Đánh vật cùng con vào lớp 1
Phụ huynh khó yên tâm khi không cho con đi học trước, luôn mang trong mình nỗi lo con sẽ thua thiệt bạn bè, nuôi trong mình khát vọng con sẽ là giỏi nhất…
Cương quyết không cho con học trước chương trình lớp 1 như nhiều phụ huynh khác, chị Lan ở Đồng Nai đã phải thốt lên đó chính là một sai lầm lớn.
Bộ Giáo dục cấm các trường dạy trước lớp 1 (Ảnh minh họa VOV)
Bởi vì, tối nào gia đình chị cũng xảy ra một “cuộc chiến” đánh vật cùng con với bài vở đến tận hơn 10 giờ đêm nhưng kết cục con vẫn thường xuyên bị cô “mắng vốn” con anh chị học chậm quá!
Chị Lan tâm sự, mình vốn là một giáo viên dạy cấp 2 nên cũng phản đối việc cho con đi học chữ từ khi 5 tuổi như nhiều gia đình khác.
Chị nghĩ, học xong chương trình lớp 1, con chị chắc chắn sẽ biết đọc, biết viết như thế là đạt mục tiêu rồi.
Bởi thế, con không cần phải đi học trước. Cái thời của chị có ai đi học trước đâu mà sau một năm lớp 1, ai cũng đọc thông viết thạo.
Thời gian cho con học trước kiến thức để dạy con kĩ năng sống sẽ bổ ích hơn nhiều.
Thế là, trong khi những đứa trẻ khác học đọc, học viết, học làm toán thì con của Lan được ba mẹ cho đi học vẽ, học bơi, học hát múa ở nhà văn hóa.
Nghĩ mình đã đi đúng đường, cho đến khi bé nhập học được 2 tuần, cô giáo liên tục gọi điện cho gia đình nói rằng: “Bé nhà mình học chậm quá, đề nghị anh chị kèm cặp thêm”.
Con bé thì rầu rĩ nói các bạn chê con học dốt, học ngu và không chơi với con.
Chị Lan nói, người mẹ nào không xót, không đau khi nghe người khác nói con mình như thế?
Gia đình chị cũng trở nên bất ổn khi anh chồng xót con nên nặng lời với chị.
Video đang HOT
Có lần anh còn nói: “Em là giáo viên mà chẳng hiểu gì cả, nếu không nghe lời em thì con bé đâu khổ như thế?”.
Không thể mãi đổ lỗi cho nhau, và đổ lỗi giờ cũng chẳng được gì.
Hai vợ chồng chị Lan bắt đầu lên kế hoạch kèm con.
Sau bữa ăn tối, anh chị bắt con ngồi vào bàn học. Hết đọc âm, ghép vần, tập viết, tập chép rồi làm toán…
Hôm nào cũng hơn 10 giờ đêm mới xong. Nhiều lúc thấy con ngủ gà ngủ gục trên bàn nhưng vẫn phải lay dậy để hoàn thành bài vở xong mới cho đi ngủ.
Tất cả phụ huynh không cho con đi học trước sẽ chẳng phải cùng con học đuổi thế này
Chị Lan cho biết, lớp con chị có 50 học sinh. Qua tìm hiểu, phải đến hơn 40 em đã đi học hè tại nhà cô giáo.
Sau 3 tháng hè, các em đã học gần xong chương trình lớp 1.
Về cơ bản, những học sinh này đã thuộc các âm vần, nhiều em đã đọc thông, viết thạo như học sinh lớp 2.
Thế nên khi vào năm học, giáo viên đã có thể đọc chính tả cho những học sinh này viết.
Do trong lớp còn dăm em không đi học hè nên buộc giáo viên phải dạy đúng quy trình.
Nhưng dạy thế thì mấy chục học sinh khác lại ngồi chơi.
Bởi thế, không ít cô giáo gây áp lực bằng cách buộc gia đình phải kèm cho con mình ở nhà hoặc phải gửi cô dạy thêm vào các buổi tối trong tuần.
Học theo kiểu rượt đuổi các bạn đã làm cho những đứa trẻ đuối sức, làm cho cha mẹ mệt mỏi chạy theo con.
Nhưng không cho trẻ học trước được không?
Phải khẳng định luôn rằng, không cho con học trước thì học xong chương trình lớp 1 hầu như trẻ cũng sẽ đạt mục tiêu đọc, viết khá thông thạo.
Nhưng những đứa trẻ chậm, năng lực yếu sẽ khó theo kịp.
Nguyên nhân, lớp học quá đông (sĩ số luôn ở mức 40, 50, 60 thậm chí 70 học sinh/lớp) giáo viên dù nỗ lực bao nhiêu cũng không thể dạy hiệu quả.
Không thể cầm tay từng em nắn từng chữ, hướng dẫn đọc từng âm và sửa sai từng tí.
Vốn đã học yếu, mỗi ngày đuối một ít, dẫn đến rớt lại phía sau.
Cùng với việc học yếu không được ở lại lớp như hiện nay, nguy cơ suốt quảng đời đi học sẽ trở thành đối tượng học sinh ngồi nhầm lớp.
Phụ huynh thường khó yên tâm khi không cho con đi học trước, luôn mang trong mình nỗi lo con sẽ thua thiệt bạn bè, nuôi trong mình khát vọng con sẽ là giỏi nhất.
Bởi thế, trẻ luôn bị cha mẹ ép học từ khi lên 3. Điều này, đã làm khổ các em và gây không ít áp lực cho gia đình.
Từ thực tế trên, chỉ nên cho các em học trước khi đó là những đứa trẻ chậm tiến, năng lực yếu.
Mai Hoa
Theo giaoduc.net
ĐBQH: Học sinh, phụ huynh đừng để sự việc ở kỳ thi năm 2018 chi phối, ảnh hưởng thêm
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung (Đoàn Long An) - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH - cho rằng, trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019 đã cận kề, học sinh, phụ huynh không nên để sự việc của kỳ thi năm 2018 tiếp tục chi phối, ảnh hưởng, việc này sẽ tạo tâm lý không tốt cho các em bước vào kỳ thi.
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung.
Dư luận hiện có một số ý kiến bất bình về việc chậm xử lý vụ gian lận thi cử tại một số địa phương tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018. Bà đánh giá như thế nào về việc này?
- Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung: Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các cơ quan cũng như cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng tiến hành các quy trình theo quy định. Bây giờ muốn đưa ra xử lý thì phải có quá trình điều tra, đủ cơ sở pháp lý để kết luận vấn đề đó là sai phạm và sai phạm tới đâu, những người nào có sai phạm...
Phải có đủ cơ sở để phân định trách nhiệm như vậy thì mới xét xử. Như chúng ta đã biết, luật pháp của chúng ta là công khai, minh bạch. Do đó, tôi nghĩ rằng đến thời điểm này, khi cơ quan công an đã có kết luận điều tra cũng đã công bố thông tin để người dân và cử tri biết còn những cái nào chưa đủ cơ sở, chưa đủ kết luận hoặc trong quá trình điều tra thì các cơ quan chức năng tiếp tục làm.
Việc xử lý vụ việc chậm theo như bà nói là do phải theo đúng quy trình chứ không thể đổ lỗi cho Bộ Giáo dục và đào tạo?
- Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung: Ở đây tôi thấy nếu chúng ta đổ lỗi hết cho sự việc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 cho Bộ Giáo dục thì cũng nên có nhìn nhận khách quan việc còn có cả trách nhiệm của chính quyền địa phương bởi đó là sự phối hợp giữa Bộ với các địa phương, Bộ này có kế hoạch, có chương trình, có cách thức để hướng dẫn, phối hợp cho các địa phương để tổ chức kỳ thi. Do đó, trong đây có trách nhiệm của địa phương mà chúng ta thấy cụ thể là những người hiện cơ quan điều tra đã có kết luận vi phạm có những người ở địa phương, những người trực tiếp tổ chức kỳ thi, trong đó có những người có chức vụ lãnh đạo.
Qua sự việc này, tất nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải lấy đây là bài học, phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, đừng thấy như thế mà đổ lỗi hết cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua cũng đã cố gắng rất nhiều rồi, chúng ta cũng phải nhìn nhận như vậy.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần, theo bà, có cần lo sợ khả năng tái diễn sai phạm?
- Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung: Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019 đã cận kề rồi, tôi nghĩ rằng học sinh, phụ huynh đừng để sự việc của kỳ thi năm 2018 chi phối, ảnh hưởng nữa, sẽ tạo tâm lý không tốt cho các em bước vào kỳ thi. Tôi mong rằng các em hãy chuyên tâm ôn tập để có kết quả thi tốt đẹp. Còn vụ việc năm 2018, Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Giáo dục và đào tạo và các cơ quan chức năng đang tiếp tục nghiêm túc, tập trung điều tra để có kết luận vi phạm rõ ràng, đầy đủ và xử lý nghiêm minh.
Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã có những hướng dẫn, thông tin, đổi mới và những giải pháp để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019 vừa đạt chất lượng, hiệu quả và ngăn ngừa tối đa những tiêu cực có thể xảy ra. Chúng ta cũng đừng quá bi quan, đừng quá thất vọng về tác động của sự việc tại kỳ thi năm 2018 đối với kỳ thi năm 2019 này.
Trân trọng cảm ơn Đại biểu!
Hoàng Nam
Theo baophapluat
Cùng giám sát an toàn thực phẩm bếp ăn trường học Trước những bất an về chất lượng bữa ăn học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà trường. Nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội cũng đã tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, quản...