Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải “thi” suốt đời lại không được chú trọng

Theo dõi VGT trên

Thực tế, các môn học – dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải “thi” suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng.

Đó là ý kiến của Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa – Hà Nội tại phiên họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chiều 26/7 về công tác dạy đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.

Nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt sẽ không có trò tốt

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa – Hà Nội cho rằng, ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh nhưng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và coi trọng. Mỗi khi có sự vụ thì các văn bản lại được quan tâm hơn, song “chỉ như cơn mưa rào, ào lên một lúc”.

Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh chưa gắn, chưa tương đồng với thi cử hiện nay. Vì thế các nhà trường rất quan tâm cũng khó triển khai, khó lan tỏa tới học sinh, giáo viên và tới cha mẹ học sinh vì tính ít thực dụng của nó.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 1

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa- Hà Nội

Theo cô Nhiếp, không ít cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thiếu định hướng và thiếu động lực làm việc. Thiếu định hướng bởi không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào, nhỡ sai thì làm sao, có được bảo vệ không? nên chọn cách an toàn là làm cầm chừng hoặc không làm cho yên tâm.

Thiếu động lực từ chính tâm thế mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên chưa ý thức về sự “thân giáo” cũng như bổn phận và trách nhiệm của nghề mà mình đã chọn. Thiếu định hướng và động lực bởi chính cơ chế, chính sách hiện nay.

Cô Nhiếp đề xuất, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở các khối lớp.

Thực tế, các môn học – dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải “thi” suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng.

Cô Nhiếp khẳng định: “Giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người”.

“Mọi người thường nói, “học chữ song song với học làm người’ hoặc “dạy người thông qua dạy chữ’ chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi “cài theo”, “cõng cùng” các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ” – cô Nhiếp nói.

Theo cô Nhiếp, cần có sự chỉ đạo, bắt đầu ngay và ở tất cả các lớp ở nhà trường hiện nay. Giáo dục lối sống không thể làm ngay kết quả, nó cần có quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ… là quan niệm sai lầm bởi mỗi một lứa học sinh là mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.

Một vấn đề quan trọng cô Nhiếp đề xuất là bắt đầu từ những người thầy. Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như “5 điều Bác Hồ dạy”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thi đua dạy tốt – học tốt”, “tất cả vì học sinh thân yêu”, “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…. thiết nghĩ đến 5 vấn đề giáo dục phổ thông mới là “yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”. Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.

“Chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày. Việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn” – cô Nhiếp nhấn mạnh.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 2

Video đang HOT

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Phải dạy trẻ có tính thiện

Trên quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục, GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, khái niệm giáo dục đạo đức là giáo dục tính cách tức dạy thái độ sống cho con người.

Với trẻ em, chúng ta nên chọn 3 vấn đề cốt lõi để dạy theo mô hình vòng tròn đồng tâm trong các năm học là: “Dạy trẻ có tính thiện, không tham lam và có trách nhiệm”.

“Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần sự chung tay của tất cả mọi người nhưng trước hết phải làm sao phải “trường ra trường”, “thầy ra thầy” thì mới có “trò ra trò” – GS Dong nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, dạy giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cần bắt đầu từ chữ “thiện”. Từ chữ “thiện” đó, đã tạo ra nhiều nhân cách tốt, nhiều danh nhân nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Tạ Quang Bửu, GS Phạm Ngọc Thạch, GS Tôn Thất Tùng…. Chữ “thiện” tưởng đơn giản nhưng lại là cái gốc của phát triển.

Hai vấn đề nhức nhối xã hội hiện nay là bạo lực và giả dối, đều có thể giải quyết bằng chữ “thiện” này”. Do vậy, phải coi trọng thực hành và phát triển chữ “thiện” này bằng phong trào mỗi ngày làm một việc thiện.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 3

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Tuy nhiên, theo ông Quốc khi đưa nội dung này vào giáo dục trong nhà trường cần đơn giản hoá nó để học sinh dễ hiểu, dễ hình dung, dễ ngấm và dễ áp dụng.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong chương trình mới giáo dục phổ thông mới, cụ thể, môn Giáo dục công dân (ở cấp Tiểu học là môn Đạo đức, THCS là Giáo dục công dân, THPT là Giáo dục kinh tế và pháp luật) yêu cầu học sinh hình thành, phát triển 5 phẩm chất cơ bản là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó, “nhân ái” chính là tính “Thiện”; “trung thực” chính là không tham lam…

Để việc dạy đạo đức lối sống trong chương trình GDPT mới đạt hiệu quả, chương trình sẽ áp dụng phương pháp: dạy học phân hoá – không giáo dục “cào bằng” tất cả học sinh; dạy học tích hợp; giáo dục thông qua hành động.

“Trong tất cả các môn học, Giáo dục công dân phải là đặc biệt được giáo dục thông qua hành động, kết quả thể hiện qua hành động. Học sinh học xong nói lý thuyết hay nhưng không hành động thực tế được thì giáo dục như thế cũng không thành công”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 4

GS Nguyễn Minh Thuyết

GS Thuyết cho hay, khi người lớn gương mẫu, văn hoá ứng xử tốt thì tự khắc trẻ con nhìn vào cũng sẽ học hỏi và ứng xử tốt hơn. Thầy cô dạy học sinh không vi phạm Luật giao thông nhưng thực tế bố mẹ chở các em đến trường lại vi phạm Luật thì giáo dục nhà trường khó đạt được hiệu quả.

Những vi phạm đạo đức lối sống trong nhà trường của giáo viên và cả học sinh, được GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức – ĐHQG Hà Nội cho rằng, lâu nay việc dạy người cho các em học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đã đến lúc Bộ GD&ĐT phải quan tâm thực sự đến khoa học về giáo dục đạo đức, lối sống để tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tất cả các môn học.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối giữa gia đình với nhà trường khắc phục tình trạng “khoán trắng cho nhà trường”, phát động phong trào “thầy trò học cùng nhau”…

“Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi nghe các ý kiến phát biểu thảo luận tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, chuyển biến từ những việc nhỏ như hát quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,… Nhưng trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới, nhà trường phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm…

Theo Phó Thủ tướng, các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống vẫn phải duy trì và hực hiện đúng như “5 điều Bác Hồ dạy”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”… Các chỉ đạo, phát động, phong trào của ngành giáo dục đi ngược lại thì kiên quyết bỏ. Năm học tới Bộ GD&ĐT phải siết chặt hơn nữa. Các phong trào phải thiết thực, tránh hình thức.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 5

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận phiên họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục đổi mới phương thức quản trị của cơ sở giáo dục phổ thông, phát huy dân chủ trong trường học với ý nghĩa đây là một thiết chế công cộng có sự tham gia của ban giám hiệu, tập thể giáo viên, cộng đồng, phụ huynh và học sinh, chính quyền địa phương.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng “đặt hàng” Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng Hệ Tri thức Việt số hoá để huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động nhất là cấp mầm non, tiểu học; tổ chức cuộc thi “em yêu trường em”, phản ánh người tốt việc tốt từ các em học sinh bằng clip, hình ảnh; phong trào cô trò cùng học…

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Quán triệt lại tinh thần 'dạy người' trong trường học

Đây là ý kiến được các thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đồng tình trong phiên họp chiều 26/7 về công tác dạy đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.

Quán triệt lại tinh thần dạy người trong trường học - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải duy trì, phát huy các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như "Năm điều Bác Hồ dạy", "Thi đua dạy tốt, học tốt", "Tất cả vì học sinh thân yêu"... Ảnh: VGP/Đình Nam

Đang trực tiếp làm việc trong trường phổ thông, cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa cho biết ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác dạy người nhưng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và coi trọng mà "chỉ như cơn mưa rào, ào lên một lúc".

Dạy đạo đức đang "cài theo" các môn học khác

Hiện nay, việc dạy đạo đức đang được lồng ghép trong các môn học, nhất là các môn xã hội trong khi phải coi đây là nền tảng của mọi môn học chứ không phải "cài theo", "cõng cùng".

Trong khi đó, giáo viên, nhà trường đang chịu áp lực về thi cử, vì vậy, nếu không thay đổi cách đánh giá học sinh thì giáo dục đạo đức sẽ khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu định hướng, động lực, trách nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh.

"Công tác dạy đạo đức, lối sống cho học sinh hiện đang ở tình trạng tự phát, mạnh ai nấy làm, thiếu đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm", cô Nhiếp cho biết.

Từ chia sẻ trên, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng đang có sự lúng túng trong công tác dạy người cho học sinh phổ thông. "Thay vì đề ra rất nhiều mục tiêu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nên chăng cần cô đọng lại một vài mục tiêu để thực hiện, từ đó lan toả ra những yếu tố khác", ông Dương Trung Quốc đề xuất.

Còn GS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐHQG Hà Nội) nhìn nhận lâu nay việc dạy người cho các em học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đã đến lúc Bộ GD&ĐT phải quan tâm thực sự đến khoa học về giáo dục đạo đức, lối sống để tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tất cả các môn học. Cùng với đó cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối giữa gia đình với nhà trường khắc phục tình trạng "khoán trắng cho nhà trường", phát động phong trào "thầy trò học cùng nhau"...

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hành vi, thái độ ứng xử của thầy cô giáo với học sinh, GS. Nguyễn Lân Dũng đã chia sẻ suy nghĩ: Giáo dục đạo đức bằng câu chuyện từ các thầy cô giáo chứ không chỉ nói đạo lý.

Cùng quan điểm, GS. Phạm Tất Dong (Hội Khuyến học Việt Nam) khẳng định giáo dục đạo đức cho học sinh cần sự chung tay của tất cả mọi người những trước hết phải làm sao phải "trường ra trường", "thầy ra thầy" thì mới có "trò ra trò".

"Việc dạy người phải bắt đầu từ mỗi thầy cô, phải mẫu mực trong từng giờ lên lớp, từng lời ăn tiếng nói, có ý thức tự học, sáng tạo để có những bài giảng hay, hấp dẫn. Chúng ta sẽ không thể có học trò đạo đức tốt nếu mỗi thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày", cô Nguyễn Thị Nhiếp bày tỏ.

Quán triệt lại tinh thần dạy người trong trường học - Hình 2

Ảnh: VGP/Đình Nam

Chung tay để "trường ra trường", "thầy ra thầy", "trò ra trò"

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, chuyển biến từ những việc nhỏ như hát quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,... Nhưng yêu cầu phát triển trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm...

Theo Phó Thủ tướng, ngoài những điểm còn cần thống nhất, cập nhật thì các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống vẫn đúng như "Năm điều Bác Hồ dạy", "Thi đua dạy tốt, học tốt", "Tất cả vì học sinh thân yêu"... phải duy trì, phát huy và nếu cần thì điều chỉnh cho phù hợp. Các chỉ đạo, phát động, phong trào của ngành giáo dục đi ngược lại tinh thần này thì kiên quyết bỏ.

"Đơn cử như các trường đổi mới lễ khai giảng với tinh thần "vì học sinh thân yêu", giữ gìn vệ sinh trường học, đưa các môn thể thao, võ thuật vào trường học... có chuyển biến trong vài năm gần đây nhưng chưa mạnh mẽ. Năm học tới Bộ GD&ĐT phải siết chặt hơn nữa. Phong trào phải thiết thực, tránh hình thức", Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục đổi mới phương thức quản trị trong trường phổ thông, phát huy dân chủ trong trường học với ý nghĩa đây là một thiết chế công cộng có sự tham gia của ban giám hiệu, tập thể giáo viên, cộng đồng, phụ huynh và học sinh, chính quyền địa phương. Có như vậy học sinh mới ở vị trí trung tâm, được dạy dỗ, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất theo chương trình giáo dục mới.

Phó Thủ tướng "đặt hàng" Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng Hệ Tri thức Việt số hoá để huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động nhất là cấp mầm non, tiểu học; tổ chức cuộc thi "em yêu trường em", phản ánh người tốt việc tốt từ các em học sinh bằng clip, hình ảnh; phát động phong trào cô trò cùng học...

"Tinh thần là phải làm sao trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò", Phó Thủ tướng nói.

Đình Nam

Theo baochinhphu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?Tại sao Khánh Vy bị chỉ trích vì tương tác với Jisoo (BLACKPINK)?
3 giờ trước
Cuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên HyCuối cùng, cũng hiểu được nguyên nhân khiến Trần Hiểu quyết tâm rời bỏ cuộc hôn nhân với Trần Nghiên Hy
3 giờ trước
Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toànTình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn
7 giờ trước
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệtĐi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt
5 giờ trước
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hộiCông an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
5 giờ trước
Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãiMàn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
5 giờ trước
Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?Điều gì đã xảy ra với gã thợ sửa máy tính phát tán 1.300 ảnh nóng của Trần Quán Hy và dàn ngọc nữ Cbiz?
4 giờ trước
Sở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSsSở Văn hóa nhắc nhở ý thức ứng xử trên mạng sau vụ ồn ào của ViruSs
3 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"

Hóa ra Thái Hòa lấy vai nam chính Địa Đạo từ tay sao nam này, nghe tên ai cũng đồng tình "đổi là đúng!"

Hậu trường phim

59 phút trước
Quang Tuấn đã chia sẻ ban đầu, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã giao cho anh vai Bảy Theo nhưng anh không thực sự muốn đảm nhận vai diễn này.
Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim Việt có nhân vật còn khổ hơn cả Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, khán giả "khóc đến mức nhập viện"

Phim việt

1 giờ trước
Phim chạm đến những ngóc ngách sâu kín, diễn tả nỗi đau của người vợ, người mẹ khi mất chồng, mất cha, mất người thân vì bão biển.
MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

MONO chạy đến ôm Phương Thanh cực tình, còn rối rít xin lỗi vì đã "skinship" với gái Thái

Nhạc việt

1 giờ trước
MONO chạy lên khu ghế khách mời, trao cái ôm nhẹ nhàng nhưng cực tình dành cho đàn chị. Tương tác giữa 2 nghệ sĩ thu hút sự quan tâm lớn từ giới truyền thông và khách mời có mặt tại buổi họp báo.
Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần

Sao việt

1 giờ trước
Người ta tưởng đâu tôi giàu lắm nhưng tôi chỉ giàu tình cảm thôi, nên có bao tiền đều phát hết, không để lại đồng nào trong người.
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?

Phim châu á

2 giờ trước
Tháng 4, thị trường điện ảnh Trung Quốc chứng kiến sự ra mắt của hàng loạt phim mới với những vai diễn từ các ngôi sao Lương Triều Vỹ, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng.
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động

Sao châu á

2 giờ trước
Xuất hiện sau 6 năm vắng bóng, Park Han Byul chia sẻ cô từng trải qua chuỗi ngày sống như địa ngục khi chồng - doanh nhân Yoo In Suk, vướng bê bối Burning Sun
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio

Sao âu mỹ

2 giờ trước
Tài tử đoạt giải Oscar - Leonardo DiCaprio, vừa xuất hiện với một diện mạo hoàn toàn mới, giữa lúc rộ lên tin đồn anh đã đính hôn với bạn gái - người mẫu Vittoria Ceretti.
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn

Tv show

2 giờ trước
Sau thời gian giữ kín, chương trình Đấu trường gia tốc chính thức ra mắt khán giả. Đây là một chương trình truyền hình thực tế nhập vai sinh tồn được mua bản quyền từ Nhật Bản.
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam

Netizen

2 giờ trước
Trưa 3/4, Madam Pang có mặt ở Việt Nam chuẩn bị dự khán trận giao hữu quốc tế giữa U17 nữ Việt Nam và U17 nữ Thái Lan diễn ra cùng ngày tại sân bóng Học viện Cảnh sát .
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài

HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài

Sao thể thao

2 giờ trước
Cả hai nhà cầm quân, HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài, sau các quyết định bị cho là sai lầm trong chiến thắng 1-0 của Liverpool trước đội khách Everton ở trận derby Merseyside diễn ra vào rạng sáng 3-4.
"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"

"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Mới đây, Will Smith đã phát hành album phòng thu Based On A True Story - sản phẩm âm nhạc dài hơi đánh dấu sự trở lại của rapper Will Smith sau hai thập kỷ vắng bóng.