“Đạo” sách làm luận án tiến sĩ?
Nghiên cứu sinh Võ Văn Lý cho rằng việc giống nhau từng chữ ở một số đoạn trong luận án là sự trùng hợp ngẫu nhiên (?!)
Ông Lê Minh Phước khẳng định nghiên cứu sinh Võ Văn Lý đã lấy nhiều đoạn trong cuốn sách của ông để đưa nguyên xi vào luận án. Ảnh: Huy Lân
Mới đây, ông Lê Minh Phước, giáo viên Khoa Thể dục – Nhạc – Họa Trường ĐH Đồng Nai, phản ánh với Báo Người Lao Động việc ông Võ Văn Lý, một đồng nghiệp dạy cùng trường, đã sao chép sách của ông để làm luận án tiến sĩ.
Theo đó, tình cờ ông vào website của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì phát hiện trong rất nhiều trang của luận án tiến sĩ “Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” của tác giả Võ Văn Lý đã sao chép hầu hết từ cuốn sách Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy âm nhạc ở trường cao đẳng sư phạm, do ông viết theo yêu cầu dự án đào tạo giáo viên THCS của Bộ GD-ĐT. Cuốn sách này đã đoạt giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2008. Thậm chí, một số trang cóp lại gần như nguyên bản.
Để chứng minh thêm, ông Phước dẫn ra những đoạn giống nhau đến từng chữ. Chẳng hạn sách của ông có những đoạn như “… Người học không những phải học để phát âm cho đúng cao độ, trường độ, sắc thái… mà còn phải học cách cảm thụ âm nhạc thông qua những bài học theo trình tự có chủ đích. Những giải pháp công nghệ thông tin có thể giúp người học rút ngắn được quá trình đó” thì trong luận án của ông Lý đăng lại không khác một chữ. Thậm chí, nhiều đoạn giống y nguyên cả các ký hiệu hoặc một số câu lệnh lưu tập tin trong phần ứng dụng phần mềm Encore để giảng dạy.
Trước những tố cáo của ông Lê Minh Phước, phóng viên Báo Người Lao Động đã gặp ông Võ Văn Lý. Ông Lý cho rằng những vấn đề ông Phước nêu ra thuộc về kiến thức nên giáo viên ai cũng biết. Việc vì sao lại giống nhau từng chữ ở một số đoạn thì ông Lý cho đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên (?!). Ông Lý nói ông không hề biết có cuốn sách của tác giả Lê Minh Phước, nếu biết và sử dụng thì ông đã dẫn nguồn.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Chí Nguyện, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cho biết nguyên tắc bảo vệ luận án phải qua những chu trình hết sức phức tạp và được công khai. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, trước khi nghiên cứu sinh bảo vệ luận án một tháng, học viện đã đưa toàn văn cũng như tóm tắt luận án của nghiên cứu sinh Võ Văn Lý lên trang web của trường để mọi người cùng biết và đóng góp ý kiến. Khi bảo vệ, hội đồng có thể thông qua luận án nhưng nghiên cứu sinh phải chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng trước khi hoàn thiện, nộp lên thư viện quốc gia. Không phải thí sinh cứ bảo vệ xong là được cấp bằng mà phải chờ tối thiểu 3 tháng, nếu không có chuyện gì xảy ra thì mới được cấp bằng. Ông Nguyện cũng cho biết học viện đã nhận được khiếu nại của ông Phước. Đây là thông tin ban đầu nên đúng, sai thế nào chưa thể kết luận được. Học viện đã yêu cầu nghiên cứu sinh Võ Văn Lý giải trình và việc giải trình phải tiến hành khẩn trương.
Video đang HOT
Theo NLĐ
Hoài bão lớn của cậu sinh viên tí hon
Thật khó để tin "cậu bé" nặng vẻn vẹn 26kg, cao chưa đầy 1,3m ngồi trước mặt tôi lại là một sinh viên đã tròn hai mươi tuổi.
Một chứng bệnh hiếm gặp tại tuyến yên đã khiến Ngô Trí Hạnh không thể có được vóc dáng bình thường. Cậu dễ gây ấn tượng với người đối diện nhờ đôi mắt sáng đầy biểu cảm trên gương mặt trẻ thơ, thêm nụ cười với hai chiếc răng khểnh. Chỉ tới khi chuyện trò, mới nhận ra ẩn trong cơ thể của một cậu bé tám tuổi là những sẻ chia đầy trăn trở, là những hoài bão mang tầm vóc không hề nhỏ...
Trí Hạnh và các bạn cùng trang lứa: Tầm vóc thua xa, nhưng hoài bão thì chưa chắc!
Chứng bệnh không ai ngờ
Quê Trí Hạnh là một vùng đất thuần nông nghèo tại Đô Lương, Nghệ An. Gia đình sáu người, cha mẹ và ba anh chị của Hạnh đều là những người bình thường, khoẻ mạnh. Hạnh cũng có một tuổi thơ êm ả như những đứa trẻ khác. Mọi biểu hiện bất thường chỉ đến khi em đã lên mười, mà cơ thể hầu như không hề có sự biến chuyển nào như bạn bè đồng trang lứa.
Hạnh nhớ lại: "Suốt mấy năm trời em không hề lớn được chút nào, gia đình và những người xung quanh khi đó cho rằng em bị bệnh còi xương nên chậm lớn. Ba mẹ cho em ăn rất nhiều thịt cóc và động viên em tập những môn thể thao giúp phát triển chiều cao, nhưng chẳng thu được kết quả gì. Năm học lớp 4, em đi khám tại bệnh viện huyện Đô Lương, bác sĩ cũng không phát hiện có gì bất thường...".
Mọi việc cứ thế trôi qua, tới năm Hạnh học lớp 9 mà cơ thể vẫn không khác một cậu bé bảy tuổi, gia đình mới quyết định cho Hạnh đi khám tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Những kết quả xét nghiệm chuyên môn cho biết, có một tổn thương tại hệ thống thần kinh chèn lên tuyến yên khiến cơ thể Hạnh không thể tiết ra được hormon tăng trưởng, việc chữa trị rất tốn kém và đòi hỏi phải có nhiều thời gian, nhưng kết quả cũng được tiên liệu chẳng mấy khả quan... Cụ thể, với chi phí khoảng 50 triệu đồng và Hạnh chịu nghỉ học một năm để tập trung chữa trị, thì cũng chỉ cao thêm được tối đa là... 2cm.
"Khi được các bác sĩ giải thích cặn kẽ về căn bệnh em mắc phải, cả gia đình hết sức tuyệt vọng. Ba mẹ chấp nhận bán cả cơ nghiệp chạy chữa cho em, nhưng em không chịu. Vài phân chiều cao không thể thay đổi được số phận, mà em càng không muốn nghỉ học. Thương em, ba mẹ tiếp tục chạy chữa bằng đủ thứ thuốc nam thuốc bắc, nhưng không thay đổi được gì"- Hạnh tâm sự.
Những giọt nước mắt lặng thầm
Lên tới cấp 3, Hạnh phải chuyển tới trường mới cách nhà bảy cây số, quãng đường quá dài đối với Hạnh nên em được bạn bè ngày hai buổi đưa đón tới trường. Thế nhưng những lời xầm xì bàn tán, những ánh mắt tò mò của mọi người xung quanh trong môi trường mới đã khiến Hạnh tủi thân, lại thêm những trò đùa vô tâm của bạn bè đồng trang lứa khiến cậu học sinh bé nhỏ phải rớt nước mắt nhiều lần.
TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp, trưởng khoa thận - nội tiết, bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM:
Phát hiện trước chín tuổi, cơ hội điều trị sẽ tốt hơn
Tuyến yên là nơi sản sinh hormon tăng trưởng. Khi tuyến yên bị tổn thương, không tiết ra được hormon này thì đứa trẻ không thể phát triển bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tổn thương tại tuyến yên như di truyền, chấn thương...
Những bệnh liên quan tới tuyến yên thường khá phức tạp và đòi hỏi quá trình chữa trị kéo dài, đặc biệt thuốc để điều trị bệnh này rất mắc tiền. Nếu như được phát hiện sớm trước chín tuổi, trẻ có cơ hội điều trị tốt hơn khi được xác định đúng nguyên nhân là do thiếu hormon tăng trưởng. Bởi vậy, việc theo dõi sát sao không chỉ cân nặng mà còn chiều cao của trẻ từ lúc mới chào đời cho tới 18 tuổi là rất quan trọng, tiếc rằng việc này hiện nay vẫn chưa được lưu ý đúng mức.
"Suốt một thời gian dài, em luôn phải trốn tránh các anh chị lớp trên, vì các bạn gái khi chơi đùa luôn thích bồng em như bồng một đứa trẻ, thậm chí các bạn trai còn đòi... tụt quần em trước mặt mọi người. Những lúc ấy, em chỉ biết chạy trốn rồi khóc. Riết rồi chán nản tới mức muốn nghỉ học, nhưng nghĩ thương cha mẹ và cảm thấy phải có trách nhiệm với chính bản thân nên em vẫn ráng tiếp tục.
Cũng may sau này các bạn cũng hiểu, không còn chơi những trò đùa tai quái ấy nữa. Sau một thời gian, em mới hoà nhập được với các bạn rồi tham gia tất cả các hoạt động ở trường như những bạn bè khác. Thậm chí khi chơi đuổi bắt cùng các bạn, em luôn là người thắng!", Hạnh chia sẻ.
Tầm vóc không quyết định số phận
Kỳ tuyển sinh năm 2011, Hạnh đậu vào đại học Công nghệ thông tin (TP.HCM) và theo học tại khoa Khoa học máy tính. Hạnh cho biết, em chọn khoa này để dễ kiếm việc làm và cũng phù hợp với sức vóc mình.
Hạnh bắt nhịp việc học cùng các bạn khá tốt, tuy nhiên đôi lúc Hạnh cũng cảm thấy đuối sức vì quãng đường đi bộ khoảng hai cây số từ ký túc xá tới giảng đường đối với bạn bè là bình thường nhưng với em lại quá dài, mà đạp xe còn mệt hơn.
Tuy nhiên, Hạnh vẫn không nản lòng, vì như em chia sẻ: "Em đang hướng tới mục tiêu trở thành giám đốc một doanh nghiệp để có điều kiện tuyển dụng những người đồng cảnh ngộ và người khuyết tật về cùng làm việc. Với em, tầm vóc chưa chắc đã quyết định được số phận của mình!"
Theo Sài Gòn Tiếp thị
Ký túc xá độc nhất vô nhị: Ra vào phải leo trèo Hơn 20 học sinh Trường THCS Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) trọ học trong một ngôi nhà do cha mẹ các em tự tay dựng lên với lối "kiến trúc" độc nhất vô nhị. Do nhà xa, đường đi lại khó khăn nên hơn 20 học sinh người H' Mông, Tày phải trọ học ở gần trường. Ngôi nhà...