Đạo luận án: Tùy mức độ trùng lặp để xử lý
Tùy vào mức độ luận án của PGS Lương và thầy Khải trùng lặp nhiều hay ít mà Hội đồng khoa học Nhà nước so sánh, xem xét rồi đưa ra kết luận.
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Tống Đình Quỳ, Viện toán học (Đại học BKHN), nguyên Thư ký Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở trước đây khi PGS Nguyễn Cảnh Lương bảo vệ cho biết như vậy.
Xin PGS kể lại hoàn cảnh khi ông là Thư ký Hội đồng chấm luận án cơ sở mà PGS Lương bảo vệ?
PGS.TS Tống Đình Quỳ: Về nguyên tắc, thầy hướng dẫn trò làm luận án thì phải có tính kế thừa, trong luận án, nghiên cứu khoa học có thể trùng lặp chỗ này hoặc chỗ kia nhưng nếu kết quả khác nhau thì tôi nghĩ rằng đó là công trình của trò. Còn nếu kết quả mà trùng nhau thì vấn đề lại khác…
Lúc đó tôi là Thư ký hội đồng bảo vệ luận án cơ sở, ngày đó làm gì có máy tính, khi bảo vệ luận án toàn dùng máy chữ và viết tay. Tôi không hề biết nội dung luận án của thầy Khải thế nào, nếu tôi biết luận án của thầy Khải mà trong khi PGS Lương bảo vệ có sự trùng lặp thì tôi sẽ có ý kiến ngay. Cho đến bây giờ, khi xảy ra vụ việc như vậy, tôi mới biết đến luận án của thầy Khải.
Nhiệm vụ của tôi lúc đó tổng hợp kết quả các nơi gửi về, không có gì để so sánh việc luận án trùng nhau, đi chép hay không đi chép, còn bây giờ có chép thì chúng ta biết ngay.
Theo PGS.TS Tống Đình Quỳ, ít đề tài khoa học công bố, nên việc trùng lặp người ta cũng ít coi trọng
Ngoài ra, ngày xưa người ta bảo vệ luận án rất kín, rất ít và nếu có ai bảo vệ luận án thì gần như được đặc cách. Nếu thầy Khải công bố luận án của ông ấy rộng rãi thì tôi có thể biết được, nhưng rất ít công bố. Lúc đó họp Hội đồng chấm luận án các thầy có biết về trường hợp của PGS Lương và nhắc nhở, nhưng hoàn cảnh ngày xưa lại khác, người ta ít chú ý, hay coi trọng sự việc trùng lặp đó.
Tức là luận án của PGS Lương có tính kế thừa, mặc dù giống chỗ này hay chỗ kia, nhưng đặt ở trong hoàn cảnh thời đó thì các thầy chỉ nhắc nhở. Các thầy nói như vậy thì cũng biết như thế thôi, các thầy đóng góp ý kiến là phải trích dẫn từ đâu. Và khi đưa ra Hội đồng bảo vệ luận văn Nhà nước người ta cho qua…
Khi chúng tôi tổ chức bảo vệ luận án cho PGS Lương ở cơ sở, Hội đồng gồm 8 người. Ngày xưa không có nhiều người, khi các thành viên trong Hội đồng cơ sở tổ chức bảo vệ xong, trình lên Bộ.
Sau đó, Bộ đứng ra thành lập Hội đồng khoa học Nhà nước thì một số thành viên trong Hội đồng bảo vệ luận án cơ sở được chỉ định làm Hội đồng khoa học Nhà nước luôn.
Nếu là PGS Lương sơ suất thì giải pháp xử lý ra sao thưa PGS?
Video đang HOT
Sơ suất hay không chúng ta phải để cho Hội đồng Khoa học Nhà nước đánh giá. Người ta phải đọc kỹ hai luận án, so sánh thì mới kết luận được có chép hay không. Nhiều khi người ta viết giống nhau nhưng do sơ suất không trích dẫn, nhưng cũng có trường hợp cố tình chép luận án của người khác thì lúc đó Hội đồng luận án Nhà nước đưa ra đánh giá.
Tùy vào mức độ trùng lặp nhiều hay ít, Hội đồng Khoa học có kết luận
Trong khoa học tính trung thực rất cao. Nếu anh không chứng minh được thì anh phải trích dẫn, còn nếu anh tự chứng minh được thì là kết quả của anh. Còn nếu theo thông lệ anh không tự chứng minh được mà anh đi chép thì coi là đi chép.
Lúc đó PGS Lương có mặt khi các thầy góp ý phải trích dẫn từ đâu không?
Lúc đó PGS Lương không có mặt ở đó mà chỉ đọc lại bản nhận xét của các thầy khi bảo vệ luận án cơ sở. Nhưng về nguyên tắc PGS Lương được các thầy đóng góp ý kiến thì phải biết.
PGS đã từng gặp trường hợp nào trong ngành toán có sự trùng lặp luận án chưa?
Ở ta thì tôi chưa gặp, vì ngày xưa chúng ta không có thông tin nhiều thông tin khoa học, cho nên dẫn đến việc nếu có đi chép người ta khó phát hiện ra.
Về nguyên tắc, việc các thầy đã nhắc nhở, nhưng PGS Lương không thực hiện, theo PGS như thế là có chấp nhận được không?
Trong nghiên cứu khoa học, nếu đã nhắc nhở rồi mà anh không thực hiện về nguyên tắc là rất khó chấp nhận. Hội đồng Khoa học Nhà nước phải xem xét chứng cứ, mức độ trùng lặp ở mức độ nào thì mới có kết luận.
Nếu anh sơ xuất có thể trùng lặp một vài dòng phần tổng quan thì tôi nghĩ không lên làm to chuyện, còn nếu 2 luận án giống nhau về kết quả, công trình nghiên cứu thì đây là có vấn đề.
Xin cảm ơn PGS!
Theo Infonet.vn
Tố Hiệu phó đạo luận án: Tôi sẵn sàng đối chất
"Trong khoa học có tính kế thừa rất cao. Nếu tôi không làm được cái này thì nhờ, việc nhờ đó ta phải có sự trích dẫn, có lời nói. Đằng này, PGS Lương thề ngay từ đầu trang đó là công trình riêng ông"
Vụ việc tố cáo PGS. TS Nguyễn Cảnh Lương, Phó hiệu trưởng Trường ĐHBK "đạo" luận án, PV Infonet đã gặp người tố cáo là thầy Nguyễn Ngọc Thành, giảng viên Bộ môn Hàn để làm rõ nội dung, động cơ tố cáo.
Việc thầy đứng ra tố cáo PGS Lương "đạo" luận án cụ thể như thế nào?
Thầy Nguyễn Ngọc Thành: Nội dung tôi tố cáo đủ chứng cứ là PGS Lương có hành vi chép luận văn của người khác, bởi vì đầu trang PGS Lương "thề thốt" đây là công trình nghiên cứu của riêng ông ấy. Các số liệu và tính toán hoàn toàn trung thực, chưa công bố bất kỳ tại một công trình nghiên cứu nào khác.
Theo thầy Thành, thầy sẵn sàng đối chất trước Hội đồng chức danh, vì có đầy đủ bằng chứng
PGS Lương cam đoan là như vậy, nhưng trên thực thế, toàn bộ nội dung chương 2 của luận văn đó là của thầy Khải. Tôi đem ra đọc, thấy trùng nhau nên tôi cho rằng một nhà khoa học như PGS Lương là không trung thực. Còn về nội dung chuyên môn PGS Lương làm được gì, tôi không tố cáo, tôi không bàn luận.
Cho nên, tôi tố cáo việc PGS Lương đi chép luận án của thầy Khải, mà ông bảo của riêng ông ấy. Nhưng cái nguy hiểm là chính GS Khải đã hướng dẫn và đã nhắc nhở PGS Lương. Thậm chí nhiều thầy khác cũng đã nhắc nhở... nhưng cuốn luận án cuối cùng, PGS Lương nộp trên thư viện đã không mang ra sửa và không chịu thực hiện lời nhắc nhở của các thầy.
Chính vì vậy, gần 20 năm nay, bao nhiêu độc giả đến đọc và nghiên cứu. Như vậy, theo tôi là không được! Như thế là không trung thực. Nếu PGS Lương bảo do sơ suất thì càng không phải, bởi vì các thầy đã nhắc nhở.
Ngoài ra, khoảng thời gian gần 20 năm thì PGS Lương có thừa thời gian để lên thư viện để xin đính chính. Vì sao PGS Lương không xin đính chính đi, thì chẳng ai dám tố cáo. Hoặc nội dung như ở chương 2 giống thầy Khải, nếu PGS Lương bảo rằng phát triển lên một ý mới, thì làm sao tôi tố cáo. Vì đó là chuyện kế thừa.
Nhưng PGS Lương không nói vậy! Trong chương 2, PGS Lương bảo đã chứng minh được, trong chương 2 của luận án ông đã làm được thế này, thế kia. Trong khi đó, không nhắc đến một câu một chữ nào về thầy hướng dẫn cả... Như vậy là câu chuyện hoàn toàn khác, và không trung thực. Một cá nhân như PGS Lương phụ trách đào tạo, tuyển sinh, đào tạo sau đại học... mà sai như vậy thì sẽ gây ra sự hoang mang cho học sinh.
Làm thế nào mà thầy nhận biết được luận án của PGS Lương giống luận án của GS Khải?
Thầy Nguyễn Ngọc Thành: Nếu đem hai quyển luận án của PGS Lương và của thầy Khải ra so sánh, với trình độ của một anh kỹ sư hoặc cử nhân toán có thể nhận biết ngay là 2 cuốn giống nhau rồi. Vì toàn bộ chương 2 của luận án, PGS Lương đã chép nội dung gần như 100%. Ta nên phân biệt chép nội dung hoàn toàn khác với việc chép câu chữ.
Trong làm khoa học nếu có tham khảo, trích dẫn đều phải nghi rõ nguồn, nếu không sẽ được coi là "lập lờ". Ảnh GDVN
Tại luận án của PGS. Nguyễn Cảnh Lương, ở Chương II, mục 2.1: "Khái niệm Véc tơ chỉnh hình trong Rm (trang 39) so với luận án của PGS. TS. Đặng Văn Khải (trang 23) có ghi "Các véc tơ chỉnh hình trong không gian Rm". Ảnh GDVN
Ảnh chụp trang 50 luận án của PGS. Nguyễn Cảnh Lương có nêu Định lý 2.2.3 (Tương tự công thức tích phân Cauchy). Ảnh GDVN
Trang 33 luận án của PGS. Đặng Văn Khải có nêu Định lý 4 (Tương tự công thức Cauchy - Green). Ảnh chụp trang luận án của PGS. Đặng Văn Khải. Ảnh GDVN
Thầy có dám chịu nhận trách nhiệm về nội dung, hành vi tố cáo không?
Thầy Nguyễn Ngọc Thành: Tất cả những lời tôi tố cáo nếu sai sẽ chịu trách nhiệm trước toàn trường Đảng ủy nhà trường, thậm chí chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Tôi không sợ, vì tôi có bằng chứng và người dân ủng hộ. Còn nếu PGS Lương sai thì cơ quan chức năng đứng ra xử lý theo đúng pháp luật.
Tôi dám đối chất với PGS Lương trước Đảng Ủy trường, Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng chức danh.
Trong khoa học có tính kế thừa rất cao. Nếu tôi không làm được cái này thì nhờ, việc nhờ đó ta phải có sự trích dẫn, có lời nói. Đằng này, PGS Lương thề ngay từ đầu trang đó là công trình của riêng ông ấy, các số liệu và kết quả tính toán là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tôi không chấp nhận.
Nhưng vì đấu tranh chống tiêu cực trong ngành giáo dục, để trả lại sự trong sạch cho trường tôi dám chịu đứng ra tố cáo.
Xin cảm ơn thầy!
Theo Infonet
Bị "tố" đạo luận án, Hiệu phó ĐH Bách khoa nói gì? Tất cả nội dung vụ việc trong đơn tố cáo hãy để cho cơ quan chức năng Bộ GD&ĐT xác minh và đưa ra kết luận, như vậy sẽ phản ánh khách quan hơn... Trao đổi với PV Infonet chiều 7/1, PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Tất cả nội dung vụ việc...