Danh sách 24 giáo viên Nghệ An được nhận thưởng Quỹ “Phát triển tài năng giáo dục”
Những giáo viên được nhận thưởng Quỹ “Phát triển tài năng giáo dục” là những người có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và nhiều việc làm ý nghĩa để giúp đỡ các học sinh nghèo, vượt khó ở các nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vừa công bố danh sách 24 giáo viên được nhận thưởng Quỹ “Phát triển tài năng giáo dục” lần thứ 16, năm 2019. Giải thưởng được tổ chức 2 năm một lần nhằm động viên, khích lệ các nhà giáo xứ Nghệ tự học tập, rèn luyện, vận dụng những đổi mới, sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Giờ học của học sinh tiểu học huyện Con Cuông. Ảnh: Mỹ Hà
Đồng thời, tôn vinh những nhà giáo xứ Nghệ tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong công tác giáo dục từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 – 2019.
Năm nay, để được xét tặng danh hiệu này, các giáo viên phải đạt được các tiêu chí về phẩm chất đạo đức lối sống, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ hoặc tích cực vượt khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn vươn lên khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được học sinh và đồng nghiệp tín nhiệm cao.
Ngoài ra, các giáo viên cũng cần tích cực tham gia phong trào từ thiện, nhân đạo của trường, của ngành và của địa phương. Quan tâm, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác, đời sống, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những giải pháp phù hợp giúp đỡ nhau, lan tỏa sự tâm huyết trong tổ chuyên môn, trong nhà trường, cụm trường, huyện, thành phố, thị xã và trong tỉnh; giúp đỡ học sinh, được phụ huynh và nhân dân tin yêu, mến phục.
Cô giáo Thái Phương Chi (bên trái) – giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, là một trong những giáo viên được tuyên dương năm 2019. Ảnh: PV
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cần có nhiều thành tích trong chuyên môn, đặc biệt trongcông tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 5 năm liên tục, có 1 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh hoặc 2 sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở hoặc có phát minh, sáng chế về đồ dùng, thiết bị dạy học được giải cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Nghệ An tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
Dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông được ngành giáo dục Nghệ An quan tâm đầu tư song hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Chất lượng môn Ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) vẫn là "vùng trũng" so với các môn học khác và thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước.
Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong trưởng phổ thông tỉnh Nghệ An.
Sáng 28/10, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị bàn về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tỉnh Nghệ An.
Hiệu quả dạy học ngoại ngữ chưa cao
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau gần 10 năm thực hiện Kế hoạch "Dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020" hiện toàn tỉnh đã có 394 /558 trường có học sinh tiểu học tổ chức dạy ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ 10 năm từ lớp 3, chiếm tỷ lệ 70,6%.
Ở bậc THCS có 329/405 trường và ở bậc THPT có 4 trường triển khai chương trình 10 năm. Số còn lại, đều đang học chương trình ngoại ngữ 7 năm.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị
Những năm qua dạy và học Tiếng Anh trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước. Toàn tỉnh đang có 7 địa phương chưa dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1,2. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Tiếng Anh là môn học có kết quả thi thấp nhất với điểm trung bình mới đạt 3,75 điểm/em.
Các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đang thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh. Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu do nhiều trường đóng ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt bậc tiểu học có nhiều điểm trường lẻ. Tỷ lệ trường thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh 10 năm còn thấp (77/137 trường, tỷ lệ 56,2%).
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là trường được đầu tư cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà trường cũng thí điểm liên kết dạy Tiếng Anh với các trung tâm nhưng hiệu quả không như mong đợi nên đã dừng triển khai.
Phát huy tính tự chủ ở mỗi nhà trường, mỗi giáo viên
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành khẳng định: Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ là động lực để phát triển GD toàn diện. Tại Nghệ An, chất lượng dạy học ngoại ngữ còn hạn chế, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực cố gắng.
Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần phải có mô hình dạy ngoại ngữ mới. Trong đó, giáo viên phải là những người đứng đầu để xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt, tạo ra môi trường giao tiếp từ trong nhà trường đến gia đình và toàn xã hội.
Học sinh trường THPT Anh Sơn 2 (Nghệ An) trong giờ học tiếng Anh
Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ. Trong đó, về năng lực nghề nghiệp, bậc THPT mới có 31% giáo viên đạt bậc chứng chỉ NLNN bậc 5 (C1), THCS có 90,9% giáo viên đạt bậc 4 (B2) và
Nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư cho thực hiện kế hoạch chưa đáp ứng theo tiến độ thực hiện Kế hoạch, mới đạt gần 55%.
Hiện, ngành giáo dục Nghệ An cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng, liên kết với các tổ chức để đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường trong các nhà trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả thì cần phải lựa chọn chương trình phù hợp, có kế hoạch tổ chức quản lý phù hợp đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ, đáp ứng nhu cầu người học và có cam kết về đầu ra.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đề nghị trường cần tự chủ trong xây dựng chương trình dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, tạo môi trường học tập sử dụng tiếng Anh, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất... . Vì đây là những vấn đề thuộc trách nhiệm mỗi nhà trường, mỗi giáo viên mà không ai làm thay được.
Từ nay đến năm 2025, Nghệ An cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng chương trình ngoại ngữ 10 năm ở các trường tiểu học, THCS và THPT, đảm bảo 100% học sinh đã học chương trình mới ở lớp dưới đủ năng lực được tiếp tục học ở lớp trên.
Tuy nhiên, trong triển khai chương trình 10 năm, các địa phương cần đảo bảo điều kiện liên thông giữa các bậc học, với nguyên tắc học sinh được học và có năng lực học ngoại 10 năm thì các em được quyền học tiếp ở bậc học tiếp theo.
Hồ Lài
Theo giaoducthoidai
Nghệ An bồi dưỡng năng lực cho hơn 2.300 giáo viên dạy lớp 1 Sáng ngày 19/10, Trường Đại học Vinh phối hợp với Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức khai mạc bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 1 của toàn tỉnh. Hơn 2.300 giáo viên dạy lớp 1 toàn tỉnh Nghệ An được bồi dưỡng năng lực Dự lễ khai mạc có lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An, Trường Đại học Vinh cùng gần 230...