Đánh tráo khái niệm hoạt động trải nghiệm để thu lợi
Theo các chuyên gia, một số nhà trường đang đánh tráo khái niệm hoạt động trải nghiệm và “móc nối” với các công ty để thu lợi.
Có “móc nối” giữa công ty và nhà trường không?
GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam – đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với PV Người Đưa Tin Pháp luật về những sự cố thương tâm trong các buổi hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm thời gian qua.
PV: Thưa GS.TS Phạm Tất Dong, để xảy ra sự cố dẫn đến thương vong cho học sinh như vậy, trách nhiệm lớn nhất thuộc về ai?
GS.TS Phạm Tất Dong: “Những trường hợp này, trách nhiệm đến từ nhiều phía chứ không nằm riêng về phía nhà trường. Chương trình trải nghiệm ở mỗi nhà trường đều đã có kế hoạch từ trước. Cần xác định, những sự cố dẫn đến thương vong xảy ra trong khu vui chơi, liệu có nằm trong nội dung hoạt động trải nghiệm hay không?
Nếu trong chương trình trải nghiệm không có hoạt động cho học sinh vui chơi, mà nhà trường lại tổ chức, thì trách nhiệm rất nặng. Còn nếu có nội dung cho học sinh vui chơi trong hoạt động trải nghiệm, phía nhà trường đã kết nối với phía các công ty và có hợp đồng cam kết, đảm bảo an toàn cho học sinh, thì trách nhiệm lại nghiêng về phía các công ty.
Đang trong giờ học do nhà trường tổ chức, xảy ra sự cố thì nhà trường phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, nhà trường “khoán trắng” cho công ty du lịch mà không có một kế hoạch cụ thể để bảo vệ học sinh, rồi lại để xảy ra sự cố như vậy, chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm.
GS.TS Phạm Tất Dong.
PV: Được biết, năm 2014, khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ) đã từng xảy ra sự cố tương tự khiến 6 học sinh nhập viện. Phải chăng, khi lựa chọn địa điểm trải nghiệm, phía nhà trường không biết, hay không tính đến các phương án an toàn cho học sinh, thưa ông?
GS.TS Phạm Tất Dong: Trong sự cố đáng tiếc tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh vừa qua, phụ huynh học sinh hoàn toàn có thể phân tích rằng: Đáng lẽ, học sinh chỉ tham quan khu di tích lịch sử thì sẽ không có chuyện gì nguy hiểm. Nhưng sau đó, nhà trường lại cho học sinh đến khu du lịch để trải nghiệm, phải chăng có sự “móc nối” về lợi ích nào ở đây, trong khi công ty du lịch này cung cấp hoạt động cho nhà trường nhưng lại không có chương trình bảo vệ sự an toàn tương ứng.
Video đang HOT
PV: Vậy, thưa ông nhà trường cần xác định những tiêu chí như thế nào trong việc lựa chọn môi trường trải nghiệm cho học sinh?
GS.TS Phạm Tất Dong: Hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt ngoại khóa là nội dung bắt buộc trong chương trình mới. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tổ chức như thế nào? Trước hết, nhà trường phải lên một kế hoạch cụ thế như thế nào? Bên cạnh đó, nơi tiếp nhận cũng phải có chương trình cụ thể, dịch vụ đảm bảo nhu cầu.
Phía nhà trường phải xác định rõ, chương trình trải nghiệm đi với mục đích gì để tìm đến những địa điểm phù hợp. Chẳng hạn, muốn cho học sinh tìm hiểu về rừng và sinh vật rừng thì phải tìm đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn; muốn cho học sinh dung nạp kiến thức về văn hóa, lịch sử, thì phải đến những di tích lịch sử…
Quan trọng nhất, luôn phải đặt sự an toàn của học trò lên hàng đầu! Cần phải xem xét lại quy trình giám sát, đảm bảo an toàn cho học sinh. Những chuyến đi tham quan, trải nghiệm, ngoại khóa cần phải được tổ chức chặt chẽ, quy củ hơn, phân công và quy nhiệm vụ đối với từng giáo viên đi theo giám sát học sinh.
Xin cảm ơn ông!
Nhiều trường học đang đánh tráo khái niệm
Chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên – giảng viên các chương trình đổi mới giáo dục (bộ GD&ĐT) phân tích: “Trước tiên, dắt học sinh đi chơi không phải hoạt động trải nghiệm, nhiều người đang đánh tráo khái niệm về sự trải nghiệm để thu lợi ích.
Tổ chức đi chơi một vòng xong đi về, học sinh không nhận được gì ngoài sự giải trí. Do đó, phải tách bạch việc đi giải trí, đi chơi với đi trải nghiệm. Không thể nói là đi trải nghiệm mà lại dẫn học sinh đi chơi trò chơi. Nếu chỉ dắt học sinh đi chơi thì bố mẹ cũng làm được, cần gì nhà trường? Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm có nhiều hướng, như: củng cố kiến thức, bài học, hoặc hình thành kỹ năng, các hiểu biết xã hội…
Đã là trải nghiệm thì phải có mục tiêu, còn đi chơi không gọi là trải nghiệm. Hiện nay, nhiều nhà trường tổ chức cho học sinh đi chơi chỉ vì những “lợi ích nhóm” chứ không đem lại lợi ích thực sự cho học sinh. Đã là trải nghiệm thì phải đảm bảo 4 đặc điểm: Mục tiêu, cách tổ chức, nội dung và đánh giá trải nghiệm”.
“Mà cho dù là đi chơi hay hoạt động trải nghiệm, chắc chắn nhà trường cũng phải quan tâm đến sự an toàn, mua bảo hiểm cho học sinh, tổ chức việc quản lý, chăm sóc học sinh như thế nào?” – vị chuyên gia giáo dục nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Cao Đạt.
“Trong trương hơp công ty du lich không thưc hiên đung cac quy đinh vê kinh doanh dich vu lư hanh thi co thê bi xư phat hanh chinh theo quy đinh tai Nghi đinh sô 45/2019/NĐ-CP. Cụ thể: Khoản 9 Điều 7 quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành. ” Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch theo quy định “.
Đê xac đinh cu thê va chinh xac trach nhiêm cua tưng ca nhân, tô chưc trong trương hơp nay, cân co kêt luân cua cơ quan chưc năng lam ro vu viêc. Theo lơi nư sinh bị thương trong vụ tàu lượn siêu tốc trật bánh, khi nhóm học sinh này đến, tàu lượn siêu tốc không đóng được cửa, thanh chắn và đai bảo vệ bị hỏng, nhưng vẫn đón khách…, thi trươc tiên. trach nhiêm bôi thương thiêt hai cho nan nhân va gia đinh nan nhân se thuôc vê phia khu du lich theo quy đinh tai Điêu 590, Điêu 591 Bô luât dân sư năm 2015.
Ngoai ra, những người co trach nhiêm liên quan trong khu du lịch co thê bi truy cưu trach nhiêm hinh sư vê ” Tôi vô y lam chêt ngươi “, đươc quy đinh tai Điêu 128, Bô luât hinh sư năm 2015 (sưa đôi bô sung năm 2017) nêu đu cac yêu tô câu thanh tôi pham” - Luật sư Nguyễn Cao Đạt (Giám đốc công ty Luật Nguyên Khang và Cộng sự).
Ký ức kinh hoàng của nữ sinh thoát chết trong sự cố tàu lượn
Tàu vừa chạy qua khúc cua, P giật mình khi thấy toa ghế ngồi chuyển động khác thường, lao thẳng vào cột sắt rồi dừng lại, em đã tận mắt nhìn thấy người bạn thân rơi xuống đất.
Một ngày sau sự cố tàu lượn siêu tốc lao khỏi đường ray tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh khiến 1 học sinh tử vong và 2 em khác bị thương, Ngô Lan P (một trong hai nạn nhân bị thương), học sinh lớp 11 tại trường THPT Đông Anh (Hà Nội), vẫn chưa hết sợ hãi.
Tối 15/1, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật xử lý cắt lọc phẫu thuật xương kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ, ngồi trong phòng điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), toàn thân đau nhức, bầm tím sau va chạm, cánh tay phải được băng bó cố định, P gắng gượng kể lại giây phút kinh hoàng tại khu du lịch.
Theo lời nữ sinh, khoảng 6h30 sáng 14/1, P cùng các bạn đi tham quan tại khu di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội), đến trưa cùng ngày di chuyển về khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (xã La Phù, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) để nghỉ ngơi, ăn trưa và tham gia các hoạt động ngoại khoá. Ăn trưa xong, nữ sinh cùng nhóm bạn thân bắt đầu đi chụp ảnh rồi di chuyển ra khu vui chơi. Sau khi chụp ảnh, chơi thảm bay và xích đu, P cùng các bạn chơi trò tàu lượn siêu tốc.
"Lúc bọn em lên chơi có một nhân viên đứng cài chắn bảo vệ. Ban đầu nhóm em định ngồi toa ghế đầu nhưng do thanh chắn bảo vệ bị hỏng, một số toa khác hỏng đai bảo vệ, có chỗ không đóng được cửa nên buộc lòng ngồi xuống toa cuối. Khi ấy trên tàu có khoảng 13 người, nhiều bạn khác đang đứng dưới chờ tới lượt", P kể.
Khoa phẫu thuật chi trên và y học thể thao nơi bệnh nhân P đang điều trị.
Lúc lên tàu, P ngồi cạnh cậu bạn thân Nguyễn Phi H, hàng dưới là nam sinh Lê Tràng Anh, cả ba em đều học chung lớp và ngồi cùng một toa ghế. Trước khi tàu khởi hành, nữ sinh không quên nhắc Tràng Anh thắt đai an toàn cẩn thận.
Khi tàu bắt đầu khởi hành, theo thói quen, nữ sinh nhắm chặt mắt. Đến khúc cua thứ hai, tàu bắt đầu lên cao, P đột nhiên cảm thấy toa ghế ngồi có khác thường. Không đầy vài giây sau, toa ghế P đang ngồi bắt đầu chao đảo. Vội mở mắt, nữ sinh chứng kiến H rơi thẳng xuống dưới đất. Toa tàu em đang ngồi lao thẳng vào cây cột sắt, nghiêng hẳn sang một bên, P chỉ vội đưa tay ra ôm chặt cây cột mà không hề để ý toàn bộ phần ngón út bên tay phải bị va chạm đến biến dạng, chảy nhiều máu. Các toa phía trên tiếp tục chạy về bến xuất phát, sau đó mới dừng lại.
May mắn dây an toàn đã giữ chặt P. Nam sinh H rơi xuống thảm cỏ, còn Tràng Anh không may bị văng ra khỏi toa ghế ngồi, rơi thẳng xuống mặt sàn bê tông và tử vong tại bệnh viện.
"Toàn bộ sự việc diễn ra quá nhanh và kinh khủng, nhưng em vẫn đủ tỉnh táo để chứng kiến tất cả sự việc, kể cả việc hai người bạn của mình bị rơi xuống đất. Sau đó, một nhóm học sinh nam tìm cách trèo lên người nhau, xếp thành 2 chiếc thang người. Một bên giữ toa xe khỏi tuột khỏi đường ray, tốp còn lại tháo dây an toàn, từ từ tách em khỏi toa, rồi bế xuống. Mãi đến khi được đưa ra trung tâm y tế thị trấn thì em mới biết Tràng Anh không qua khỏi", P nghẹn lời.
Khẽ cử động nhẹ cánh tay trái đau nhức, đôi mắt nữ sinh may mắn thoát chết nhòe đi: "Tối hôm trước khi đi du lịch, H và một số bạn trong lớp còn đến nhà em chuẩn bị đồ ăn mang theo, ai nấy đều thích thú vì được đi chơi. Năm cấp 2 chúng em từng đến khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, thực ra không đi cũng được nhưng vì đi cùng các bạn nên vẫn thích. Em không ngờ lại xảy ra việc đau lòng".
Túc trực trong phòng bệnh của con gái, anh Ngô Duy Long cho biết, khoảng 15h ngày 14/1, anh được cô giáo thông báo con gái gặp tai nạn, đang chuyển xuống bệnh viện Việt Đức để điều trị. Vào đến viện, anh thấy con gái xanh xao, gương mặt nhợt nhạt, đờ đẫn, tay được băng bó sơ vết thương còn quần áo dính đầy máu.
"Lúc làm hồ sơ nhập viện cho con, tôi thấy trên hồ sơ có ghi 'bị thương do tai nạn xe đạp điện' của ai đó đưa con tôi đến nhập viện. Bản thân hoài nghi vì các cháu đang đi dã ngoại, sao có thể bị tai nạn xe nên đã yêu cầu làm rõ, sau đó nhanh chóng đưa cháu đi khám và làm phẫu thuật", anh Long nhớ lại. Sau đó, anh đã yêu cầu hủy bộ hồ sơ đó, làm lại một bộ mới, ghi chính xác lý do con gái nhập viện là sự cố tàu lượn siêu tốc của khu vui chơi.
Đồng ý cho con gái đi tham quan cùng trường nhưng gia đình anh Long không ngờ lại xảy ra vụ việc đau lòng đến vậy. "Cái tàu lượn ngoài trời dầm mưa dãi nắng, hoen gỉ suốt cả mùa dịch bệnh, tại sao đơn vị du lịch không bảo dưỡng thật tốt, giờ vì sự cố kỹ thuật khiến một cháu đã ra đi mãi mãi, con gái tôi thì bị thương ở tay, còn cháu H bị chấn thương phần đầu, tràn dịch ổ bụng, đang điều trị tại một khoa khác. Như thế này thì tắc trách quá", anh Long phàn nàn.
Hiện tại nữ sinh P được gia đình chăm sóc, riêng mẹ của P do mới sinh em bé nên chưa thể lên chăm con.
Liên quan đến tình hình sức khỏe của hai học sinh bị thương, phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân Nguyễn Phi H (17 tuổi) hiện đã tỉnh, huyết động ổn, cổ, ngực không khó thở, vết thương ở đầu đã được khâu lại. Bệnh nhân Ngô Lan P (17 tuổi) đã tỉnh, huyết động ổn, vết thương bàn tay phải đã được xử lý cắt lọc cố định xương. Cả hai bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.
Trường THPT Đông Anh, Hà Nội.
Chiều cùng ngày, bà Phạm Thị Hiền, Hiệu trưởng trường THPT Đông Anh cho biết, ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm cho học sinh lớp 10 và 11 vào cuối học kỳ 1. Nhà trường đã trao đổi và thống nhất với ban đại điện cha mẹ học sinh cho hơn 800 học sinh của hai khối 10 và 11 tham gia trải nghiệm tại hai điểm là khu di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng, sau đó về ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi tại khu du lịch Đảo Ngọc Xanh do đơn vị công ty du lịch phối hợp với nhà trường tổ chức. Mọi năm nhà trường cũng tìm hiểu nhiều địa điểm trải nghiệm cho học sinh, nhưng do năm nay trời lạnh nên muốn tìm nơi gần để các em tham quan, vui chơi.
"Đến 12h sau khi ăn trưa, đáng ra phải nghỉ ngơi thì nhiều học sinh lại tham gia các trò chơi. Một lúc sau, thầy cô nhận được tin có 3 học sinh gặp tai nạn nên phối hợp cùng ban quản lý và đơn vị du lịch nhanh chóng đưa các em đi cấp cứu. Những em còn lại đã được tập hợp, chuẩn bị di chuyển về địa phương, kết thúc chuyến đi", bà Hiền cho hay.
Theo hiệu trưởng nhà trường, sự cố xảy ra là ngoài ý muốn, đặc biệt là sự mất mát to lớn của gia đình và nhà trường khi một học sinh đã không qua khỏi. Bên cạnh việc thăm hỏi, động viên gia đình, các học sinh, nhà trường cũng xin nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm sâu sắc cũng như tích cực phối hợp với các bên liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc.
Nỗi đau gia đình học sinh tử nạn vì tàu lượn: Bố mới mất, giờ đến con trai Nỗi đau trùm lên ông nội của em L.T.A. (17 tuoi, học sinh tử vong trong vụ tai nạn tàu lượn ở Phú Thọ) chỉ trong 7 tháng, ông đã mất con trai rồi đến cháu nội. Ông nội em L.T.A. Khoảng 12h30 ngày 14/1, tại Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), khi...