Đào cổ thụ nở rộ trong biển mây bồng bềnh trên đỉnh Pu Lon
Những ngày này, trên đỉnh Pu Lon (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn), khắp bản làng rực lên sắc hồng của những cây đào cổ thụ. Càng đẹp hơn nữa trong thời điểm sáng sớm, thiên nhiên Pu Lon chìm ngập trong biển mây trắng thơ mộng.
Đỉnh Pu Lon nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống từ xa xưa của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ. Khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu lên, sương mù bắt đầu đọng lại tạo thành những đám mây tuyệt sắc. Ảnh: Đào Thọ
Mây trắng trôi bồng bềnh trên những dãy núi đẹp thơ mộng và yên bình. Ảnh: Đào Thọ
Sáng sớm, bản Đống Trên chìm ngập trong sương mù. Đây là bản có người dân sinh sống ở độ cao nhất của khu vực Bắc miền Trung, khí hậu quanh năm mát lạnh. Ảnh: Đào Thọ
Dù mới mùa Thu nhưng khắp bản Đống Trên, những cây đào cổ thụ đã bắt đầu nở hoa, tạo nên một vẻ đẹp hiếm có nơi núi rừng vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Những bông hoa đào thắm hồng nở bung trong sương sớm. Ảnh: Đào Thọ
Đào nở rộ trùm lên những mái nhà sa mu truyền thống của người Mông. Ảnh: Đào Thọ
Trên những lối đi nội bản cũng rực lên sắc hoa đào khiến cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây đẹp đến ngỡ ngàng. Ảnh: Đào Thọ
Vẻ đẹp của hoa đào nở trên biển mây. Clip Đào Thọ
Nét đẹp tự nhiên hiếm có của Hang Táu - Mộc Châu
Những năm gần đây Hang Táu - Mộc Châu đang dần dần thu hút đông đảo tín đồ đam mê du lịch bởi nơi này còn giữ vẻ hoang sơ, bình yên với địa hình núi non trập trùng.
Hang Táu là nơi không điện cũng không có sóng di động và tất nhiên không có tiếng ồn ào của xe cộ. Nguồn nước sinh hoạt nơi đây được lấy trực tiếp từ các mỏm nước từ núi cao xuống. Cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếu. Hang Táu là nơi rất phù hợp cho những ai muốn được trải nghiệm cuộc sống sinh tồn thực sự.
Hang Táu nhìn từ trên cao xuống.
Với nhiều du khách chưa có trải nghiệm ở miền Tây Bắc, cái tên Hang Táu dễ bị lầm tưởng là một hang động. Nhưng thực chất nơi này là một khu canh tác với hơn 20 hộ bà con người Mông sinh sống. Do trở về bản quá xa nên bà con đã ở lại luôn Hang Táu để sản xuất. Cuộc sống đầy chân chất nên người ta gọi cái tên thân thương là "làng nguyên thủy Mộc Châu".
Bạn Văn Tài, một du khách Hà Nội cho biết: "Mình biết đến Hang Táu qua một người bạn giới thiệu. Hang Táu ngập tràn sự thanh bình, con người cũng dễ gần, làng tuy bé nhưng phong cảnh thì tha thiết và trữ tình".
Hang Táu Mộc Châu (làng nguyên thủy) thuộc xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đây là nơi nguyên sơ nhất vùng cao nguyên này. Nằm cách trung tâm Mộc Châu khoảng 18 km, Hang Táu cách trung tâm xã Chiềng Hắc khoảng 7 km. Để đến được đây du khách cần phải vượt qua đủ mọi địa hình khác nhau và hiểm trở. Bởi vì, hầu hết quãng đường là dốc đứng, đường đất đá rất gồ ghề, chông chênh khiến những tín đồ đam mê khám phá phải rất bản lĩnh. Cung đường này chỉ phù hợp cho xe bán tải hai cầu hoặc người đi xe máy chắc tay lái.
Hang Táu hiện có 20 hộ bà con người Mông sinh sống
Có một chi tiết nhiều người không biết, hiện nay đường đi cụ thể đến tọa độ này vẫn chưa được cập nhật trên "bảo bối" Google Maps, nên du khách cần hỏi người dân địa phương hoặc phải đi cùng người dẫn đường nếu muốn đến khám phá Hang Táu.
Dù di chuyển khó khăn, nhưng bù lại du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng đẹp đến ngất ngây của những bông hoa mận, cải trắng suốt dọc đường đi. Từ trên cao xuống nhìn, Hang Táu đẹp khó tin. Thảm cỏ rộng xanh mướt như tấm thảm nhung khổng lồ giữa núi rừng, hay những ngôi nhà sàn xinh xắn như một nét chấm phá cho bức tranh thơ mộng.
Đến đây, được thoải mái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng động thiên nhiên bằng đôi tai, ngắm nhìn không gian xanh bằng chính đôi mắt, du khách sẽ có cảm nhận rằng, sự bình yên 'hiếm có, khó tìm' có lẽ chỉ có ở Hang Táu.
Phóng tầm mắt từ trên cao xuống, thảm cỏ rộng xanh mướt như thung lũng giữa núi rừng, những ngôi nhà sàn như một nét chấm phá cho bức tranh thơ mộng.
Đến Hang Táu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, thơ mộng, mà còn được hòa mình vào cuộc sống đời thực vô cùng độc đáo và thú vị của bà con dân tộc nơi đây. Khung cảnh đàn gia súc thảnh thơi gặm cỏ, những chú lợn chạy loanh quanh tìm thức ăn hay đàn con gà tung tăng chạy nhảy... mang đến cảm giác yên bình đến khó tả. Hơn thế, ở đây du khách còn được trò chuyện với trẻ em ở bản. Sự ngây thơ của các em bé khiến du khách muốn được trở về tuổi thơ.
Bạn Ngọc Bích, du khách đến từ Hải Phòng tâm sự: "Đường đi khó 10 lần thì vẻ đẹp khi vào đến nơi sẽ xoa dịu bạn 100 lần, không ngoa đâu. Đây cũng là lần đầu tiên mình đến nơi không sóng điện thoại, không mạng internet, không điện, con người ai cũng hiền hòa, thân thiện, tốt bụng và các chú, các anh xe ôm chăm sóc khách rất nhiệt tình. Đây quả là một chuyến hành trình trải nghiệm đầy lý thú đối với mình".
Theo người dân trong vùng chia sẻ, mỗi mùa Hang Táu Mộc Châu đều mang một vẻ đẹp riêng. Vào mùa hạ, những nương lúa, ngô bao quanh ngôi làng khiến màu xanh cứ trải xanh mãi. Vào mùa xuân, mọi người sẽ bắt gặp các triền hoa mơ, hoa mận duyên dáng nở giữa rừng, hay ven lối nhỏ. Hoặc cứ độ cuối thu hay đầu đông, nơi đây lại có vô vàn các loài hoa thi nhau nở rộ, tha hồ cho bạn dừng chân chụp ảnh. Tuy nhiên, du khách lưu ý không nên đến hang Táu Mộc Châu vào mùa mưa, tầm tháng 7 đến tháng 8, bởi đường trơn trượt, sình lầy, rất khó di chuyển.
Khác với những ngôi làng khác, bà con ở đây đã quá quen với việc làm du lịch, nên rất cởi mở, thật thà, chất phát và mến khách.
Đến Hang Táu, điều thú vị nhất là cắm trại qua đêm để giao lưu về văn hóa cũng như cuộc sống của người dân địa phương. Không giống với những ngôi làng khác, bà con ở đây đã quá quen với việc làm du lịch, nên rất cởi mở, thật thà, chất phát và mến khách. Khi ở lại, du khách có thể đi dạo loanh quanh để khám phá thêm cách trồng trọt, làm ruộng nương, chăn nuôi của bà con nơi này. Hoặc đơn giản là chỉ ngồi ngả lưng ra ghế nhìn ngắm cuộc sống yên bình cũng đủ cảm thấy hạnh phúc.
Quả thật, Hang Táu Mộc Châu là một nơi trú ẩn tuyệt vời để chạy trốn khỏi xô bồ, kiếm tìm một nơi thật yên ả trong lành và thơ mộng nhất. Tuy nhiên, hy vọng rằng ngôi làng này sẽ mãi giữ được nét đẹp tự nhiên và không bị tác động quá nhiều bởi bàn tay con người.
Bản người Mông ở Điện Biên học làm du lịch cộng đồng Nắm được lợi thế tự nhiên có thể thu hút du khách tới tham quan, check-in, trải nghiệm, nhiều hộ người Mông tại bản Tìa Ló (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đã mạnh dạn học cách làm du lịch cộng đồng. Cách thành phố Điện Biên Phủ 30km, bản Tìa Ló (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông,...