Đào tạo bậc cao ngày càng… thoáng
Tình trạng bùng phát số lượng cơ sở đào tạo sau đại học đã khiến việc tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ trong nước hiện nay ngày càng dễ dãi.
Việc tuyển sinh, đào tạo sau ĐH trong nước ở nhiều trường khá thoáng
Chủ yếu để học viên… dễ tốt nghiệp
Trường ĐH Công nghệ thông tin có 2 ngành đào tạo sau ĐH với tổng chỉ tiêu là 130 thạc sĩ và 8 tiến sĩ. Tổng số thí sinh nhập học trong năm 2017 chỉ đạt 74%. Đáng lưu ý, số học viên phải gia hạn sau 2 năm học tập chiếm 95% và tỷ lệ học viên phải xin gia hạn tiếng Anh sau khi hết thời gian đào tạo khoảng 30%.
Phát biểu tại hội thảo về đào tạo tiến sĩ do Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tổ chức vừa qua, tiến sĩ Ngô Bá Hùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin – Truyền thông Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng phương thức đào tạo tiến sĩ hiện nay ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Mặc dù có 2 phương thức tập trung (3 năm) và bán tập trung (4 năm) nhưng hầu hết nghiên cứu sinh đều chọn bán tập trung. Với phương thức này, thời gian đầu tư cho học tập, nghiên cứu rất hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập.
Một phó giáo sư tại TP.HCM rất bức xúc về tình trạng tuyển sinh, đào tạo và tốt nghiệp ngày càng dễ của một số trường. Người này nói: “Luận văn thạc sĩ được yêu cầu phải có điểm mới trong hình thức và nội dung nhưng nhiều trường đưa ra những đề tài định hướng na ná nhau để học viên dễ tốt nghiệp. Chẳng hạn với ngành quản trị kinh doanh thường có dạng đề tài về sự hài lòng của khách hàng, có khi chỉ thay đổi tên công ty A thành công ty B. Đó là lý do dù yêu cầu các trường phải công bố luận văn lên website nhưng không ít trường chưa thực hiện. Chính vì những đề tài quá dễ mà bản thân tôi đã từ chối hướng dẫn nhiều đề tài”.
Hạ chuẩn đầu vào để thu hút người học?
Ngay ở khâu tuyển sinh đầu vào bậc học này cũng đang có nhiều vấn đề: trường càng lớn càng khó tuyển sinh.
Thống kê từ ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy từ năm 2012 đến nay số lượng thí sinh đăng ký dự thi sau ĐH giảm mạnh. Với hơn 10.000 người đăng ký dự thi năm 2012, 2013, đến năm 2014 giảm xuống còn 6.706. Đáng chú ý, năm 2017 chỉ còn 2.912 người dự thi, thấp hơn chỉ tiêu được giao. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng trong tình trạng tương tự, năm 2017 trường này chỉ tuyển bằng 1/4 số học viên cao học so với năm 2011.
Video đang HOT
Trước tình trạng khó tuyển này, nhiều trường đang có ý định hạ chuẩn đầu vào để thu hút người học. Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đề xuất thay đổi phương thức tuyển sinh thạc sĩ. Trong đó, thay vì thi toán cao cấp 1 môn cơ bản thì chuyển sang phỏng vấn đánh giá năng lực tổng hợp, thi tự luận môn cơ sở thì chuyển sang vấn đáp. Theo viện này, lợi ích với người học là giảm áp lực ôn tập môn toán!?
Theo đề xuất Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, với người đã có thâm niên công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi sau ĐH nhưng có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần hoặc ngành khác thì không cần yêu cầu bổ sung kiến thức chuyên ngành. Thay vào đó, để cho học viên tự bổ túc kiến thức trong quá trình học sau khi trúng tuyển.
Cũng theo trường này, với những ngành ít thí sinh dự thi, để duy trì người học, cần mở thêm hình thức thi vấn đáp bên cạnh tự luận và trắc nghiệm.
ĐH Quốc gia TP.HCM còn đề xuất bổ sung giai đoạn dự bị nghiên cứu sinh trong đào tạo tiến sĩ. Cụ thể là cho phép các đối tượng chưa có đủ các điều kiện đầu vào tham gia giai đoạn dự bị nghiên cứu sinh trong vòng 24 tháng để hoàn thành yêu cầu đầu vào gồm: học ngoại ngữ, làm việc để có bài báo nghiên cứu, học tiền tiến sĩ…
Đề xuất này nhằm tạo điều kiện để thu hút người học bằng cách cho “nợ” đầu vào.
“Thuê học hàm” giáo sư, phó giáo sư
Tiến sĩ Ngô Bá Hùng cho rằng vấn đề còn nằm ở chất lượng người hướng dẫn. Đa số cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh đều quá bận rộn nên thời gian dành cho việc hướng dẫn, giám sát quá trình học tập nghiên cứu của người học còn nhiều hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo sau ĐH.
Đã có hiện tượng thuê giảng viên để mở ngành. Một trường ĐH tại ĐBSCL đào tạo chuyên ngành phương pháp dạy văn, tiếng Việt nhưng trường không đủ yêu cầu đội ngũ theo quy định. Trường phải “thuê học hàm” PGS của một người ngoài Hà Nội để hợp thức hóa thủ tục với giá 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng 3 năm nay người được “thuê học hàm” chưa một lần được mời vào giảng dạy hoặc ít nhất là thăm trường.
Theo TNO
'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ
Số nơi đào tạo thạc sĩ nở rộ trên cả nước dẫn đến nghịch lý: trường càng uy tín càng khó tuyển sinh, vì người học chỉ cần lấy tấm bằng là đủ.
'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ
Theo Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước có 180 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ với quy mô 105.801 học viên (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Số ĐH, học viện trong năm học trên là 235.
Tính từ năm 2010 đến nay, số cơ sở giáo dục tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ nở rộ...
Khắp nơi tuyển sinh
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 trở về trước chỉ có Trường ĐH Cần Thơ đào tạo sau ĐH. Đến nay, thống kê chúng tôi có được cho thấy hầu như tất cả các trường ĐH ở khu vực này như Đồng Tháp, An Giang, Tây Đô, Nam Cần Thơ, Cửu Long, Kinh tế công nghiệp Long An... đều có tuyển sinh thạc sĩ.
Nhiều trường ở khu vực này từ CĐ đến ĐH đã liên kết với trường khác tổ chức tuyển sinh đào tạo hàng chục chuyên ngành sau ĐH.
Đơn cử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. Kỳ tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2018, trường thông báo tuyển 23 chuyên ngành khác nhau với hơn 600 chỉ tiêu. Đây là các chương trình liên kết với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Vinh đào tạo.
Tương tự, Trường ĐH Bạc Liêu cũng liên kết với các trường ĐH khác tuyển sinh 24 chuyên ngành cao học. Trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Tiền Giang, Cửu Long cũng liên kết với ĐH miền Bắc, miền Trung tuyển sinh sau ĐH. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang cũng là điểm tiếp nhận hồ sơ, nơi học tập của nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ...
Ở Đông Nam Bộ (trừ TP.HCM), năm 2010 chỉ có Trường ĐH Lạc Hồng, ĐH Bình Dương đào tạo thạc sĩ. Đến nay có 8 đơn vị đào tạo thạc sĩ (2 đơn vị liên kết). Còn ở TP.HCM và Hà Nội, hầu như trường ĐH nào cũng có tuyển sinh đào tạo thạc sĩ...
"Né" trường tuyển khó
Chính việc "bùng nổ" các chương trình, trường đào tạo thạc sĩ thời gian qua đã dẫn đến một điều nghịch lý: trường càng uy tín càng khó tuyển sinh.
Thống kê từ ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy từ năm 2012 đến nay, lượng học viên nhập học bậc sau ĐH tại các trường thành viên giảm rất mạnh. Cụ thể, năm 2012 đơn vị này có 10.000 thí sinh dự thi. Đến năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh đăng ký dự thi/3.683 chỉ tiêu.
Cũng so sánh hai năm kể trên, số thí sinh đăng ký thạc sĩ vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM như Trường ĐH Bách khoa giảm 6 lần; ĐH Khoa học tự nhiên giảm 3 lần; ĐH Công nghệ thông tin giảm 8 lần, ĐH Kinh tế - luật giảm 6 lần... Số lượng thí sinh đăng ký dự thi thạc sĩ trong các năm gần đây đều thấp hơn so với chỉ tiêu.
Tương tự, số thí sinh dự thi cao học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng liên tục giảm những năm gần đây. Thời đỉnh điểm, số lượng thí sinh dự thi cao học ở trường này cả chục ngàn người, nhưng trong kỳ tuyển sinh đợt 2-2017 chỉ có hơn 1.700 thí sinh dự thi.
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tình trạng cũng tương tự. Năm 2011, trường này tuyển được 3.053 học viên cao học theo học tại 32 chương trình đào tạo thạc sĩ. Và cả hai đợt tuyển sinh năm 2017 trường chỉ tuyển được khoảng 800 học viên cao học, chỉ bằng 1/4 so với cách đây 6 năm.
Theo đánh giá của ĐH Quốc gia TP.HCM, số lượng thí sinh sau ĐH giảm có một số nguyên nhân chính như số trường ĐH đào tạo thạc sĩ tăng nhanh kể từ năm 2010. Nếu so các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường ĐH bên ngoài, số ngành trùng là 48%.
"Số lượng thí sinh đăng ký học cao học tại ĐH Quốc gia TP.HCM sụt giảm nghiêm trọng do có quá nhiều trường đào tạo thạc sĩ. Trong đó có nhiều trường tuyển sinh dễ, điều kiện ngoại ngữ không cao nên thu hút nhiều người đi học vì mục tiêu kiếm bằng hơn nâng cao kiến thức" - một cán bộ ĐH Quốc gia TP.HCM đánh giá.
Theo TTO
Đào tạo thạc sĩ: Con gà đẻ trứng vàng! Những khoản học phí chính thức, những khoản đóng góp không chính thức, những món quà... giúp nhà trường và giảng viên tham gia đào tạo thạc sĩ khoản thu nhập đáng kể. ảnh minh họa Liên kết đào tạo thạc sĩ thường là các cơ sở như ĐH, CĐ, trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên... Ở địa phương tôi, trung...