để tự tin hơn đến với nhà tuyển dụng.
Nhà trường cũng đầu tư mới máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu học thực hành, xây dựng xưởng thực tập, phòng thực hành, phòng mô phỏng nghiệp vụ, tại đây mô tả những đầu công việc cụ thể theo từng nghề mà sinh viên phải hoàn thành được qua từng học kỳ. Việc này giúp các bạn xác định rõ mục tiêu và có kế hoạch học tập hiệu quả. Nhà trường cũng tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong giảng dạy và hướng dẫn thực tập để sinh viên được trải nghiệm một cách chân thực môi trường làm việc ngay khi còn đi học.
Mọi chi tiết và thắc mắc, vui lòng liên hệ:
Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace
240 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
ĐT: 08. 62 678 999; Website: www.ispace.edu.vn; Email:tuyensinh@ispace.edu.vn
Tư liệu: iSpace
Theo Infonet
Check xem liệu bạn có đang học "lưng chừng"
Học lưng chừng, khái niệm ấy có quá lạ lẫm với bạn?
Điểm mặt chỉ tên
"Mời" bạn ngó qua những biểu hiện của kiểu học lưng chừng được liệt kê dưới đây:
- Chăm chỉ học bài nhưng không biết tại sao mình phải/cần học.
- Hoặc tự mãn, hài lòng với kết quả học tập của bạn thân và cho rằng mình không cần cố gắng nhiều hơn nữa.
- Đến lớp như một quy định bắt buộc và không làm gì khác ngoài... ngủ gật, nói chuyện với bạn bè, làm việc riêng trong giờ học.
- Không vui mừng khi điểm cao, không thất vọng khi điểm thấp. Với bạn, điểm số không đóng một vai trò gì cả.
- Không biết mình muốn gì.
Lý do của bạn là gì?
Sự thực thì câu chuyện "học lưng chừng" không tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khá phong phú, đa dạng.
Với Phương Trang (ĐH KTQD) thì học lưng chừng là một kế cầm chừng của cô bạn trong những năm tháng học... nhầm trường. "Tớ muốn học ngành PR - Quảng Cáo. Nhưng bố mẹ nhất quyết phản đối và muốn tớ thi vào trường Kinh Tế. Để có thể làm vừa lòng bố mẹ, tớ đã nộp hồ sơ và đỗ vào trường này. Nhưng càng ngày, tớ càng cảm thấy mình không hợp với những con số, phép toán, những công thức khó nhằn. Thôi thì tới lớp học cho qua ngày rồi ra trường tính sau vậy!"
Còn Minh Phương (Gia Lâm, HN) thì khá "ung dung" với tư tưởng "Học hay không cũng thế!" của mình. Chẳng là cậu bạn này đọc được thông tin rằng kiến thức học trong trường phổ thông và đại học không thể giúp gì chúng ta sau khi ra trường làm việc nên Phương nghĩ cậu cũng không cần "mài ghế" nhà trường nữa. Cậu chểnh mảng học hành và không màng tới điểm số. Thậm chí cậu còn tin rằng đó là một lựa chọn đúng đắn và cười khẩy vào những người bạn khác đang chăm chỉ học hành và cố gắng từng đêm.
Riêng Phan Hoàng (BG) lại thể hiện sự chống đối trường lớp của mình bằng cách lơ là việc học. Khi thầy cô của cậu chấm điểm thiếu công bằng, có thể do một sự nhầm lẫn hay hiểu lầm nào đó, cậu không lên tiếng mà ngấm ngầm... ghét bỏ thầy cô. Cậu nghĩ việc chấm thi là không công bằng, hà tất cậu cần cố gắng. Từ đó cậu rèn cho mình thói quen đến trường mà như không đến, ngồi học mà như đi chơi...
Bạn được gì khi ở giữa lưng chừng việc học?
- Sự tập trung nửa vời
Bạn không thể phân thân để hoàn thành cùng một lúc nhiều nhiệm vụ. Vậy nên khi ở trường cũng như lúc ngồi học ở nhà, bạn nên tập trung vào học thay vì lơ đãng. Điều đó không mang lại hiệu quả cho bất kì công việc nào của bạn.
- Sự ảo tưởng về bản thân
Như trong trường hợp của Phương, cậu bạn này luôn bảo thủ giữ ý nghĩ của bản thân về một tương lai "không cần kiến thức". Cậu nghĩ cậu sẽ thành công. Nhưng cậu không biết rằng nếu không có những kiến thức nền tảng đó, cậu rất khó có thể tiếp thu những kiến thức nâng cao sau này. Thêm nữa, sự lười biếng của cậu ở thời điểm hiện tại có thể biến thành thói quen và ảnh hưởng đến tương lai của cậu rất nhiều!
- Sự thất bại có thể dự đoán
Dù bạn biết hay không biết, đồng ý hay phản đối, bạn cũng nên đưa ra ý kiến đóng góp của mình với thầy cô trực tiếp giảng dạy. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ với các cơ quan khác như BGH nhà trường, thầy cô chủ nhiệm,... để được trợ giúp. Bạn chắc chắn không thể phát triển toàn diện trong một môi trường chính bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn bằng lòng với việc học lưng chừng. Nhưng như thế có nghĩa cả đời bạn cũng có thể phải sống... lưng chừng. Bạn có muốn vậy không?
Theo TTVN
Độc đáo "Vườn Lịch sử xứ Thanh" Công trình "Vườn Lịch sử xứ Thanh" được xem như là một dụng cụ học Lịch Sử bằng trực quan rất sinh động và ý nghĩa của thầy trò Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. Thầy giáo Hoàng Xuân Khánh về làm hiệu trưởng tại Trường Tiểu học Minh Khai 1 từ năm 2008. Ngày thầy...