Đào tạo ATTT ngắn hạn theo chương trình trong nước
Sáng nay, 23/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã tổ chức Lễ khai giảng Khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về nâng cao kỹ năng an toàn thông tin theo chương trình trong nước.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, đây là khóa học thuộc Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020″ (Đề án 99), cũng là khóa đào tạo đầu tiên áp dụng chương trình trong nước, do các chuyên gia trong nước xây dựng và trực tiếp giảng dạy.
Nội dung khóa học được biên soạn dựa theo Chương trình khung đào tạo ngắn hạn về ATTT tron khuôn khổ Đề án 99, “bám sát nhu cầu về ATTT” của các cơ quan, tổ chức Nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại Lễ Khai giảng. Ảnh: Giang Phạm
Đáng chú ý, hiện tại, Bộ TT&TT đã triển khai một số khóa đào tạo theo chương trình quốc tế, nên kết quả của các khóa trong nước và quốc tế sẽ được đánh giá, so sánh với nhau về hiệu quả thực tế, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn cách thức triển khai rộng rãi trong các năm tiếp theo.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, trong tháng 12/2015, Cục An toàn thông tin sẽ triển khai hết các Khoá đào tạo thí điểm về an toàn thông tin trong nước. Đối tượng tham gia khoá học là cán bộ kỹ thuật làm về an toàn thông tin trong cơ quan Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tài chính, ngân hàng, tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Nội dung đào tạo bao gồm cung cấp các kiến thức nền tảng về an toàn thông tin và đảm bảo an toàn thông tin cho cơ quan, tổ chức; cung cấp các kiến thức để học viên có thể vận hành, quản trị, giám sát hệ thống một cách an toàn; cung cấp kỹ năng cho học viên có thể thiết lập, áp dụng các giải pháp về an toàn thông tin được khuyến nghị vào thực tế… Các học viên sẽ được đào tạo trong 5 ngày với hơn 40% thời lượng dành cho thực hành kỹ năng.
Đề án 99 được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt ngày 14/01/2014, với mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 sẽ đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở nước ngoài, trong đó có 100 Tiến sĩ; đào tạo 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao; đưa 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài; tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm về an toàn, an ninh thông tin và CNTT tại các cơ quan nhà nước.
Theo Vietnamnet.vn
Sẽ sáp nhập trường cao đẳng sư phạm vào đại học
Bộ GD&ĐT sẽ chuyển một số cao đẳng sư phạm thành cơ sở 2 của trường đại học sư phạm hoặc trường khác để chuyển đổi ngành nghề.
Trả lời Quốc hội chiều 17/11 về đào tạo giáo viên của các trường sư phạm, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, mạng lưới đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của những năm sau giải phóng. Hiện tại, năng lực và quy mô đào tạo đã vượt xa nhu cầu.
Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp, Bộ GD&ĐT kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trong đó có trường sư phạm. Một số trường sư phạm ở địa phương đã được chuyển sang cộng đồng, mở thêm ngành đào tạo để phát triển nguồn nhân lực địa phương.
Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn Quốc hội.
Bộ GD&ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng quyết định quy mô của các trường đại học, cao đẳng sư phạm và Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, không để tự phát triển không có giới hạn.
Cụ thể, Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ có tối đa 15.000 sinh viên; Đại học Giáo dục 6.000 người và các trường cao đẳng sư phạm không quá 5.000 sinh viên.
Người đứng đầu ngành giáo dục nói, đã dừng hệ đào tạo từ xa đối với giáo viên và chấm dứt đào tạo thạc sĩ với cơ sở ở ngoài trụ sở chính của trường.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp địa phương quy hoạch lại trường cao đẳng sư phạm. Ông Luận nêu ví dụ, đã bàn với lãnh đạo tỉnh Hà Nam để Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp nhận Cao đẳng Sư phạm Hà Nam thành cơ sở 2, nhằm giãn bớt sinh viên. Phần còn lại thành lập trường phổ thông liên cấp để thực nghiệm những phương pháp giảng dạy mới.
"Theo hướng này, chúng tôi tiếp tục làm việc với địa phương khác. Nếu đủ điều kiện và đạt yêu cầu kỹ thuật của tất cả các bên, chúng tôi sẽ chuyển một số trường cao đẳng sư phạm thành cơ sở 2 của các trường đại học sư phạm hoặc trường đại học khác để chuyển đổi ngành nghề", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Ngoài ra, một số trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật, cao đẳng cộng đồng nhưng vẫn đào tạo sư phạm sẽ phải dừng hoạt động.
Về chỉ tiêu tuyển sinh đối với ngành sư phạm, Bộ trưởng GD&ĐT nhấn mạnh, các trường sẽ tự chủ theo tinh thần của Luật giáo dục đại học. Các cơ sở đào tạo cần xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên nhu cầu của địa phương.
Bộ GD&ĐT sẽ thường xuyên phát cảnh báo về những nơi thừa, thiếu giáo viên để địa phương rõ và học sinh sau khi tốt nghiệp THPT cân nhắc, lựa chọn ngành này.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2014, cả nước dư thừa khoảng 35.000 giáo viên bậc THCS và THPT. Do ngành sư phạm được nhiều ưu đãi hơn so với các ngành khác, trong đó có việc miễn học phí, nên rất nhiều sinh viên, đặc biệt ở những vùng nông thôn theo học.
Theo Zing
Học xong 9 năm, sau đó học gì? Để thực hiện triệt để việc phân luồng học sinh sau THCS, hướng tới thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm, thiết kế chương trình đào tạo nói riêng cần quan tâm đến những yếu tố nào? GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội:Phân...