Danh sách tham khảo 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ não cần biết
Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Phải làm để cứu người nhà bị đột quỵ? (ngày 18.11), trong đó nêu vấn đề bệnh nhân cần đến bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ càng sớm càng tốt, vì nếu đi “nhầm” bệnh viện thì sẽ mất “ giờ vàng” của bệnh nhân.
Bác sĩ kiểm tra phục hồi của bệnh nhân sau khi được cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện An Bình (TP.HCM) – ẢNH: NGUYÊN MI
Nhiều bạn đọc gửi phản hồi đề nghị báo cung cấp danh sách bệnh viện có quy trình này.
Bạn đọc cũng hỏi là khi chờ xe cấp cứu hoặc taxi đến thì người thân nên làm gì?
Một chuyên gia về điều trị đột quỵ ở TP.HCM cho biết: 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ có nhân viên y tế, người dân cũng có thể nhận biết 3 dấu hiệu này để đưa người thân đi bệnh viện và không được làm gì cả.
“Trong khi chờ xe đến chuyển đi bệnh viện thì nên cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để thở dễ dàng. Tốt nhất là có xe chuyên dụng nhưng thực tế kẹt xe ở Việt Nam thì xe chuyên dụng sẽ đến không kịp”, chuyên gia nói.
Một thực tế là tại Bệnh viện Nhân dân 115 mỗi năm có khoảng 12.000 bệnh nhân đột quỵ não (khoảng 7.000 đột quỵ tim). Tuy nhiên, có trên 90% bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 là đi xe gia đình hoặc xe taxi, gần 10% đi bằng xe cấp cứu chuyên dụng, trong đó thì trên 75% bệnh nhân đến trễ.
“Đột quỵ não không nặng lúc đầu, bệnh nhân tỉnh táo, có thể di chuyển bằng xe gia đình, xe công cộng. Nhưng đến bệnh viện càng sớm khả khăng điều trị thành công càng cao. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp xảy ra, có trường hợp dù đến sớm nhưng cục huyết khối quá lớn lấy không ra được”, chuyên gia cho biết.
Qua tham khảo của một số chuyên gia, theo yêu cầu của bạn đọc, Thanh Niên cung cấp danh sách 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ để bạn đọc tham khảo; có thể có một số đơn vị, bệnh viện có quy trình này nhưng trong danh sách này chưa cập nhật hết được.
Danh sách 50 trung tâm, đơn vị có quy trình can thiệt đột quỵ trên cả nước:
1. Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
4. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
Video đang HOT
7. Bệnh viện Đà Nẵng
8. Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội
9. Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
10. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
11. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
13. Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên
14. Bệnh viện T.Ư Huế
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
16. Bệnh viện An Bình TP.HCM
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
19. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
20. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ
21. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1)
22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
25. Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
27. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
29. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
31. Bệnh viện Q.2 TP.HCM
32. Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa
33. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
34. Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội
35. Bệnh viện 105 Hà Nội
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
37. Bệnh viện E Hà Nội
38. Bệnh viện đại học y Hà Nội
39. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
41. Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
42. Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang
43. Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
44. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
45. Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
46. Bệnh viện tỉnh Lào Cai
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
48. Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang
50. Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo thanhnien
Đột quỵ trẻ hóa do stress và thói quen ăn uống
Đột quỵ được xem là nguyên nhân tử vong hàng đầu, nếu may mắn được cứu sống khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên. Bên cạnh đó, chi phí điều trị căn bệnh này cũng khá tốn kém.
Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, chẩn đoán đột quỵ hết sức đơn giản với 3 dấu hiệu cơ bản ở người bị đột quỵ là méo miệng, liệt tay liệt chân 1 bên và rối loạn ngôn ngữ. Lúc này, phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có thể trước khi được can thiệp các bước tiếp theo.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Đa số những bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này là do không được cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, khi trong nhà có người bị đột quỵ bất ngờ trong trường hợp khẩn cấp này những người xung quanh người bệnh thường lúng túng, bấn loạn không biết cách xử lý. Thực tế, những tình huống tử vong đã xảy ra do sự sơ xuất và không biết cách xử lý của người thân.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Mai Thị Hương Lan - Trưởng khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm nó đến bất ngờ khiến người bệnh có thể tử vong nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý... Ngoài ra, còn ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính và tinh thần của người nhà bệnh nhân bị đột quỵ.
Các chuyên gia về đột quỵ cũng cho rằng, theo y văn thế giới bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người từ 50 - 60 tuổi, thế nhưng trong thời gian gần đây, căn bệnh đột quỵ này đang ngày càng trẻ hóa và thậm chí trẻ em cũng mắc căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa là do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, đồ uống có cồn...
Bác sĩ chuyên khoa về thần kinh khuyến cáo, nếu có bất kỳ triệu chứng như méo miệng, tê yếu chân tay, nửa người hoặc toàn thân, hãy nhập viện cấp cứu càng sớm càng tốt trong thời gian vàng để các bác sĩ can thiệp và sử dụng thuốc hiệu quả. Hạn chế để người bệnh nằm nghỉ ngơi hay làm theo các hướng dẫn lan truyền trên mạng như: chích máu đầu ngón tay, nặn chanh vào miệng... sẽ làm kéo dài thời gian nhập viện.
Để hạn chế nguy cơ đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, không uống đồ có cồn, tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, những bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu... cần lưu ý các triệu chứng để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Mai Phương
Theo petrotimes
Phải làm gì để cứu người nhà bị đột quỵ? Ba dấu hiện cảnh báo đột quỵ mà ai cũng có thể nhận biết, đó là: méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ. Một trường hợp đột quỵ được Bệnh viện Nhân dân 115 cứu sống/Ảnh: DUY TÍNH Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó, 50% tử vong, số được cứu...