Đào được khối đá sau nhà, 31 năm sau mới biết nó có giá trăm tỷ
Chủ nhà chỉ biết giá trị thực sự của khối đá trong vườn sau hơn 30 năm kể từ khi đào được nó.
Năm 1989, một người đàn ông ở Blaubeuren, thuộc vùng Swabia, nước Đức đang đào rãnh đặt cáp trong vườn nhà thì vô tình phát hiện một tảng đá lớn. Ông nhận thấy tảng đá cuội nặng khác thường và chứa lượng lớn sắt nhưng không quá chú ý
Ban đầu, người đàn ông định vứt bỏ tảng đá đi. Thế nhưng, vì nó quá nặng và rất khó vận chuyển, ông quyết định lăn nó tới góc vườn và đặt nó ở đó.
Tảng đá đã bị bỏ quên trong vườn hàng thập kỷ. Mãi tới năm 2015, người đàn ông mới chợt nhớ tới tảng đá. Lúc này, tảng đá bị mưa gió bào mòn không ít. Sau đó, ông đã dùng xe kéo chuyển nó xuống tầng hầm nhà mình.
Tới tận tháng 1/2020, trong một lần tình cờ gặp Heike Rauer, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hành tinh tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức ( DLR) và Jürgen Oberst, người giám sát Mạng cầu lửa châu Âu cùng Dieter Heinlein, chuyên gia về thiên thạch của DLR, ông đã kể về tảng đá khác thường mình tìm thấy.
Video đang HOT
Ông lấy một mảnh vỡ nặng 23,4 gram từ tảng đá và gửi tới chuyên gia. Theo Dieter Heinlein, chuyên gia về thiên thạch, chỉ cần nhìn bằng mắt thường ông nhận thấy trên bề mặt của mảnh vỡ có sự hiện diện của sắt. Vị chuyên gia dùng chiếc cưa kim cương cắt nhỏ nó ra. Thứ tìm được bên trong mảnh vỡ khiến ông vô cùng kinh ngạc.
Bên trong mảnh vỡ là ma trận của các chondrule với kích thước milimet. Chondrule là loại hạt tròn thường được tìm thấy trong một Chondrit. Chondrule được tạo thành từ silicat, kim loại và sunfua và chúng dường như hình thành dưới dạng các giọt nóng chảy ở nhiệt độ cao trong tinh vân Mặt Trời sơ khai.
Chondrit được hình thành từ cách đây khoảng 4,56 tỷ năm khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ có mặt từ đầu trong Hệ mặt trời, tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh cổ xưa, tuy nhiên là loại tích tụ có kích thước đủ nhỏ để không ở trạng thái tan chảy. Có thể thấy, tảng đá mà ông lão tìm thấy là khối thiên thạch có tuổi đời lên tới hàng tỷ năm. Trong con mắt của các nhà khoa học, nó là “trầm tích vũ trụ” chứa rất nhiều thông tin về Hệ mặt trời hình thành thế nào.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, khối thiên thạch được xác định có kích thước 27,94 cm x 24,8 cm x 20.06 cm và nặng khoảng 29,9 kg, là khối thiên thạch lớn nhất được tìm thấy ở Đức. Kỷ lục thiên thạch lớn nhất tìm thấy ở Đức trước đó thuộc về tảng Benthullen nặng 17,25 kg.
Khối thiên thạch được đặt tên là Blaubeuren, dựa theo tên địa điểm nơi nó được tìm thấy. Nó được định giá lên tới 5 triệu USD (hơn 115 tỷ đồng). Hiện, khối thiên thạch đang được trưng bày tại Bảo tàng Tiền sử Đức.
Đào vườn đụng trúng tảng đá, hóa ra là khối thiên thạch trị giá hàng triệu USD
Tảng đá này có gì đặc biệt mà giá của nó lại khủng như vậy?
Năm 1989, một người ở Blaubeuren, thuộc vùng Swabia, nước Đức đang đào rãnh đặt cáp trong vườn nhà bất ngờ tìm thấy một tảng đá lớn. Ban đầu, người đàn ông định vứt bỏ tảng đá cản trở này. Thế nhưng, nó quá nặng và rất khó vận chuyển, vì thế ông ta đã lăn nó tới góc vườn và đặt nó ở đó.
Người đàn ông bỏ quên mất tảng đá này ở đây trong suốt nhiều năm. Mãi tới năm 2015, ông mới chợt nhớ tới tảng đá đó. Lúc này, tảng đá bị mưa gió bào mòn không ít. Sau đó, ông đã dùng xe kéo chuyển nó xuống tầng hầm nhà mình.
Tảng đá được tìm thấy trong vườn của người đàn ông bị bỏ quên trong hơn 30 năm. (Ảnh: DLR)
Tới tận tháng 1 năm 2020, trong một lần tình cơ gặp gặp Heike Rauer, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hành tinh tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) và Jürgen Oberst, người giám sát Mạng cầu lửa châu Âu cùng Dieter Heinlein, chuyên gia về thiên thạch của DLR, ông đã kể về tảng đá của mình.
Ông lấy một mảnh vỡ nặng 23,4 gram từ tảng đá và gửi tới chuyên gia. Theo Dieter Heinlein, chuyên gia về thiên thạch, chỉ cần nhìn bằng mắt thường ông nhận thấy trên bề mặt của mảnh vỡ có sự hiện diện của sắt. Vị chuyên gia dùng chiếc cưa kim cương cắt nhỏ nó ra. Thứ tìm được bên trong mảnh vỡ khiến ông vô cùng kinh ngạc.
Bên trong mảnh vỡ là ma trận của các chondrule với kích thước milimet. Chondrule là loại hạt tròn thường được tìm thấy trong một Chondrit. Chondrule được tạo thành từ silicat, kim loại và sunfua và chúng dường như hình thành dưới dạng các giọt nóng chảy ở nhiệt độ cao trong tinh vân Mặt Trời sơ khai.
Chondrit được hình thành từ cách đây khoảng 4,56 tỷ năm khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ có mặt từ đầu trong Hệ mặt trời, tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh cổ xưa, tuy nhiên là loại tích tụ có kích thước đủ nhỏ để không ở trạng thái tan chảy. Có thể thấy, tảng đá mà ông lão tìm thấy là khối thiên thạch có tuổi đời lên tới hàng tỷ năm. Trong con mắt của các nhà khoa học, nó là "trầm tích vũ trụ" chứa rất nhiều thông tin về Hệ mặt trời hình thành thế nào.
Hóa ra tảng đá này là một khối thiên thạch trị giá hàng triệu USD. (Ảnh: DLR)
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, khối thiên thạch được xác nhận trọng lượng lên tới hơn 30kg. Nó được công nhận là khối thiên thạch lớn nhất được tìm thấy ở Đức.
Các chuyên gia đã đặt tên cho khối thiên thạch là "Blaubeuren" theo vị trí mà nó rơi xuống. Họ cũng cho biết thêm "Blaubeuren" là kết quả của một vụ va chạm dữ dội trong vũ trụ. Tảng thiên thạch này còn được định giá lên tới 5 triệu USD (hơn 115 tỷ đồng). Nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Tiền sử Đức.
Những tảng đá bí ẩn biết 'sinh nở' ở Romania Những tảng đá kỳ lạ này trông giống như các vật thể ngoài hành tinh và chúng không ngừng phình to theo thời gian. Trovant là một từ đồng nghĩa với thuật ngữ tiếng Đức Sandsteinkonkretionen, có nghĩa là cát xi măng. Ảnh: Daily Mail Tờ Daily Mail đưa tin những khối đá "sống" ở Romania có tên là trovant. Chúng được hình...