Danh sách chi tiết các trường tiểu học tại quận Cầu Giấy
Trường có mức chi phí trung bình theo tháng cao nhất là hơn 18 triệu đồng. Bên cạnh đó có trường khá phù hợp với túi tiền của cha mẹ với mức chi phí trung bình là 2,8 triệu đồng.
Quận Cầu Giấy có tất cả 26 trường tiểu học, đáp ứng nhu cầu của học sinh thuộc 8 phường. Điều đáng nói, trong số này có hơn một nửa là các trường tư thục và Quốc tế.
Một số trường tiểu học tại quận Cầu Giấy được cha mẹ quan tâm, mong muốn con theo học có thể kể đến là Nguyễn Siêu, FPT, Alaska, Archimedes… Và những trường có mức học phí cao nhất quận là Trường Tiểu học Quốc tế Hàn Quốc (trung bình 18 triệu/tháng), Trường Tiểu học Quốc tế Gateway (trung bình 16,9 triệu/tháng), Trường Tiểu học Quốc tế Alaska (trung bình 13,3 triệu đồng/tháng)…
Để hình dung được tổng chi phí mỗi tháng cho con là bao nhiêu, cha mẹ hãy xem mức học phí của các trường dưới đây trước khi quyết định đầu tư cho con theo học.
Video đang HOT
Bọ Cạp
Theo toquoc
Nếu vì học sinh thì trong cùng một địa bàn nên thống nhất một bộ sách giáo khoa
Học sinh đến nơi học mới với bộ sách giáo khoa mới sẽ khó có thể tiếp cận ngay, khó có thể kết nối những kiến thức đã học và sẽ học một cách logic.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhằm lấy ý kiến để triển khai sách giáo khoa cho chương trình mới từ năm học 2020-2021.Dự thảo được lấy ý kiến đến hết ngày 30.1.2020.
Trên một địa bàn chỉ nên chọn thống nhất một bộ sách giáo khoa (Ảnh minh họa TTXVN)
Theo đó, đáng chú ý nhất là một số quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
Hội đồng lựa chọn sách của cơ sở giáo dục phổ thông sẽ do người đứng đầu thành lập. Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng này sẽ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng - là người đứng đầu cơ sở giáo dục; Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn;
Thư ký Hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn; Ủy viên Hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Mỗi trường sẽ có một bộ sách khác nhau?
Dự thảo cũng nêu rõ: Sách giáo khoa được lựa chọn theo nguyên tắc phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Có nghĩa là, các trường hoàn toàn tự do lựa chọn trong 5 bộ sách mỗi bộ một hoặc nhiều hơn một môn học để ghép lại thành một bộ sách hoàn chỉnh.
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học khẳng định: "Việc lựa chọn các cuốn sách được thực hiện theo từng môn chứ không bắt buộc phải lựa chọn theo từng bộ".
Vậy, có thể hình dung thế này: Trong 5 bộ sách giáo khoa, có trường sẽ chọn 2 cuốn sách của nhóm tác giả A, 3 cuốn của nhóm tác giả B, 2 cuốn của nhóm tác giả C và 1 của nhóm tác giả E.
Có trường sẽ chọn 3 cuốn sách của nhóm tác giả A, 4 cuốn sách của nhóm tác giả B...Nhưng có trường lại chọn 1 bộ sách của một nhóm tác giả cố định.
Một địa bàn có khoảng 20 trường tiểu học, chắc chắn sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa được chọn khác nhau.
Sẽ có tình trạng có nơi thừa sách giáo khoa môn này, có nơi thiếu sách giáo khoa môn khác
Một địa bàn có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau như thế chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thừa thiếu cục bộ.
Việc thừa sách giáo khoa môn này, thiếu sách giáo khoa môn khác sẽ dẫn đến bao hệ lụy. Điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đến túi tiền và việc mua sách của phụ huynh.
Đơn cử, trên địa bàn thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận), hai trường tiểu học ở cạnh nhau học 2 chương trình Anh văn khác nhau. Phụ huynh trường này, đã mua nhầm sách của học sinh trường kia và ngược lại.
Một bộ sách giáo khoa Anh văn gần 2 trăm ngàn đồng nhưng các hiệu sách nhất quyết không cho đổi lại. Thế là, nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay vứt bộ sách vừa mua xong để mua bộ sách mới.
Có phụ huynh khi đi mua sách phải gọi đúng tên trường con học nếu lỡ may có quên sẽ rất khó mua sách cho đúng.
Mới mình môn Anh văn đã xảy ra chuyện nệt mỏi như thế thì hỏi nguyên một bộ sách sẽ thế nào?
Chưa hết, một số hiệu sách (đặc biệt ở những vùng quê nơi có ít địa điểm để mua sách) lại có quy định ép buộc người mua chỉ bán nguyên bộ, tuyệt đối không bán lẻ.
Thế nên phụ huynh chỉ muốn mua 2 cuốn sách bị thiếu thì vẫn phải bỏ tiền ra cho đủ bộ sách rồi muốn dùng sao thì tùy.
Khó khăn cho học sinh khi chuyển trường
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:
"Việc học sinh chuyển từ nơi này sang nơi khác cũng không ảnh hưởng gì nhiều vì ngữ liệu trong sách giáo khoa chỉ là công cụ, phương tiện để các em thực hiện các hoạt động theo lệnh của thầy cô".
Nói thế nhưng trong thực tế giảng dạy lại không hề đơn giản như thế. Hiện nay, do điều kiện hoàn cảnh, không ít học sinh một năm sẽ chuyển 2 lần, thậm chí 3 lần. nếu có một bộ sách thống nhất trong cùng một địa bàn đỡ khổ.
Mỗi trường một bộ sách, tới trường học mới, phụ huynh phải mua sách mới cho con. Thế là lại tốn thêm một khoản tiền vô ích.
Đó là chưa nói đến việc học sinh đến nơi học mới với bộ sách giáo khoa hoàn toàn mới sẽ khó có thể tiếp cận ngay, khó có thể kết nối những kiến thức đã học và sẽ học một cách logic.
Tài liệu tham khảo
//laodong.vn/xa-hoi/chuong-trinh-giang-day-co-bi-chap-va-768608.ldo1
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/sach-giao-khoa-moi-noi-mot-kieu-hoc-sinh-chuyen-truong-se-ra-sao-post204740.gd
Phan Tuyết
Theo giaoduc
Các trường sốt ruột chờ SGK mới Dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông đã được Bộ GD&ĐT công bố lấy ý kiến nhưng hiện nay các trường vẫn chưa tiếp cận được SGK mới. Sáng 1-12, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ...