Dành hơn 310 tỷ đồng xây dựng trạm y tế tại các xã đặc biệt khó khăn
Sáng 5-11, tại xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), Bộ Y tế phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, UBND tỉnh Bắc Kạn đã khởi công xây dựng Trạm Y tế xã Cao Kỳ. Đây là trạm y tế đầu tiên trong số 70 trạm y tế được Bộ Y tế đầu tư xây dựng cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của liên minh châu Âu (EU) với tổng số tiền lên đến 310 tỷ đồng.
Tham dự buổi lễ khởi công có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và đông đảo đồng bào địa phương.
Khởi công xây dựng Trạm Y tế xã Cao Kỳ
Tại lễ khởi công, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, y tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia cũng như mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế. Đặc biệt với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn – là những nơi có tỷ lệ người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì vai trò của các trạm y tế xã vô cùng quan trọng.
Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã và đang thực hiện Chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ không hoàn lại. Tổng giá trị tài trợ giai đoạn 1 từ 2012-2014 là 39 triệu euro và đang chuẩn bị ký hiệp định tài trợ giai đoạn 2 từ 2015-2017 là 100 triệu euro. Đây là hình thức viện trợ không hoàn lại mới, không theo các chương trình, dự án thông thường mà được giải ngân căn cứ vào việc thực hiện các chỉ số kết quả hoạt động của Ngành Y tế do EU lựa chọn và giám sát.
Video đang HOT
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ưu tiên sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của EU để cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện các chỉ số mục tiêu thiên niên kỷ về y tế; trong đó có đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính dành trên 310 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 89 trạm y tế xã tại các xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 70 trạm y tế xã của 14 tỉnh miền núi phía bắc, trước mắt mỗi tỉnh 5 trạm y tế.
Trạm Y tế xã Cao Kỳ cũng như 70 trạm y tế được đầu tư xây dựng trong chương trình này là công trình đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Tổng vốn đầu tư cho mỗi công trình vào khoảng 5,1 tỷ đồng, trong đó Bộ Y tế hỗ trợ 3,5 tỷ đồng, số còn lại UBND các tỉnh được đầu tư sẽ bố trí từ ngân sách địa phương. Được biết, xã Cao Kỳ là xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trạm y tế đã xuống cấp, tỉnh đã có quyết định đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm bà con xã Cao Kỳ
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho hệ thống y tế ở vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào. Phó Thủ tướng hoan nghênh Bộ Y tế đã chủ động tìm kiếm và huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau, nhất là nguồn hỗ trợ của EU để đầu tư phát triển y tế cơ sở, vùng sâu vùng xa là việc làm sáng tạo, chủ động, rất đáng hoan nghênh.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo ngành Y tế cần tiếp tục có những chính sách chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tới thăm, tặng quà cho người dân và động viên các y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên đang tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo cho hộ nghèo, chính sách của xã Cao Kỳ.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Giang: Giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai
Những thiệt hại về người và tài sản do lũ quét, sạt lở đất hầu như năm nào cũng xảy ra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, đã có những giải pháp tạm thời như di dân nhằm tránh những vị trí có nguy cơ nguy hiểm nhưng thậm chí ngay cả chỗ ở mới, người dân vẫn có thể đối mặt với lũ.
Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang (phải) trả lời phỏng vấn qua điện thoại. (Ảnh: VTV News)
Vào cuối tháng 7 vừa qua, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có mưa lớn gây sạt lở đất vùi lấp khiến bảy người thiệt mạng. Mưa lũ cũng đã cuốn trôi hai ngôi nhà tại thôn Thiêng Rầy. Nhiều tuyến đường và khu vực xung yếu tại Hà Giang có nguy cơ bị sạt lở. Tuyến QL279, Tỉnh lộ 129 và ba công trình thủy lợi khác bị vùi lấp, vỡ đập đầu mối.
Ngoài ra, về nông nghiệp còn bị thiệt hại khoảng 120ha diện tích lúa, hoa màu, bốn nhà dân đổ sập hoàn toàn, 171 nhà bị sạt lở, 117 nhà ngập, 125 hộ dân phải khẩn cấp di dời. Ước tính tổng thiệt hại lên tới 20 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Bản đồ "Hiện trạng trượt lở đất, bản đồ cấu trúc địa chất và bản đồ phân bố mưa cho 10 tỉnh miền núi phía Bắc" cách đây ít giờ tại Hội nghị Phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất.
Trong đó, Hà Giang có thể sẽ là đầu mối quan trọng để chính quyền địa phương các tỉnh phía Bắc có thể lên phương án chuẩn bị các biện pháp ứng phó, phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão năm nay và các năm tiếp theo.
Phóng viên VTV đã kết nối điện thoại trực tiếp với ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang để trao đổi về những thống kê trong Bản đồ mà Bộ TN&MT vừa công bố có ích như thế nào với tỉnh Hà Giang? Tỉnh Hà Giang sẽ triển khai những giải pháp gì trong việc ứng phó, phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra?...
Minh Thư
Theo_VTV
Gần 200 cầu treo phục vụ dân sinh sẽ hoàn thành trong năm 2015 186 cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên được Bộ GTVT ra quyết tâm hoàn thành trong quý 2 năm 2015. Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo ATGT trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính...