‘Đảo của dân ngụ cư’ tiếp tục góp mặt trong LHP quốc tế
‘Đảo của dân ngụ cư’ tăng suất chiếu sau loạt thành tích ấn tượng hiếm phim Việt nào đạt được.
Ngày 9/6 vừa qua, bộ phim “Đảo của dân dân ngụ cư” (đạo diễn Hồng Ánh) với sự tham gia của: Ngọc Thanh Tâm, Phạm Hồng Phước, Nhan Phúc Vinh, NSƯT Ngọc Hiệp, Hoàng Phúc, Hoàng Nhân… đã chính thức được công chiếu ở các cụm rạp trên cả nước. Sau 2 tuần giới thiệu rộng rãi, “Đảo của dân ngụ cư” đã nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, truyền thông và đông đảo các khán giả yêu điện ảnh nước nhà.
Theo thông tin từ nhà phát hành, bước sang tuần thứ 2, 69 cụm rạp lớn vẫn giữ 167 suất chiếu cho “Đảo của dân ngụ cư” dù có nhiều bộ phim đình đám của nước ngoài “đổ bộ” vào Việt Nam. Đặc biệt, một vài cụm rạp đã bắt đầu tăng suất chiếu cho phim đầu tay của đạo diễn Hồng Ánh để đáp ứng nhu cầu thưởng thức phim nghệ thuật từ rất nhiều khán giả và sẽ duy trì lịch chiếu đến tháng 7.
“Đảo của dân ngục cư” giành nhiều giải thưởng lớn
Trước khi được phát hành và ghi dấu ấn tại Việt Nam, ngày 20/5/2017, “Đảo Của Dân Ngụ Cư” đã được giới thiệu chính thức tại khuôn khổ LHP Quốc tế Cannes 2017. Ngoài việc trở thành tâm điểm tại Cannes, phim cũng được giới thiệu trong sự kiện Vietnam Night với sự có mặt của 600 khách mời quốc tế, đến từ 60 nền điện ảnh trên toàn thế giới. Nhân dịp này, nhưng các nhà phát hành quốc tế đã đặt vấn đề mua bản quyền tại Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ…
Ngay sau đó phim đã được công chiếu trong Tuần lễ phim Việt tại thành phố Madrid – Tây Ban Nha vào ngày 24 và 25/5/2017 với tần suất chiếu nhiều nhất trong số các phim được giới thiệu tại sự kiện điện ảnh này.
Bộ phim có nội dung tốt và dàn diễn viên dày dạn kinh nghiệm diễn xuấy đã thu hútkhá đông khán giả đến rạp
Cũng trong tháng 5, “Đảo của dân ngụ cư” đã tạo tạo dấu ấn lớn cho phim Việt khi giành tới 8 đề cử trên tổng số 9 hạng mục chính thức của LHP Quốc tế AIFAA 2017. Phim cũng giành giải thưởng lớn nhất của LHP: Giải Phim hay nhất, cùng 2 giải quan trọng khác cho Nam diễn viên Xuất sắc nhất (Phạm Hồng Phước) và Đạo diễn hình ảnh Xuất sắc nhất (NSND Lý Thái Dũng). Ngọc Thanh Tâm cũng giành một đề cử cho Nữ diễn viên chính Xuất sắc nhất.
Ngoài những thành tích nhất định đã đạt được, “Đảo của dân ngụ cư” cũng vừa được lựa chọn vào vòng tranh giải chính thức tại “LHP Quốc tế Á Âu – Eurasia International Film Festival” diễn ra tại Astana, Kazakhstan từ ngày 22 tới ngày 28/7/2017 tới.
Bộ phim “Đảo Của Dân Ngụ Cư” được nhà văn Nguyễn Quang Lập chuyển thể kịch bản từ truyện ngắn cùng tên của Đỗ Phước Tiến. Với bối cảnh mở ra tại một thị trấn nhỏ ven biển Việt Nam, bộ phim xoay quanh các mối quan hệ của các nhân vật sống chung trong một nhà hàng mang tên Đêm Trắng, mỗi người đều mang một ám ảnh nội tâm rất riêng. Không chỉ tái hiện lại hành trình đi tìm hạnh phúc đích thực của từng nhân vật, mà xuyên suốt mạch phim là câu hỏi lớn cho những giày vò và đấu tranh nội tâm dữ dội của các số phận khát khao được sống, mong muốn đạt tới được sự tự do đích thực trong tâm hồn. Và vượt lên trên tất cả, vẫn là vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của những giá trị nhân văn trên nền hiện thực khốc liệt trong bức tranh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc Việt Nam.
Video đang HOT
Theo GDVN
'Đảo của dân ngụ cư': Những nàng thơ bị nhốt của Hồng Ánh
Chu, cô gái liệt, con ông chủ bị nhốt chặt trên căn phòng gỗ trên gác mái. Hai gã trai to xác, khỏe mạnh là Miên và Phước thay nhau làm tình với cô mỗi đêm.
Clip hậu trường phim Đảo của dân ngụ cư Bộ phim được Hồng Ánh ấp ủ thực hiện trong 10 năm.
Trước khi nói về Đảo của dân ngụ cư, có lẽ phải nói về nữ đạo diễn của nó trước đã. Vì bộ phim đầu tay của Hồng Ánh có một sự chuyển tiếp, một "mối nối" chặt chẽ với các vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp của nữ diễn viên này trong hơn một thập kỷ trước.
Những người đàn bà, những "nàng thơ" của Hồng Ánh đều có một điểm chung: "bị nhốt".
Tình dục là sự cứu rỗi nhưng không thể giải thoát
Trong quá trình tuyển chọn cho dự án "100 bộ phim Việt Nam", tôi phát hiện ra là những bộ phim có Hồng Ánh diễn xuất khá nhiều, và có lẽ cô là nữ diễn viên có phim xuất hiện nhiều nhất trong dự án này. Hồng Ánh cũng là một trong 10 "nàng thơ" của điện ảnh Việt mà tôi thực hiện cho phần phụ lục của cuốn sách.
Điều khác biệt giữa Hồng Ánh và các "nàng thơ" khác của điện ảnh Việt Nam, trước và sau cô, thể hiện rất rõ qua những vai diễn mà cô đóng. Các nhân vật của Hồng Ánh, trong một vệt phim kéo dài từ Đời cát (1999) đến Tâm hồn mẹ (2011), hầu hết được đạo diễn bởi cặp vợ chồng Nguyễn Thanh Vân - Phạm Nhuệ Giang, biên kịch Nguyễn Quang Lập hay sau này có thêm đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn.
Họ đều là những người đàn bà của những năm cuối cùng thời hậu chiến mà tàn dư chiến tranh vẫn còn ảnh hưởng đến họ, hoặc những năm đầu đổi mới với rất nhiều xáo trộn hệ tư tưởng và các giá trị xã hội, mà bản thân những người đàn bà vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của một thời biến động đó.
Hồng Ánh chỉ đạo diễn xuất trong Đảo của dân ngụ cư. Ảnh: ĐPCC.
Những người đàn bà của Hồng Ánh trong hai thập niên này, hầu hết đều bị mắc kẹt trong sự lưỡng nan của tình thế làm người, làm đàn bà. Họ là những nàng thơ bị đày đọa, bị nhốt kín của cái thời cũ chưa qua, mới chưa tới.
Tâm của Đời cát phải rơi vào tình thế "kiếp chồng chung" với bà vợ cả bên kia giới tuyến sau khi chiến tranh kết thúc. Nữ quân sĩ Quỳ của Người đàn bà mộng du phải vật vờ với chứng mộng du hậu chiến, nơi những xác chết của những người đàn ông trong chiến tranh vẫn không ngừng ám ảnh cô.
Cô giáo Giao của Thung lũng hoang vắng (2001) bị mắc kẹt giữa bổn phận và cái khát khao bản năng nhục cảm của một người phụ nữ xuân thì. Hạnh của Trăng nơi đáy giếng (2008) mắc vào cái bẫy "Lộng giả thành chân" do chính mình tạo ra, rồi cuối cùng tự nhốt kín cuộc đời mình với một cái hình nhân trong căn nhà gỗ đóng kín.
Những người đàn bà của Hồng Ánh đặc biệt phù hợp với không gian và thời gian mà họ bị mắc kẹt vào. Sự nghiệt ngã khô cằn của vùng gió Lào cát trắng trong Đời cát, Trái tim bé bỏng; cái thung lũng miền núi xa xôi hẻo lánh trong Thung lũng hoang vắng; vùng đất lễ giáo nặng nề thủ tục và gia phong của Huế trong Trăng nơi đáy giếng hay những năm tháng hậu chiến với nhiều hội chứng chấn thương tâm lý của Người đàn bà mộng du.
Vậy những người đàn bà đó tự giải thoát bằng cách nào, hay họ chấp nhận bị "nhốt" trong cái lồng của quá khứ và cả hiện tại mà họ không thể vượt thoát?
Câu trả lời: Tình dục là sự cứu rỗi. Với những cái bản năng bị kềm tỏa, bị nhốt chặt của những người đàn bà đó thì giải phóng tình dục, giải phóng những ẩn ức là một trong những lối thoát của họ.
Các bộ phim của Hồng Ánh hầu hết đều có những cảnh làm tình khá bạo liệt. Cô cũng không ngần ngại phơi da thịt trước ống kính của máy quay, từ Đời cát đến Thung lũng hoang vắng, từ Người đàn bà mộng du đến Tâm hồn mẹ.
Đây có lẽ cũng là phần khác biệt lớn nhất giữa "nàng thơ" Hồng Ánh của thập niên 90, những năm đầu 2000 so với những nàng thơ của chiến trận và hậu chiến như Trà Giang, Như Quỳnh hay Lê Vân trước đó.
Và điều đặc biệt, cho dù các nhân vật của Hồng Ánh đều giữ vai trò trung tâm trong hầu hết các bộ phim cô đóng, cho dù họ tìm đến tình dục để giải phóng, ta vẫn thấy rõ những người đàn bà đó phải oằn mình trước những lễ nghĩa hay sức ép từ muôn đời của một xã hội bảo thủ, độc đoán và nam trị.
Hai vai diễn đỉnh cao trong sự nghiệp của Hồng Ánh: Tâm của Đời cát và Hạnh của Trăng nơi đấy giếng đều coi chồng như những vị thánh sống và phục tùng tuyệt đối...
Đảo của dân ngụ cư: Ngột ngạt, tăm tối
Đảo của dân ngụ cư đáng lẽ ra là một bộ phim tiếp tục cái mạch những người đàn bà bị nhốt của Hồng Ánh trong những năm đầu 2000, sau thành công của Đời cát và Thung lũng hoang vắng.
Bộ tứ Vân - Giang - Lập - Ánh đã dự định khởi quay bộ phim này trong cái mạch sáng tạo đầy bức bối của thời điểm đó và có thể tạo thành một "bộ ba" mang được không khí ngột ngạt của xã hội Việt Nam thời điểm đó.
Đáng tiếc, những ẩn dụ mơ hồ từ chất liệu truyện ngắn của Đỗ Phước Tiến khiến kịch bản này của Nguyễn Quang Lập bị gác lại ở cửa kiểm duyệt rất nhiều năm.
Hơn 10 năm sau, có lẽ vẫn còn ám ảnh bởi chất liệu của kịch bản, ám ảnh bởi nhân vật "nàng thơ bị nhốt" mà có lẽ đã bị vận vào người, Hồng Ánh quyết tâm thực hiện bộ phim này với tư cách đạo diễn, thay vì là đóng vai nhân vật chị Chu như dự định ban đầu.
Đảo của dân ngụ cư của Đỗ Phước Tiến là một trong những truyện ngắn nổi bật đầu thập niên 90, tạo dựng rất thành công cái không khí đặc quánh của một cộng đồng thu nhỏ đầy ngột ngạt, bế tắc, nhiều ẩn ức, lắm tăm tối.
Như lời tự sự của nhân vật dẫn chuyện (trong phim là Phước) khi nói về cái tình thế của bọn họ ở thời điểm đó, không gian đó: "Chẳng phải chị hay tôi, hay bất cứ một người nào khác, chúng mình như những chiếc máy cày chỉ làm mỗi một việc là lê lết mỏi mòn qua cánh đồng thời gian, và khát vọng hiện hữu có hơn gì một cái móc sắt han rỉ? Ngồi một chỗ như chị hay suốt đời di động như tôi thì có gì khác nhau. Bao giờ còn chưa quên vị trí xuất phát của mình, thì tôi với chị vẫn chưa bước nổi một bước, dù chỉ một bước, trong cuộc đời".
Khát vọng hiện hữu có hơn gì một cái móc sắt han rỉ? Đó cũng là cái cảm giác mà tối qua tôi ngồi thưởng thức và... chịu trận gần 100 phút của bộ phim này.
Phim có nhiều cảnh làm tình táo bạo.
Kịch bản của Nguyễn Quang Lập và đạo diễn của Hồng Ánh gần như trung thành với truyện ngắn và cái không khí thời đại mà Đỗ Phước Tiến tạo ra, nhưng tôi nghĩ giá như sau một khoảng thời gian dài như vậy để ủ mình, Hồng Ánh có thể phá cái khung của truyện gốc, phá cái góc nhìn của đàn ông để mang vào đó những dấu ấn của chính mình, một người đàn bà làm phim, thì có lẽ bộ phim đã đạt một hiệu quả cao hơn về mặt thẩm mỹ và những giá trị tư tưởng của nó.
Tôi nghĩ giá như có một hòn đảo thật sự, một không gian bị cô lập như ta thường hình dung về bối cảnh này, và như nhan đề của bộ phim, để rồi những hành xử của nhân vật, cách bọn họ đối xử với nhau phần nào lý giải được bởi cái không gian tách rời khỏi xã hội và cộng đồng chung quanh đó.
Không có một hòn đảo nào hiện hữu trong phim, "đảo" trong lý giải của Hồng Ánh có lẽ là cái "ốc đảo" của mỗi nhân vật, những kẻ tự nhốt mình hoặc bị nhốt vào đó, tự "biệt lập" với những kẻ còn lại. Đó cũng có thể là một cách hiểu, một cách lý giải, cho dù tôi không mấy thỏa mãn với cái "không gian" ốc đảo bên trong này.
Sáu nhân vật của bộ phim, không ai quá chính, không ai quá phụ. Một cái cộng đồng tứ chiếng và trôi dạt cùng tụ về đây. Bọn họ sống trong một căn nhà cổ, nhìn nhau với những đôi mắt thăm dò và đầy cảnh giác.
Một ông chủ người Hoa (Hoàng Phúc) lạnh lùng và đôi khi hơi nguy hiểm không đáng, một bà vợ nhẫn nhục và phục tùng quá mức (Ngọc Hiệp), hai gã trai làm thuê, một Miên (Nhan Phúc Vinh), một Phước (Phạm Hồng Phước) làm việc quần quật như trâu, hừng hực sức sống, một ông đầu bếp gốc Ấn sùng đạo và cuối cùng là Chu (Ngọc Thanh Tâm), cô gái liệt con ông chủ bị nhốt chặt trên căn phòng gỗ gác mái với hai chiếc cửa sổ trời.
Hãy thoát khỏi những hòn đảo và những nàng thơ bị nhốt
Phim được kể lại qua góc nhìn của Phước, một gã trai trôi dạt và dừng lại ở ngôi nhà cổ này một khoảng thời gian, chứng kiến những biến cố và thảm kịch để rồi cuối cùng nó thay đổi cuộc đời của anh ta mãi mãi, và "không bao giờ còn cảm thấy hạnh phúc nữa".
Cái tâm thế của nhân vật dẫn chuyện trong truyện ngắn của Đỗ Phước Tiến có lẽ là cái tâm thế chủ đạo của những nhân vật văn chương phim ảnh những năm đầu 90, mà như anh viết, họ như "những chiếc máy cày chỉ làm mỗi việc là lê lết mòn mỏi qua cánh đồng thời gian".
Sự bế tắc cùng quẫn biến họ thành những kẻ mang tâm lý nhược tiểu, thụ động, phục tùng mà không một dấu hiệu phản kháng nào. Trong cả truyện và phim, ta thấy Miên và Phước, hai gã trai to xác, khỏe mạnh, cho dù thay nhau lên căn phòng gác mái để hì hụi làm tình với Chu mỗi đêm, nhưng không một ai trong số họ có ý định giải thoát, hoặc ít nhất một lần đưa Chu ra khỏi căn phòng bị nhốt kín đó như khao khát của cô.
Nhan Phúc Vinh vào vai gã trai làm thuê. Ảnh: ĐPCC.
Nhân vật Xiếm Hoa (Ngọc Hiệp), cũng một người đàn bà "bị nhốt", theo một cách khác - não trạng - người hầu hạ và phục tùng chồng trong sự sợ hãi và bị đối xử thô bạo.
Chu, cô con gái bị nhốt suốt cả cuộc đời mình vì đôi chân bị liệt, tìm niềm vui bên những con vật vô tri, tìm giải thoát khỏi sự bế tắc và bất lực của mình bằng tình dục, như cách Phước nhìn ra được khát vọng của cô.
Đỗ Phước Tiến viết trong truyện: "Lúc vùi đầu vào bộ ngực mềm ấm của chị, tôi cay đắng nhận ra rằng vang sâu trong cái sinh vật dị dạng đang rệu rã kia là những cơn bùng nổ liên tục của khát vọng làm người, của những đam mê hết sức chân thành, trong trắng. Linh hồn của mỗi người, nếu quả có nó, thật ra không ăn nhập gì với các xác phàm mà nó ẩn náu cả".
Cái không khí tù túng ngột ngạt của căn nhà cổ, nỗi sợ hãi và nghi kỵ bao trùm, khiến tất cả các nhân vật trong bộ phim không có một ai được giải thoát về mặt tâm hồn.
Bọn họ như sống trong vũng lầy của sự sợ hãi và đánh mất khả năng phản kháng; như hình ảnh những chú dê trước khi bị làm thịt bị Xiêm treo lon sắt vào đuôi và đuổi đánh trong đêm khiến chúng sợ hãi đến mức toát mồ hôi và theo đó mà bay hết mùi hôi khó chịu. Đây có lẽ là một chi tiết đặc sắc được thể hiện rất tốt trong phim.
Nhân vật trong phim là những người đàn bà "bị nhốt", chỉ biết phục tùng.
Đảo của dân ngụ cư có khá nhiều điểm sáng của một bộ phim đầu tay và của một đạo diễn nữ. Như đã nói, cho dù Hồng Ánh chưa thực sự vượt thoát được cái khung "nam trị" trong văn chương điện ảnh Việt bị đè nặng quá lâu, ta vẫn cảm nhận được vẻ đẹp nữ tính của cô qua chất thơ của những khung hình, qua không khí đậm mùi nhục cảm với những màn làm tình bạo liệt, như cách cô từng đóng trong các bộ phim trước đây.
Đó cũng là lý do mà tôi dẫn từ đầu, bộ phim này là cái mối nối dài những nhân vật "nàng thơ" bị nhốt của Hồng Ánh trong hơn một thập kỷ trước. Có lẽ ngoài Hồng Ánh, không ai dám mạo hiểm với dòng phim này ở thời điểm hiện tại. Đó vừa là một sự dũng cảm, vừa là một sự "bảo thủ" của Hồng Ánh.
Nhưng với bộ phim này, tôi tin chắc Hồng Ánh sẽ còn tiếp tục với nghiệp đạo diễn. Chỉ mong cô sẽ vượt thoát khỏi được những hòn đảo và những nàng thơ bị nhốt.
Theo Zing
Đây là lý do khiến Nhã Phương 'bỏ mặc' Kang Tae Oh Trường Giang - Nhã Phương diện đồ đôi sặc sỡ đưa nhau đi xem phim. Sau buổi ra mắt thành công, để lại nhiều dấu ấn tại thủ đô Hà Nội, tối ngày 7/6, bộ phim Đảo của dân ngụ cư của đạo diễn Hồng Ánh đã chính thức được giới thiệu tại TP.HCM. Trong sự kiện công chiếu phim Đảo của dân...