Danh sách thầy cô hot nhất năm 2018 thu hút sự chú ý nhờ những câu chuyện đầy nhân văn
Những tấm gương về thầy cô giáo tâm huyết luôn là hình ảnh ấn tượng khắc sâu trong lòng mỗi học sinh. Với sự phát triển của mạng xã hội, những hành động đẹp này được lan toả rộng rãi hơn, trở thành hình ảnh giáo viên được ngưỡng mộ không chỉ bởi học sinh mà còn cả xã hội.
Thầy cô giáo luôn là những người dẫn dắt, dạy dỗ học trò qua từng bước trên con đường trưởng thành. Trong khoảng thời gian đó, có không ít những thầy cô giáo để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ bởi kinh nghiệm sư phạm mà còn vì tấm lòng vị tha và thật lòng yêu thương, quan tâm học sinh.
Vượt ra ngoài khuôn khổ trường học, trong năm qua đã có nhiều thầy cô để lại ấn tượng tốt đẹp với dư luận cả xã hội vì những hành động cao đẹp của mình. Dưới đây là một số thầy cô như vậy:
Thầy giáo bế con cho sinh viên làm bài thi
Bức ảnh được lan truyền nhanh chóng và nhận được nhiều lời bình luận tích cực trên mạng chụp lại cảnh một thầy giáo bế con khi đang đứng trên giảng đường.
Hình ảnh thầy giáo bế con giúp sinh viên gây sốt. Ảnh: Beat.vn
Đó là thầy giáo Nguyễn Văn Kết (giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội) nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đã bế con cho sinh viên của mình làm bài thi trong suốt 2 giờ đồng hồ.
Nữ sinh viên vì bất đắc dĩ đã phải bế con theo lên lớp. Trong thời gian làm bài cũng có một vài lần cháu bé quấy khóc và thầy giáo phải dỗ dành.
Nhiều sinh viên trong trường nhận xét thầy giáo là người dễ tính, tốt bụng và nhiệt tình. Ngoài việc luôn động viên học tập, thầy rất quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của sinh viên.
Giảng viên ĐH Bách khoa kêu gọi tặng phong vì thay vì hoa và quà trong ngày 20/11
Mộ thầy giáo kêu gọi: “Đừng tặng hoa, đừng tặng quà mà hãy tặng chúng tôi thật nhiều phong bì nhân ngày 20/11!”. Phát ngôn gây sốc này khiến mọi người chú ý những khi biết lý do mới thật sự cảm động bởi tấm lòng cao cả của người thầy.
Dịp 20/11 vừa qua, thầy Đào Tuấn Đạt gây bão mạng với thông điệp kêu gọi phụ huynh tặng phong bì đừng tặng hoa.
Video đang HOT
Đó là lời kêu gọi của thầy Đào Tuấn Đạt – Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh Hà Nội. Chuyện tặng “phong bì” vốn là vấn đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi không chỉ trong ngành Giáo dục.
Thầy chia sẻ: “Phong bì không có lỗi, lỗi ở người dùng”. Thầy giải thích phong bì không xấu, đó cũng là món quà tặng. Quan trọng là mối quan hệ giữa người ở hai đầu phong bì, người tặng và người được tặng.
Khi nghe lý do, càng có nhiều người cảm động hơn bởi thầy muốn nhân dịp 20/11, sử dụng toàn bộ số tiền trao tặng, cùng số tiền gây quỹ được bằng cách dạy thêm, bán hàng, lau nhà, dọn cửa hàng, hát ở bờ hồ… để mua chăn tặng các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Tiểu học xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Thầy hiệu trưởng viết thư động viên học sinh thi trượt
“Em sinh ra để làm những điều lớn lao hơn thế, điểm số một bài thi chẳng nói lên được tất cả”. Đó là những lời thầy Nguyễn Vương Linh, hiệu trưởng trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đã viết trong bức thư động viên em học sinh thi trượt.
Bức thư cảm động mà thầy giáo viết cho học sinh của mình
Em Thuỳ Dương, học sinh duy nhất “rớt” trong kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn. Sau khi đọc lá thư thầy Linh gửi, Dương đã rất xúc động và đỡ buồn hơn nhiều.
Làm công tác quản lý, thầy Linh cho rằng không nên đặt nặng vấn đề thành tích, để rồi tạo áp lực cho học trò, làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố. Bởi vì trẻ em, ngoài việc học còn phải được vui chơi, được tham gia các hoạt động xã hội để hình thành nên con người toàn diện. Nếu chỉ chú tâm vào việc học cũng không tốt.
Thầy giáo Nguyễn Vương Linh gây sốt khi viết thư động viên học sinh thi trượt
Thầy Linh cho rằng không nên đặt nặng vấn đề thành tích, tạo áp lực lên học trò. Bởi vì trẻ em ngoài việc học còn phải được vui chơi và tham gia các hoạt động để hình thành nên con người toàn diện. Sẽ không tốt khi chỉ chú tâm vào việc học.
Thầy Linh cũng chia sẻ: “Những học sinh phạm lỗi, tôi sẽ mời lên phòng. Hình phạt là viết 4-5 lần một bài văn văn hay về tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con. Từ những câu chữ đó các cháu sẽ thấu hiểu tỉnh cảm của cha mẹ từ đó ngoan ngoãn, chăm học hơn. Có nhiều lần khi đang viết phạt, các cháu đã bật khóc vì xúc động”.
Cô giáo tận tâm với từng lời phê
Trong năm nay, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh những bài thi có phần lời phê được viết đầy cảm xúc và tâm huyết.
Những lời phê vô cùng “có hồn” được cư dân mạng chia sẻ
Cô giáo Nguyễn Thị Như Huyền (giáo viên dạy Toán của Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) là người đã viết những lời nhận xét “đốn tim” học sinh của mình, khiến cho các bài kiểm tra không còn nặng nề và áp lực nữa.
Cô giáo Nguyễn Thị Như Hiền cùng học sinh của mình
Với những bài kiểm tra điểm kém, cô Huyền dành những lời phê để học sinh không cảm thấy quá buồn: “Đường chinh phục đỉnh cao luôn gặp chướng ngại vật, cố gắng vượt qua nha. Cô tin em làm được”, “Con cần cố gắng thật nhiều nhé”, “Cô rất buồn, con đi học cần chú ý hơn”,…
Hay với những bài kiểm tra chỉ mắc những lỗi nhỏ, cô Huyền cũng dành những lời phê chứa đầy sự quan tâm: “Bẩn không bao giờ hoàn hảo. Lần sau nhớ viết chữ đẹp hơn”, “Con đọc kỹ đề là được 10 điểm rồi”, “Tiếc quá, lần sau cẩn thận hơn”
Cô Huyền dành thêm thời gian cho những lời phê với mong muốn tâm lý đón nhận điểm bài kiểm tra của học sinh không quá căng thẳng.
Theo saostar
Cô giáo kể chuyện: Tờ pô-li-me trong cánh thiệp
Hơn 12 năm cầm phấn, tôi chỉ bắt gặp duy nhất một tờ pô-li-me kẹp trong tấm thiệp chúc mừng ngày 20/11 và cảm thấy mình may mắn vì chính điều đó. Món quà lớn nhất mà chúng tôi vẫn muốn nhận từ học trò bao giờ cũng là sự kính trọng, lòng biết ơn chân thật...
Ảnh minh họa
Ngày ấy, tôi ra trường và được phân công công tác về trường cấp hai cách nhà gần hai chục cây số. Trường nằm dưới chân núi, cách khá xa trung tâm thị trấn. Đường đến trường có bạt ngàn đồng ruộng vàng mượt và thấp thoáng mấy ngọn núi xanh rờn.
Người dân ở đây thuần nông và sống dựa vào ruộng đồng, đồi núi là chủ yếu. Học sinh hiền ngoan và đáng yêu vô cùng. Khi mà cả xã hội đang xôn xao những biểu hiện trò ứng xử chưa đúng mực với thầy thì chúng tôi vẫn không ngớt tự hào về đàn con nhỏ rất chân chất, mộc mạc nghĩa tình của mình.
Ngày lễ tết, các em cũng xôn xao lời chúc mừng thầy cô. Những trang báo tường với câu chữ vụng về, nét vẽ ngây thơ nhưng chan chứa yêu thương. Những đóa hoa đủ sắc màu gói ghém đơn sơ nhận từ tay trò mà ấm cả lòng.
Một vài món quà dung dị như quyển sổ, cây bút, kẹp tóc, xấp vải... chúng tôi đều trân trọng, gìn giữ bởi đó là tấm lòng của các em. Và tuyệt nhiên không hề có phong bao, phong bì, đồng tiền chen chân vào mối quan hệ thầy - trò vỗn dĩ thiêng liêng mà nhạy cảm.
Năm ấy, tôi chủ nhiệm lớp 7/2 và may mắn đón nhiều học sinh nổi bật về lớp. Cô - trò quấn quýt đầy yêu thương và trân quý. Ngày Nhà giáo đến, cậu bé lớp trưởng gói tặng cô một bó hồng nhỏ năm cành hoa bé xíu, nghe các bạn trong lớp mách lại là bạn tự tay gói làm tôi cảm động vô cùng. Những cánh thiệp cùng lời chúc dễ thương và khuôn mặt ngây thơ của các em là món quà quý giá nhất.
Rồi trong vô số cánh thiệp hôm ấy, tôi nhận được một tờ po-li-me mệnh giá một trăm nghìn từ Linh - cậu học sinh đang giữ chức lớp phó kỷ luật của lớp, rất yêu thích môn toán và máy tính cầm tay.
Linh cũng như nhiều bạn nhỏ hôm ấy lên tặng tấm thiệp mừng ngày nhà giáo. Tôi tình cờ bóc từng tấm thiệp vừa đọc vừa cười vu vơ với lời chúc của các con. Thế rồi, trong tấm thiệp nhỏ của Linh là tờ pô-li-me được kẹp thẳng vào giữa. Tôi sững người nhìn món quà của em và cảm thấy lòng mình bắt đầu gợn sóng.
Phong bao, phong bì là những khái niệm hoàn toàn xa lạ với chúng tôi. Quà cho thầy cô được quy đổi gọn thành "thóc" lại càng lạ lẫm. Nhìn tờ pô-li-me nằm im lìm trong cánh thiệp, tôi bắt đầu thấy sức nặng của tiền bạc đè nặng cõi lòng.
Mẹ của Linh làm kinh doanh. Tôi không dám trách chị ấy quá thực tế trong mối quan hệ thầy - trò. Nhưng tôi sợ trong cái đầu non nớt của bọn trẻ hình thành những nghĩ suy tiêu cực về thầy cô, về lòng biết ơn và cách thể hiện lời tri ân.
Có lẽ nhiều người khá thoáng trong quan niệm quà cáp. Họ khẳng định chắc như đinh đóng cột: "Ai chẳng thích tiền!". Họ nghĩ bỏ bì thư sẽ gọn, nhẹ, tiện hơn và bao giờ cũng là "Thật sự không biết mua quà gì hợp với thầy/cô, nên thầy/cô nhận chút lòng thành và mua giúp cho món quà ưng ý".
Tôi biết một số đồng nghiệp của mình nơi nơi vẫn "quen" với việc nhận phong bao, phong bì từ phụ huynh. Riêng tôi, tôi luôn cảm thấy lòng gờn gợn bao nỗi niềm khi tình thầy trò bị dính dáng tới tiền bạc. Và tờ pô-li-me ấy thật sự đang biến những nỗi lo của tôi thành hiện thực.
Tôi gọi Linh lên bảng, cảm ơn em về tấm thiệp và khẽ khàng, kín đáo gửi trả "món quà" của em bằng cách ép nó trở lại vào trang vở mà Linh đem theo. Tôi thở phào với cõi lòng nhẹ nhõm. Tôi muốn mình vẫn nhìn các em bằng tâm hồn không chút lăn tăn gợn sóng. Và tôi muốn nhận từ học sinh của mình một ánh nhìn trong sáng, yêu thương.
Hơn 12 năm cầm phấn, tôi chỉ bắt gặp duy nhất một tờ pô-li-me ấy và cảm thấy mình may mắn vì chính điều đó. Món quà lớn nhất mà chúng tôi vẫn muốn nhận từ học trò bao giờ cũng là sự kính trọng, lòng biết ơn chân thật. Các em chăm học, biết vâng lời cũng đã là món quà lớn nhất với thầy cô. Và đôi khi câu chào cùng tiếng gọi ríu ra ríu rít "Cô ơi", "Thầy ơi" cũng đủ sưởi ấm lòng người thầy trong những ngày đầu đông này...
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Đừng đem vật chất mà đo lòng thầy! Đọc bài viết "Bưu thiếp 20/11 hay phong bì trá hình" cùng những tâm sự trên báo Dân trí, tôi rất đồng cảm với nỗi băn khoăn và trăn trở của tác giả Hà Đông khi nhiều người có cái nhìn lệch lạc về chữ "lễ" trong xã hội hiện đại. Ảnh minh họa "Mùa thu hoạch của giáo viên" là cụm từ...