Dành mọi ưu tiên cho học trò sau lũ rút
Nước rút, những ngôi trường ven sông, thấp trũng xứ Nghệ khẩn trương dọn dẹp để sớm dạy học trở lại. Bài học đầu tiên sau đợt nghỉ, thay vì kiểm tra bài cũ là lời hỏi thăm, động viên nhau của thầy trò.
Nhà trường dọn dẹp, khắc phục thiệt hại do lũ.
Dẫu còn thiệt hại chưa khắc phục hết, nhưng trường lớp đã đông đủ. Khó khăn sẽ qua, năm học sẽ vẫn tiếp tục với nhiều quyết tâm hơn để đạt kế hoạch, mục tiêu phía trước.
Buổi học sau ngày mưa lũ
Trường THPT Đặng Thúc Hứa ( huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã dạy học trở lại ngay sau khi nước rút. Trường nằm ở bên tả sông Lam, đợt mưa lũ vừa qua nước chỉ ngập vào trong sân nên không bị thiệt hại nhiều về phòng học, thiết bị. Tuy nhiên, học sinh của trường chủ yếu đến từ các xã vùng ven sông thấp trũng như: Thanh Hà, Thanh Long, Võ Liệt…
Thầy Lê Khắc Thái – Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Học sinh của trường ở vùng ngập nặng nhất của huyện Thanh Chương. Nhưng ngày đi học đầu tiên, các em đã đến trường đông đủ, nghiêm túc. Thực tế, ngay cả khi không lũ, đây cũng là vùng nông thôn khó khăn, dù vậy người dân và học sinh rất hiếu học, ham học. Nhà trường đã động viên, khích lệ tinh thần các em, để việc dạy học sớm đi vào nền nếp và sôi nổi trở lại.
Tại Trường THPT Thanh Chương 1 (huyện Thanh Chương), nước lũ lên và rút nhanh nên học sinh của trường ở thị trấn Dùng và lân cận đã sớm trở lại trường. Tuy nhiên, em Nguyễn Đăng Khoa (lớp 12A) chỉ mới đi học. Từ năm lớp 10, Khoa đã phải thuê trọ đi học do nhà cách xa trường 30km.
Nhà em ở xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) – khu vực ngập nặng và bị cô lập lâu nhất của huyện trong đợt lũ vừa qua. Thời điểm đó, Khoa cùng các bạn xuống TP Vinh dự thi HS giỏi tỉnh. Thi xong, em chỉ kịp về đến phòng trọ tại thị trấn Dùng, thì mưa lớn, nước sông dâng nhanh. Nhà của Khoa bị ngập lên đến nóc, bố mẹ được đưa đi sơ tán ở nhà họ hàng. Chờ đến khi nước rút bớt, em mới về thăm nhà – lúc này ngập bùn đất và hư hỏng nhiều đồ đạc…
Thầy Lê Văn Vinh – giáo viên chủ nhiệm của Khoa cho hay: “Trận mưa lũ vừa qua, gia đình nhiều học sinh bị ngập sâu, hoa màu mất trắng. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần các em, vì vậy chúng tôi quan tâm, hỗ trợ để các em sớm ổn định tâm lý đi học và ôn thi. Những khó khăn sẽ dần khắc phục, quan trọng nhất là động viên để học sinh có thêm quyết tâm, nghị lực tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu của năm học cuối cấp”.
Giờ học tại Trường THPT Đặng Thúc Hứa (huyện Thanh Chương, Nghệ An) sau đợt nghỉ do mưa lũ
Lo cho học sinh để phụ huynh yên tâm
Tại huyện Đô Lương (Nghệ An), Trường Tiểu học Minh Sơn là 1 trong 7 trường học bị thiệt hại nặng nhất do mưa lũ. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi nước rút, công tác khắc phục hậu quả đã hoàn thành. Sân trường, phòng học được dội rửa sạch sẽ, số bàn ghế cũng phơi khô và sắp xếp gọn gàng về các lớp.
Theo thầy Nguyễn Xuân Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Sơn, trường bị hư hỏng hơn 35 bộ bàn ghế bằng gỗ ép dùng để phục vụ công tác bán trú. “Phụ huynh của trường chủ yếu làm công nhân của các nhà máy may công nghiệp trong huyện, nhu cầu gửi con ăn trưa tại trường lớn. Bên cạnh đó, đây là vùng có truyền thống hiếu học, đời sống người dân dù khó khăn vẫn ủng hộ nhà trường tổ chức bán trú để thuận lợi dạy học 2 buổi/ngày. Vì vậy, nguyện vọng của phụ huynh là trường có thể nấu cơm trưa cho các con ngay khi đi học trở lại”, thầy Hùng cho biết.
Trước nhu cầu đó, Trường Tiểu học Minh Sơn đã vệ sinh, phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, khu vực nhà bếp. Luộc nước sôi dụng cụ nấu ăn và bát, thìa đũa… bảo đảm an toàn cho trẻ. Sửa chữa, tận dụng tối đa bàn ghế còn sử dụng được. “Đáng lo nhất là nguồn nước sau lũ có nguy cơ ô nhiễm. Vì thế, chúng tôi trích ngân sách để mua nước sạch về nấu ăn cho đến khi nguồn nước giếng khoan an toàn trở lại”, thầy Hùng cho hay.
Trường Mầm non Long Thành cũng phải nghỉ học khoảng 1 tuần do ở vùng thấp trũng, nước rút chậm.
Vừa dạy học, vừa khắc phục thiệt hại
Tại huyện Nghi Lộc, nước lũ khiến Trường MN Nghi Văn ngập 10 phòng học ở tầng 1, các thiết bị, đồ dùng nấu ăn bán trú, tủ lạnh bị hư hỏng. Nhiều trường học khác như THCS Nghi Quang, THCS Nghi Công, Tiểu học Nghi Phương… cũng bị đổ hàng chục mét tường rào xây, ướt hết sách vở tại phòng thư viện… Tuy nhiên, chính quyền địa phương và lực lượng quân đội đã kịp thời giúp trường học khắc phục hậu quả. Do đó, dù bị ảnh hưởng rất lớn nhưng học sinh toàn huyện đã đi học bình thường.
Ông Nguyễn Văn Thông – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nghi Lộc thông tin: Mưa lũ gây thiệt hại cho nhiều nhà trường nhưng qua đó cũng thấy được sự đoàn kết, tương trợ của chính quyền và người dân, phụ huynh. hải mất một thời gian nữa các trường bị ảnh hưởng mới khôi phục hoàn toàn, nhưng chúng tôi tin ngành Giáo dục huyện nhà sẽ vượt qua khó khăn và bảo đảm việc dạy và học ở các nhà trường.
“Chúng tôi bố trí cho học sinh học bù vào ngày thứ 7, và dự kiến sau 3 tuần 2 phân hiệu sẽ cùng đuổi kịp chương trình năm học theo kế hoạch. Ngày Chủ nhật học sinh vẫn được nghỉ để tránh áp lực cho các em, thầy Trần Văn Hải nói…
Mặc dù việc khắc phục thiệt hại lũ lụt còn nhiều khó khăn nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngành Giáo dục sẽ cùng chung tay để hỗ trợ các nhà trường và sớm đưa việc dạy và học của các nhà trường trở lại bình thường. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục huy động các nguồn hỗ trợ để giúp các trường bị thiệt hại nặng kịp thời bổ sung trang thiết bị, đồ dùng học tập và không để ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của các nhà trường. – Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An
Ấm lòng bữa cơm của cô, thầy nấu cho học trò giữa vùng lũ dữ
Trong những ngày mưa lũ hoành hành, các em không thể về nhà, bếp lửa đã không tắt trong trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông.
Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông (xã Tà Rụt, huyện Đakrông, Quảng Trị) là trong những ngôi trường khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị, ở cách xa trung tâm 100 km, địa hình hiểm trở, có địa bàn học sinh tham gia học rộng, đa số học sinh ở đây là con em người dân tộc thiểu số và gia đình thuộc diện hộ nghèo.
Nhiều năm qua, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở đây, các thầy cô giáo không những cần phải có chuyên vững chắc mà còn phải có sự tâm huyết với nghề, với người và có trách nhiệm cao.
Trong mưa lũ, các thầy cô giáo vừa phải căng mình chống thiên tai, vừa tập trung hỗ trợ học sinh và đồng nghiệp khó khăn, vừa ổn định dạy và học.
Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, chưa bao giờ Quảng Trị phải chịu cảnh thiên tai tàn khốc như vậy.
Nồi cơm nấu ngay giữa hành lang vì lũ hoành hành.
Chỉ tính riêng tại huyện miền núi Đakrông, tuyến đường 588 bị ngập sâu, chia cắt nhiều điểm ở xã Triệu Nguyên, Ba Lòng, Mò Ó. Đường vào trung tâm xã A Vao, Ba Nang cũng bị chia cắt nhiều vị trí như cầu Đá Đỏ, Ra Lây,Tà Rẹc. Mưa lũ gây ngập lụt thôn Đá Nỗi xã Ba Lòng và một số vị trí của thôn Na Nẫm xã Triệu Nguyên.
Đặc biệt, tại các ngầm Tà Rụt-A Vao; A Bung - A Ngo trên quốc lộ 15D; tràn Đá Đỏ ở xã Ba Nang, tràn Ly Tôn xã Tà Long nước lũ dâng từ 1 m đến 2 m.
Mưa lũ kinh hoàng khiến các em học sinh bán trú của Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông không thể về nhà.
Cuộc sống của các em gặp rất nhiều khó khăn khi lương thực dự trữ các em mang theo để học bán trú không nhiều, chỉ một chút gạo, chút thức ăn trong thời gian nhất định.
Khi lũ về, trường mất điện, các em không thể tự nấu ăn, chăm sóc bản thân, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn các em khó khăn như vậy, thầy giáo Nguyễn Khương Chinh - Bí thư đoàn trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông đã cùng các đồng nghiệp của mình đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm, các đồng nghiệp chung tay giúp đỡ các em.
Thầy Chinh đã đứng ra kêu gọi, quyên góp thức ăn, nhu yếu phẩm để nấu ăn cho các học sinh ở khu nhà bán trú bị cô lập do bão lụt.
Tất cả 36 em học sinh học bán trú ở lại đã không phải bị đói ngày nào dù mưa lũ đang cô lập.
Căn bếp tạm của các thầy cô giáo trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông giữa mùa lũ.
Kể về tình cảnh trong mưa lũ, thầy giáo Lê Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông cho biết, may mắn là Trường nằm trên đồi cao nên không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Tuy nhiên, những ngày mưa lũ khiến cho các cầu tràn bị ngập, đường bị cô lập nên nhiều em không thể về được nhà.
Thầy Nguyễn Khương Chinh với vai trò là Bí thư đoàn trường đã đứng ra kêu gọi mọi người giúp đỡ các em học sinh bán trú bị kẹt lại vì mưa lũ.
Các nhu yếu phẩm đã được gửi đến, các thầy đã xuống bếp nấu cơm cho học sinh ăn.
Trong suốt 5 ngày lũ dữ quần thảo ở Tà Rụt, các em học sinh vẫn đảm bảo được ngày 3 bữa cơm ấm lòng từ các thầy giáo, cô giáo của mình.
Bữa cơm mùa lũ của các em học sinh trường Đakrông.
Những ngày mưa bão, bếp lửa của trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông vẫn ấm tình thầy trò.
Dẫu giữa vùng lũ dữ, bị cô lập nhưng các em vẫn được ăn no đã tạo nên sự tin tưởng của phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương trên địa bàn với nhà trường.
Sau những ngày bão lũ đi qua, khó khăn mới lại xuất hiện, chồng chất lên những khó khăn cũ khi đường đến trường của học sinh bị cô lập, nhà cửa, đồ dùng học tập, áo quần bị hư hỏng...
Việc ổn định lại cơ sở vật chất để học tập cho học sinh đã đặt ra cho các thầy, cô rất nhiều thách thức.
Tuy vậy, bằng những mối quan hệ của mình cộng với sự ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệp và chính quyền địa phương thầy Nguyễn Khương Chinh cũng lại một lần nữa đã kêu gọi những tấm lòng hảo tâm trên khắp cả nước hướng về học sinh miền bão lũ.
Món quà của các thầy cô giáo cho học sinh.
Những phần quà từ những tấm lòng hảo tâm ấy không chỉ giúp các em học sinh phần nào vượt qua khó khăn do thiên nhiên tạo ra mà còn tạo động lực cho các em tiếp bước con đường đến trường đầy vất vả khó khăn.
Những tấm lòng của thầy cô giáo trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Đakrông như thầy Nguyễn Khương Chinh đang góp phần củng cố niềm tin của phụ huynh, góp phần cho giáo dục ổn định.
Những người thầy, người cô ở Đakrông đang góp phần xây dựng lớp người mới ở miền khó phía Tây Quảng Trị.
Bữa cơm của các thầy nấu cho trò những ngày bão lũ
Xúc động lời thầy giáo nhắn học trò sau lũ Cơn lũ lịch sử tháng 10 vừa qua đã gây tổn hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung. Trường THPT Quảng Ninh, Quảng Bình trong trận lũ ngày 9/10. Các thầy cô giáo ở các vùng đã nỗ lực giúp đỡ đồng bào, trực tiếp đi cứu trợ từng suất ăn, nước uống tới bà con vùng ngập trong những...