Đạo diễn Xuân Cường: ‘Phơi sáng’ là bộ phim chống tham nhũng không có vùng cấm!
Phim truyện điện ảnh Phơi sáng với thời lượng 90 phút thể loại hành động, điều tra chống tham nhũng do Công ty cổ phần Phim Giải Phóng sản xuất, đạo diễn Xuân Cường thực hiện vừa hoàn thành sau gần 3 tháng thực hiện.
Đây là bộ phim được Nhà nước đặt hàng, có tính thời sự nóng bỏng, nhạy cảm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về quá trình làm phim cùng sự nỗ lực của toàn bộ ekip, đạo diễn Xuân Cường đã có chia sẻ thú vị cùng phóng viên Tạp chí Thế giới Điện ảnh.
Ekip phim Phơi sáng
Anh có thể nói sơ qua về dự án Phơi sáng?
Từ những hình ảnh vô tình được lưu giữ trong máy chụp hình của Quân ( Hoàng Nguyên đảm nhiệm) một chàng thanh niên đam mê săn hình nghệ thuật và vụ phá án về một cái chết cháy đầy bí ẩn của một trùm đại gia bất động sản lớn của thành phố dần được… phơi sáng.
Với đề tài chống tham nhũng, tôi muốn hướng tới là dù tham nhũng ở cấp độ nào cũng đều cần xử lý nghiêm khắc, dứt khoát, không có vùng cấm. Tất cả được dàn dựng với cấu trúc câu chuyện gồm 4 tuyến nhân vật, liên quan tới đàn em núp bóng quan chức, doanh nhân, ngành công an và ngành y. Đây cũng là chuỗi hiệu ứng đô mi nô tất yếu mà Phơi sáng phải giải quyết qua ngôn ngữ ẩn nghề nghiệp của quy trình in tráng phim – một phơi bản phim sự thật sẽ lộ ra, cùng nhiều yếu tố bất ngờ tới những phân cảnh cuối cùng.
Từ góc độ làm nghề, tôi rất tâm đắc với tên kịch bản Phơi sáng của biên kịch Đặng Thu Hà. Đây chính là xúc tác giúp tôi có nhiều ý tưởng sáng tạo đầu tiên trong cách kể bộ phim. Đó là cháy, là thể loại hành động, điều tra cùng tiết tấu phim nhanh, dồn dập, kịch tính và đặc biệt là luôn phải tạo yếu tố bất ngờ.
Vậy từ ý tưởng cho đến hiện trường quay, cách dàn dựng của anh có luôn bám chặt hình ảnh hiệu ứng “đô mi nô” của chuỗi đường dây tham nhũng?
Trong 6 tháng nghiên cứu kịch bản, kết hợp tham khảo với một số vụ án có thật, cùng đan cài thêm yếu tố hư cấu… nhằm tạo đường dây mới, thêm hấp dẫn cho bộ phim. Điều làm tôi trăn trở và nung nấu nhất là trên thực tế trong các vụ án, thường tính chất điều tra sự kiện cháy nổ có phần mất thời gian, phức tạp hơn. Song về hình ảnh trên phim thì hiệu ứng cháy nổ này sẽ luôn tạo sự khốc liệt, hoành tráng, mãn nhãn người xem hơn. Vì vậy tôi bàn bạc với ban lãnh đạo thống nhất sẽ thể hiện hình thức này, mặc dù tôi biết khi dàn dựng quay sẽ tốn kém kinh phí, phức tạp hơn nhiều so với các hình thức chết khác.
Và điểm nhấn trong Phơi sáng chính là hình ảnh “cháy nổ” xuyên suốt sẽ được sử dụng lặp lại ở góc độ khác nhau trong phim. Tôi nghĩ các bối cảnh “ăn, chơi” khoe mẽ, rửa tiền không cần thiết, để lý giải ít nhiều độ tham nhũng, mà tập trung kinh phí vào 3 bối cảnh cháy chính của phim để giải mã chuyện phim. Thật may, ban lãnh đạo hãng phim luôn đồng hành và nhất trí hỗ trợ trong nhiều khâu để ekip có thể thực hiện những cảnh quay tốt nhất.
Trong Phơi sáng có ba bối cảnh cần hiệu ứng cháy nổ. Thứ nhất là xe ô tô cháy – điểm nhấn dẫn giải mở đầu phim, được quay tại khu rừng già trồng cao su ở Củ Chi, Bình Dương. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn cho xử lý chiếc xe ô tô cũ (không sử dụng từ lâu) của hãng làm đạo cụ và cho đốt cháy luôn để tạo sự chân thật. Thứ hai, cảnh cháy nhà trọ là phòng dựng phim của người bạn thân với nhân vật chính (Quân) tay săn hình nghệ thuật để tạo cái chết cho người dựng phim cùng phi tang toàn bộ dữ liệu hình ảnh của Quân. Bối cảnh lớn này được thực hiện tại phim trường Cine V studio của YA film (của đạo diễn Văn Công Viễn). Tại đây để tạo độ hoành tráng, khí thế chữa cháy, ekip đã thuê hai xe cứu hỏa cùng hơn 20 chiến sĩ phòng cháy chữa cháy, phối hợp gần 40 quần chúng xuất hiện, tạo nên diễn biến hiện trường cháy khá sinh động, chân thực.
Video đang HOT
Ngoài ra để tạo thêm nguồn khói, gió, hắt lửa vụt ra từ cửa sổ, khe cửa sắt, đoàn đã thuê quạt cây công nghiệp cao siêu mạnh với 4.000 W, chuẩn bị chậu thau lớn chứa gần 40 lít xăng để đốt. Đó là chưa kể tới sau khi về dựng (hậu kỳ) sẽ can thiệp thêm phần kỹ xảo, tạo hiệu ứng cháy khá mãn nhãn để cho hai xe cứu hỏa xịt vòi nước liên tục mới có thể dập tắt đám cháy lớn. (Ở trường đoạn này, toàn bộ lính cứu hỏa, quần chúng, diễn viên công an đã được tập dược kỹ càng trước khi quay chính thức).
Cảnh cuối cùng là bốn chiếc ca nô chạy tốc độ nhanh rượt đuổi trên sông và có một chiếc ca nô bốc cháy. Cảnh này được quay liên tục từ 6 giờ sáng tới 6 giờ chiều ở khu dân cư Diamond Island – đảo Kim Cương, quận 2. Để thực hiện, đoàn phim đã thuê ba ca nô du lịch lớn cho thiết kế vẽ lại thành ca nô cảnh sát, huy động gần 30 chiến sĩ công an hình sự cơ động đeo đủ súng ống ngồi trên ba ca nô (cảnh rượt đuổi tội phạm); một ca nô để chở bốn cascadeur hành động ứng cứu ngay, đề phòng khi quay có sự cố. Đó là chưa kể phải thuê một tàu lớn chở ê-kip quay cùng hai camera chủ động để bắt kịp những diễn biến xuất thần của diễn viên cũng như những cú máy phát sinh hành động “đắt giá” của tình huống rượt đuổi.
Riêng cảnh ca nô cháy nổ khi va mạnh vào thành cầu, đoàn phim phải quay ăn gian ở bối cảnh khác – một đập có cống hộp ở Bình Dương. Tại đây đoàn đã mua một xác ca nô cũ cưa thành nhiều mảnh để khi tạo hiệu ứng ca nô cháy nổ có nhiều mảnh vỡ bắn tung tóe (sau đó về dựng kết hợp với vẽ kỹ xảo 3D). Chỉ riêng cảnh này (gần kết phim) đã phải quay liên tục trong 3 ngày liền. Toàn bộ phần thiết kế do anh Nguyễn Thanh Liêm thực hiện. Anh từng làm việc ở hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, có kinh nghiệm làm nghề hơn 30 năm, người luôn chịu khó, tìm tòi, nhất là các bối cảnh ngoại cảnh.
Phần tạo hình thứ hai không kém phần quan trọng trong Phơi sáng đó là phải tìm cho ra ba biệt thự tiêu biểu khác biệt (đúng theo từng vị thế, tầm cỡ của các nhân vật trong đường dây tham nhũng). Đó là ngôi biệt thự hoành tráng được thiết kế như một lâu đài ở Đồng Nai là nhà của gia đình Ngô Kế (Đức Sơn đảm nhiệm), ông trùm đại gia bất động sản lớn nhất ở thành phố – người có cái chết cháy bí ẩn ngay đầu phim. Điểm nhấn của lâu đài này là bức chân dung (dạng bố già) của Ngô Kế đang hút tẩu thuốc.
Căn biệt thự thứ hai cũng của một đại gia bất động sản trong một đường dây tham nhũng khác – ông Đắc (Huỳnh Phú đảm nhiệm) được quay ở khu vila Khang Điền, quận 9. Thật may mắn trong nhà gia chủ có một bức tranh Phật rất đẹp được mua với giá hơn 1 tỷ đồng tại Nepal, rất phù hợp với tính cách, chân dung hai mặt của ông Đắc.
Căn biệt thự thứ ba có thiết kế nhỏ hơn là nhà của nữ bác sĩ tâm lý Ngọc (Huỳnh Như đảm nhiệm) có cha ruột cũng liên quan đến một đường dây bất động sản, được quay tại quận 7.
Bối cảnh quay cuối cùng là căn nhà gỗ xưa, sát bờ sông ở gần đình Tân An, Bến Thế, Bình Dương. Nơi đây sẽ xảy ra trận truy đuổi, đánh đấm, va chạm, đập phá giữa công an và tội phạm rất căng thẳng, do Thượng tá Trung (Trọng Hải đảm nhiệm), vị chỉ huy chính của đội phá án đầy bản lĩnh, nhằm tóm gọn tội phạm chính cuối cùng của đường dây tham nhũng. Để thực hiện phân cảnh này, thiết kề phải mua mấy chậu sành, bình bông sứ, ghế, lan can gỗ… làm nội thất trong nhà, tạo đạo cụ đập phá cho các nhân vật.
Người đồng hành xuyên suốt và rất ăn ý với tôi chính là DOP Phạm Đức Dũng. Anh có hơn 40 năm kinh nghiệm quay phim trong nghề (cả điện ảnh và truyền hình). Từng là phó quay cho các nhà quay phim nổi tiếng của Hãng phim Giải Phóng như Lê Đình Ấn, Đường Tuấn Ba. Dũng có tư duy hình ảnh tốt qua những cú máy, kết hợp với quay phim trẻ Phương Phạm, năng động có nhiều cú máy di chuyển nhanh hiệu quả. Trong phim có đến 35% bối cảnh quay đêm khá chân thực và 10 đại cảnh được quay bằng flycam rất đẹp. Do là phim hình sự chống tham nhũng nên tông màu chủ đạo của phim là gam lạnh.
Ca khúc trong phim Mình yêu nhau nhé em được nhạc sĩ Văn Tứ Quý sáng tác và trình bày, tạo cảm xúc lắng đọng, dễ thương, khi mà cặp đôi Quân – Ngọc có dấu hiệu tình cảm yêu thương.
Anh có kỳ vọng gì về bộ phim này?
Đây là phim hình sự chống tham nhũng, một đề tài không mới lại kén khán giả được Nhà nước đặt hàng, tôi đã cố gắng làm hết sức mình để dàn dựng một Phơi sáng có cấu trúc và phân tuyến nhân vật hợp lý, tạo nhiều yếu tố bất ngờ, giúp phim có phần hấp dẫn hơn.
Ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh đang xem hình ảnh phim
Trong ngày khai máy bộ phim tại lâu đài vila ở Đồng Nai (nhà của Ngô Kế) đã có sự tham dự của ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh. Ông khá bất ngờ trước bối cảnh hoành tráng cùng sự tâm huyết của cả ekip đoàn phim phía Nam. Bộ phim sẽ được gửi đi tham dự giải thưởng Cánh diều vàng 2023 của Hội Điện ảnh Việt Nam, được tổ chức vào tháng 9 tại Nha Trang – Khánh Hòa.
Chân thành cảm ơn anh. Luôn chúc anh tiếp tục thành công!
Đạo diễn Xuân Cường từng làm việc tại Hãng phim Giải Phóng, có gần 40 năm trong nghề, là một trong những đạo diễn có nhiều bộ phim thu hút người xem trên màn ảnh và các kênh truyền hình phía Nam. Anh đã thực hiện gần 70 phim điện ảnh và truyền hình. Các phim điện ảnh tiêu biểu như: Biệt thự hoài thu, Pháp trường êm ả, Dũng Sài Gòn, Tất cả cùng say, Thanh gươm để lại, Nước mắt muộn màng, Đường xuyên rừng…
Các phim truyền hình tiêu biểu từng một thời cuốn hút người xem như: Gọi giấc mơ về, Tham vọng, Giã từ cát bụi, Ngũ quái Sài Gòn, Cô nàng bất đắc dĩ, Dòng sông vẫn trôi, Vầng trăng che khuất, Tất cả những dòng song đều chảy…
NSƯT Công Ninh "làm cha" của Đàm Phương Linh, Anh Tú
NSƯT Công Ninh hóa thân thành ông Bảy Bống với tay nghề gia truyền kho cá bống nổi danh. Nhờ nghề này, ông đã "gà trống nuôi con", chăm lo cho bộ ba: Cá Lóc, Cá Rô, Cá Bống nên người.
Trong buổi giao lưu đoàn phim "Bống thời 4.0" tại TP HCM vào chiều 24-7, NSƯT Công Ninh cho biết ban đầu khi nghe đạo diễn Nguyễn Quang Minh gọi mời vào vai ông Bảy Bống, ông đã hiểu lầm. Ông nghĩ rằng đó là vai ông Bảy Bóng, thuộc giới thứ ba nhưng khi đọc kịch bản thì mới biết đấy là ông Bảy làm nghề kho cá bống nuôi ba người con.
NSƯT Công Ninh tại buổi giao lưu
Các diễn viên trong buổi giao lưu
"Tôi đã có nhiều kinh nghiệm hóa thân vào vai người cha trên màn ảnh. Tuy nhiên, lần này, tôi được thử thách khi làm cha của ba người con chứ không phải chỉ một người như trước đây. Ba người con với ba tính cách, cuộc sống khác biệt và những rắc rối riêng. Trong đó, người con trai cả đã thành gia lập thất còn người con khác cũng đang tìm kiếm tình yêu cho mình. Tuy nhiên, gia cảnh của ông Bảy Bống đơn chiếc, không giàu sang còn phía thông gia lại giàu có. Từ đó, những mâu thuẫn nảy sinh. Tôi nghĩ, phim có tiết tấu nhanh, cuốn hút, hy vọng mang đến sự mới lạ cho khán giả" - NSƯT Công Ninh chia sẻ.
Ba người con của NSƯT Công Ninh do diễn viên Hoàng Nguyên, Đàm Phương Linh, Anh Tú thủ diễn. Cả ba người cho biết NSƯT Công Ninh rất giống người cha thật ngoài đời nên họ không gặp khó khăn khi nhập vai. Họ có cảm giác rất chân thật, không hề bị ngượng ngùng khi gọi ông bằng cha.
"Khi đóng cảnh cha con với NSƯT Công Ninh, tôi diễn xuất tự nhiên, thoải mái. Với Hoàng Nguyên, Anh Tú, tôi cũng xem như anh em của mình. Chúng tôi không gặp khó ở phần nhập vai" - diễn viên Đàm Phương Linh chia sẻ.
"Bống thời 4.0" có nội dung kể về ông Bảy Bống làm nghề kho cá bống gia truyền. Ông chỉ kho cá bống đồng chứ không sử dụng cá bống nuôi. Tâm huyết với nghề, ông dốc hết tâm sức trong từng nồi cá kho. Ông muốn truyền nghề lại cho các con nhưng cả ba con đều không ai muốn ở lại quê hương kho cá. Họ đều lên thành phố, chạy theo vòng xoáy thị thành, rời xa người cha nơi làng quê.
Phim khai thác nghề các bống kho tộ truyền thống, giúp lan tỏa những giá trị tinh hoa ẩm thực Việt thông qua hành trình chịnh phục ước mơ của nhân vật. Ngoài việc giới thiệu văn hóa ẩm thực, phim truyền tải thông điệp về tình cha con, tình cảm gia đình cùng các giá trị nhân sinh trong cuộc sống. Phim được chiếu khung giờ 19 giờ 30 phút từ thứ hai đến thứ tư hằng tuần trên HTV7, từ ngày 25-7.
NSƯT Công Ninh hóa thân ông Bảy Bống
Ông Bảy Bống nhờ nghề kho cá bống mà nuôi ba người con không lớn
Ông có tình yêu lớn với nghề gia truyền
Ba người con của ông Bảy Bống
Galaxy S22 có thêm chế độ chụp ảnh siêu đỉnh mới Galaxy S22 được coi là một trong những chiếc smartphone có camera tốt nhất trên thị trường. Giờ đây với bản cập nhật của ứng dụng Expert RAW, Samsung đã đưa các tính năng chụp ảnh thiên văn và đa phơi sáng lên camera của chiếc flagship này. Galaxy S22 có thêm chế độ camera mới Samsung đã chính thức phát hành bản...