Danh sách 207 ngành đào tạo ĐH dừng tuyển sinh 2014?
Đây là câu hỏi mà nhiều thí sinh thắc mắc sau khi Tuổi Trẻ đưa tin “ Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH”.
TS Phạm Tấn Hạ đang tư vấn cho các học sinh tỉnh Đồng Nai – Ảnh: Trần Huỳnh
Thông báo dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo ĐH và cảnh báo hàng trăm ngành đào tạo ĐH, CĐ do các ngành này không bảo đảm về đội ngũ như yêu cầu mở ngành (với ngành đào tạo ĐH phải có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ, ngành đào tạo trình độ CĐ, cũng phải báo đảm có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thac si đúng ngành đăng ký) của Bộ GD-ĐT được công bố ngay trước khi các trường thông tin về kỳ thi tuyển sinh 2014 đã buộc nhiều thí sinh phải thay đổi lựa chọn ngành, trường ĐH mà mình sẽ đăng ký dự tuyển.
Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, việc dừng tuyển sinh và cảnh báo của bộ đối với các trường nhằm giúp các trường điều chỉnh, bổ sung đội ngũ cho phù hợp quy định, bảo đảm quyền lợi cho SV được học một cách có chất lượng các chương trình đào tạo ĐH. Riêng đối với SV đã trúng tuyển và đang học tập ở các ngành bị dừng tuyển sinh vẫn sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo theo quy định tại quy chế đào tạo hiện hành.
Cùng với việc dừng tuyển sinh hơn 200 ngành đào tạo ĐH của 71 trường ĐH, Bộ GD-ĐT cũng cảnh báo gần 300 ngành đào tạo CĐ không đủ điều kiện về đội ngũ, cần thiết phải khắc phục bổ sung trong năm 2014, nếu không sẽ bị dừng tuyển sinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với một số ngành chưa đáp ứng điều kiện nhưng thuộc diện đặc biệt (các ngành thuộc các cơ sở đào tạo ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; các ngành thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, nghệ thuật và có từ 5 giảng viên cơ hữu trở lên có trình độ thạc sĩ ; các ngành có đội ngũ giảng viên cơ hữu, gồm 1 tiến sĩ và 2 thạc sĩ hoặc 01 phó giáo sư và 01 thạc sĩ), Bộ GD-ĐT quyết định sẽ có cơ chế xử lý riêng.
Theo đó, các ngành này vẫn được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo, nhưng phải có trách nhiệm bổ sung đội ngũ đầy đủ. Nếu để tình trạng kéo dài sang năm 2016, không có báo cáo hoặc không bổ sung được đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định sẽ phải dừng tuyển sinh và bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Theo Tuoitre
Dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo của 71 trường đại học
Chiều tối 25.1, Bộ GD-ĐT đã ký quyết định dừng tuyển sinh năm 2014 các ngành đào tạo đại học do không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.
Thí sinh tìm hiểu thông tin trước mỗi kỳ tuyển sinh - Ảnh: Độc Lập
Bộ GD-ĐT cho biết từ tháng 3.2014, Bộ đã tiến hành khảo sát, thống kê các cơ sở đào tạo trình độ đại học. Sau khi xử lý kết quả thống kê, căn cứ quy định Thông tư 08 (Quy định mở ngành trình độ đại học, cao đẳng), Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh đối với 207 ngành trình độ đại học của 71 cơ sở đào tạo (danh sách kèm theo) từ năm 2014 do không đáp ứng điều kiện quy định.
Đồng thời, Bộ cũng thông báo sẽ thu hồi quyết định mở ngành của 296 ngành đào tạo cao đẳng thuộc 74 cơ sở đào tạo đại học nếu những ngành này tiếp tục không đảm bảo số giảng viên cơ hữu.
Ngoài ra còn có 219 ngành đào tạo đại học cũng không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng nhưng chưa bị dừng tuyển sinh đợt này do các yếu tố đặc thù.
Bộ GD-ĐT yêu cầu đối với các ngành đại học bị dừng tuyển sinh năm nay, chậm nhất đến ngày 31.12.2015, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh của các ngành nêu trên được khắc phục, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ GD-ĐT để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại.
Sau ngày 31.12.2015, căn cứ quy định của Thông tư 08, Bộ GD-ĐT sẽ thu hồi Quyết định cho phép đào tạo của những ngành chưa khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
Đối với các sinh viên đã trúng tuyển và đang học tập ở các ngành nêu trên, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạo hiện hành.
Đối với các ngành trình độ cao đẳng (danh sách kèm theo), được mở ngành theo quyết định của Bộ GD-ĐT hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 08, không đáp ứng điều kiện quy định, cơ sở đào tạo được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo thẩm quyền quy định tại Quy chế đào tạo. Đồng thời cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch củng cố, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu. Chậm nhất trước ngày 31.12.2014, các cơ sở đào tạo lập báo cáo theo quy định gửi về Bộ GD-ĐT.
Sau ngày 31.12.2014, những ngành không có báo cáo hoặc không bổ sung được đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Bộ GD-ĐT cho biết: 219 ngành chưa đáp ứng điều kiện đã nêu nhưng thuộc diện đặc biệt sẽ được xử lý riêng, là: các ngành thuộc các cơ sở đào tạo ở khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ; các ngành thuộc nhóm ngành ngoại ngữ, nghệ thuật và có từ 5 giảng viên cơ hữu trở lên có trình độ thạc sĩ; các ngành có đội ngũ giảng viên cơ hữu, gồm 1 tiến sĩ và 2 thạc sĩ hoặc 1 phó giáo sư và 1 thạc sĩ.
Đối với các ngành nêu trên, cơ sở đào tạo được tạm thời tiếp tục tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo thẩm quyền quy định tại Quy chế đào tạo. Đồng thời cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch củng cố, bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu, khi đủ điều kiện, chậm nhất trước ngày 31.12.2015, báo cáo Bộ GD-ĐT để được chính thức đào tạo.
Sau ngày 31.12.2015, những ngành không có báo cáo hoặc không bổ sung được đội ngũ giảng viên cơ hữu theo quy định sẽ phải dừng tuyển sinh và bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Theo TNO
Teen cuối cấp: Đừng chăm môn nọ, bỏ môn kia Đối với các bạn học sinh trung học phổ thông, vấn đề học đều hay học lệch luôn là "chuyện muôn thuở". Có bạn cho rằng, việc học đều không cần thiết và không đem lại kết quả cao, nhưng cũng có bạn cho rằng, học lệch sẽ đỡ mất thời gian và giúp bạn tập trung vào mảng kiến thức cần kíp...