Danh sách 45 xã miền núi thuộc khu vực đồng bằng Nghệ An được giảm học phí từ năm học 2019 – 2020
Nghệ An có quyết định giảm mức đóng học phí cho học sinh tại 45 xã thuộc 6 huyện đồng bằng, với tổng số tiền học phí được giảm là hơn 14 tỷ đồng/năm.
Quang cảnh kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ảnh: Mai Hoa
Tại kỳ họp thứ 10 – kỳ họp bất thường vừa qua, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung mục III Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2016 quy định về mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục – đào tạo công lập thuộc tỉnh Nghệ An quản lý từ học kỳ II năm học 2016 – 2017 đến năm học 2020 – 2021.
Theo đó, có 45 xã miền núi thuộc 6 huyện đồng bằng, gồm Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương được điều chỉnh mức đóng học phí từ vùng 3 sang vùng 4.
Hiện tại, mức học phí vùng 3 quy định: Bậc học mầm non: 100.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THCS: 60.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THPT và bổ túc THPT: 90.000 đồng/tháng/học sinh.
Mức học phí vùng 4: Bậc mầm non: 45.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THCS: 35.000 đồng/tháng/học sinh; bậc THPT và bổ túc THPT: 45.000 đồng/tháng/học sinh.
Học sinh bậc mầm non thuộc 45 xã miền núi của 6 huyện đồng bằng được giảm học phí từ năm học 2019 – 2020. Ảnh minh họa: Mai Hoa
Như vậy, học sinh ở 3 bậc học: mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bổ túc THPT tại 45 xã này sẽ được giảm từ dưới 50% đến trên 50% học phí theo Nghị quyết số 53/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành trước đó. Tổng nguồn học phí sau điều chỉnh mức đóng tại 45 xã này sẽ giảm hơn 14 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh mức đóng học phí đối với 45 xã miền núi thuộc 6 huyện đồng bằng lần này của HĐND tỉnh là nhằm phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo và điều kiện phát triển kinh tế xã hội từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Quy định mới này cũng phù hợp với việc phân vùng xã, thôn, bản theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020).
Học sinh THCS, THPT và bổ túc THCS các xã miền núi của 6 huyện đồng bằng cũng là đối tượng được giảm học phí từ năm học 2019 – 2020. Ảnh minh họa: Mai Hoa
Video đang HOT
Danh sách 45 xã thuộc 6 huyện được giảm học phí từ năm học 2019 – 2020
1. Huyện Nam Đàn có 5 xã: Nam Giang, Nam Lộc, Nam Tân, Nam Thái, Nam Thượng.
2. Huyện Nghi Lộc có 7 xã: Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Yên, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam.
3. Huyện Diễn Châu có 1 xã: Diễn Lâm.
4. Huyện Quỳnh Lưu có 7 xã: Ngọc Sơn, Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, Quỳnh Tam, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Tân Sơn.
5. Huyện Yên Thành có 18 xã: Đại Thành, Đồng Thành, Đức Thành, Hậu Thành, Hùng Thành, Kim Thành, Lăng Thành, Lý Thành, Mã Thành, Minh Thành, Mỹ Thành, Phúc Thành, Quang Thành, Tây Thành, Thịnh Thành, Tiến Thành, Sơn Thành, Tân Thành.
6. Huyện Đô Lương có 7 xã: Bài Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Lam Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn.
Mai Hoa
Theo baonghean
Nhiều phương thức đóng học phí không dùng tiền mặt
Để đáp ứng nhu cầu của nhiều phụ huynh tại TP.HCM, trong năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục thành phố có nhiều phương thức đóng học phí không dùng tiền mặt.
Phụ huynh có nhiều phương thức để đóng học phí cho con không dùng tiền mặt - ĐÀO NGỌC THẠCH
Mô hình trường học không dùng tiền mặt
Theo chỉ thị thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2019 - 2020, UBND TP.HCM yêu cầu Sở GD-ĐT triển khai hiệu quả các mô hình và giải pháp đổi mới, trong đó có mô hình trường học không dùng tiền mặt.
Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay đây là một trong những nội dung của mô hình trường học thông minh, nằm trong tổng thể phát triển thành phố thông minh mà TP.HCM đang xây dựng và thực hiện.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho biết năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại VN. Thực hiện quyết định trên, ngành giáo dục TP.HCM xây dựng mô hình trường học không sử dụng tiền mặt thể hiện qua hai hình thức: phụ huynh thanh toán học phí thông qua dịch vụ ngân hàng và học sinh sử dụng thẻ học đường thông minh để đóng học phí, các khoản phí khác và chi trả các dịch vụ phục vụ học tập...
Ông Lê Hoài Nam cũng cho hay đến năm 2014, mô hình đã thực hiện thí điểm. Thời gian đầu chỉ có một số trường thực hiện song song hình thức tiền mặt và không tiền mặt. Đến nay đã có hơn 300 trường THCS, THPT thực hiện cả 2 hình thức của mô hình nói trên. Tuy nhiên, ông Nam cũng cho biết học sinh mới chỉ dùng thẻ học đường thông minh để điểm danh và đọc sách mà chưa dùng vào việc thanh toán phí.
Không ấn định theo bất cứ dịch vụ ngân hàng nào
Theo ông Lê Hoài Nam, đến năm học 2019 - 2020, thực hiện theo chỉ thị, Sở GD-ĐT sẽ triển khai các văn bản và các giải pháp để thực hiện sao cho đồng bộ, hiệu quả. Để giảm áp lực về nhân sự, thời gian, công sức, phụ huynh có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như ủy thác thanh toán tự động, chuyển khoản qua internet banking, cổng thông tin học đường, máy POS tại trường, tại ngân hàng, tại ATM, ví điện tử... Lãnh đạo ngành giáo dục cũng khẳng định các phương thức thanh toán không ấn định theo bất cứ dịch vụ ngân hàng nào, phụ huynh học sinh có quyền chủ động lựa chọn dịch vụ.
Ông Nam cho biết thêm sau thời gian thí điểm hoàn chỉnh cho học sinh khối 7 Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8) sử dụng thẻ học đường thông minh với các giải pháp đồng bộ như sử dụng thanh toán học phí, các khoản chi trong nhà trường, thẻ điểm danh, thẻ thư viện, thẻ xe buýt..., trong năm học mới Sở sẽ hoàn thiện hạ tầng cơ sở để thí điểm cho học sinh toàn trường. Sau đó, dần dần tiến tới triển khai trong các trường học để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
Ý kiến
Đóng học phí bằng tiền mặt như cực hình
Con tôi học tại Trường tiểu học Cao Bá Quát, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Tôi xin đóng học phí qua tài khoản mà không cho. Vì thế mỗi lần đóng tiền học phí như một cực hình, phụ huynh chen chúc nhau. Phụ huynh phản ánh nhiều lần về việc này vẫn không được, trong khi phụ huynh chúng tôi hiện giờ từ tiền nước, tiền điện... đều đóng qua chuyển khoản, chỉ mỗi tiền học phí cho con không đóng được. Những điều này ngược với chủ trương của UBND TP.HCM khuyến khích thanh toán không tiền mặt.
Một phụ huynh tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Tiện lợi hơn rất nhiều
Tôi thấy tiền điện, nước, dịch vụ, mua sắm... tất cả đều có thể thanh toán bằng thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính có kết nối mạng là trong tích tắc giải quyết xong. Vì thế, việc đóng học phí cho con không cần phải đến trường đưa tiền mặt, quả thật rất tiện lợi cho phụ huynh. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa không phải đi rút tiền mặt.
Nguyễn Thị Phương Nga
(phụ huynh Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM)
Không còn cảnh xếp hàng chờ đợi
Cứ mỗi lần có phiếu học phí của con là tôi lại nghĩ bụng thôi để từ từ hãy đóng vì thời gian đầu rất nhiều phụ huynh đến xếp hàng chờ đợi; có khi nửa tiếng mới xong. Công việc của tôi lại rất bận nên ngại cảnh chờ đợi đó. Vì thế có nhiều tháng tôi quên luôn việc đóng học phí cho con, để con bị cô giáo nhắc nhở. Tôi rất ủng hộ việc đóng tiền mà không cần phải đến tận trường. Tốt nhất là bằng hình thức chuyển khoản cho nhanh gọn.
Nguyễn Mỹ Hương
(xã Phước Thiền, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Nên để tùy phụ huynh
Tôi thấy có nhiều phụ huynh không xài internet banking hoặc thậm chí không có tài khoản ngân hàng thì việc đóng học phí bằng chuyển khoản cũng không tiện lắm. Nhất là ở vùng nông thôn, ngân hàng có khi cách trường cả chục cây số. Vì vậy nên linh hoạt bằng cách để phụ huynh lựa chọn hình thức đóng.
Hồ Quỳnh Chi
(phụ huynh Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP.HCM)
Mỹ Quyên (ghi)
Theo Thanh niên
Đi 20 km đóng học phí do không dùng tiền mặt! Hơn một tuần sau khai giảng năm học mới 2019 - 2020, hàng chục gia đình có con em theo học tại các cơ sở giáo dục công lập ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa biết đóng học phí cho con như thế nào trước chỉ đạo thu học phí không dùng tiền mặt của Sở GD-ĐT. Nhiều phụ huynh đến máy AMT...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sản phụ sinh con trong rung chấn động đất dữ dội
Đối với một sản phụ sống ở Bangkok, giây phút sinh con ngay vào thời điểm xảy ra trận động đất là khoảnh khắc không thể nào quên.
HURRYKNG công khai quá khứ 'sạp xu chiêng', khóc run cả người, fan lo sốt vó
Sao việt
09:56:04 31/03/2025
Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong
Tin nổi bật
09:55:01 31/03/2025
Người đàn ông 41 tuổi tán cô gái "em có ngại làm dâu Hà Nội không?", vợ bất ngờ xông vào giật điện thoại
Netizen
09:54:10 31/03/2025
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
09:47:46 31/03/2025
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
09:22:21 31/03/2025
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
09:12:18 31/03/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi bị đặt lên bàn cân so sánh với Sơn Tùng M-TP
Nhạc việt
09:02:03 31/03/2025
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
08:58:54 31/03/2025
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
08:22:01 31/03/2025