Đánh giá và xếp loại HS tiểu học: Cần thống nhất khi thực hiện
Góp ý cho dự thảo thông tư quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học, nhiều giáo viên, nhà quản lý cho rằng, việc ban hành thông tư trong thời gian tới sẽ phù hợp, đồng bộ, thống nhất với việc thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018 vào năm học tới.
Học sinh tiểu học tại TP.HCM tham gia hoạt động tại trường. Ảnh minh hoạ
Sau khi tham khảo dự thảo của Bộ GD-ĐT công bố về đánh giá và xếp loại HS tiểu học, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Bình Trị 2 Quận Bình Tân, TP.HCM cho rằng, việc bản hành thông tư mới quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học là phù hợp với việc chuẩn bị thực hiện chương trình mới.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá thường xuyên, đánh gía với nhiều hình thức trong đó chú trọng đến quá trình học tập học sinh, coi trọng việc động viên, khuyến khích các em về sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện…
Video đang HOT
Từ đó cho thấy nó gắn với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của học trò mà chương trình mới đặt ra. Đặc biệt việc không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh… cũng được thông tư nêu rõ.
Với nhiều hình thức đánh giá, trong đó có mục “thư khen” cũng được thông tư đề cập, đây cũng là điểm rất đáng ghi nhận.
“Thực tế, những thư khen hay là những món quá nhỏ tặng cho các em với những nỗ lực trong học tập, những hành động đẹp… thời gian qua đã rất nhiều trường, giáo viên thực hiện một cách linh hoạt, động viên kịp thời các em. Nhưng việc đưa vào quy định cũng là một điều cần thiết, phù hợp với việc triển khai đồng bộ. Mục tiêu vẫn là ghi nhận, khích lệ, cổ vũ động viên các em tiến bộ mỗi ngày về học tập, rèn luyện đạo đức”, cô Thanh Huyền cho hay.
Trao đổi về dự thảo thông tư mới nói trên, bà Phạm Thuý Hà, chuyên viên Phòng GD-ĐT Quận 4, TP.HCM chia sẻ, bên cạnh nội dung mới trong dự thảo thực hiện trên cơ sở có tính kế thừa thông tư 22 sẽ giúp cho các giáo viên thuận lợi trong đánhg giá, xếp loại học sinh trong thời gian tới. Bởi nội dung đánh giá về năng lực, phẩm chất và các môn học phù hợp với chương trình GDPT 2018.
Ngoài ra, dự thảo đã đa dạng các hình thức khen thưởng, kịp thời (khen thưởng đột xuất, thư khen) góp phần tạo động lực giúp học sinh cố gắng trong học tập. Bên cạnh đó, phát huy việc nhận xét bằng lời, giảm được áp lực cho giáo viên trong việc ghi chép, nhận xét vào vở. Dự thảo cũng đề cập đến lộ trình áp dụng của quy định cụ thể.
T.Nguyên
Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh Thông tư 58 đánh giá học sinh
Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ GD-ĐT cần có điều chỉnh đánh giá học sinh (HS) sao cho phù hợp với giảm tải chương trình học kỳ 2.
Học sinh nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19 nên việc kiểm tra đánh giá cũng cần điều chỉnh phù hợp - Đào Ngọc Thạch
Theo hướng dẫn của Bộ, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của Bộ về đánh giá, xếp loại HS tiểu học, THCS, THPT. Chỉ kiểm tra định kỳ sau khi HS đi học trở lại với bài kiểm tra định kỳ và học kỳ.
Như vậy việc đánh giá xếp loại học lực HS tiểu học, THCS và THPT vẫn thực hiện theo Thông tư 58 của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 12.12.2011. Với một số quy định sau: Về các loại bài kiểm tra: kiểm tra thường xuyên gồm kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết. Kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ.
Thông tư 58 tất nhiên áp dụng trong điều kiện bình thường, còn trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, Bộ cần có điều chỉnh sao cho phù hợp với giảm tải chương trình học kỳ 2 (đã có hướng dẫn). Nếu được có thể không thực hiện kiểm tra thường xuyên.
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, việc học qua internet, truyền hình khi tất cả HS được tham gia học tập (100%) khó đảm bảo vì điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật từng địa phương, nhà trường, giáo viên, gia đình, HS không có sự đồng bộ cần thiết. Vì thế sẽ khó có sự công bằng khi thực hiện kiểm tra thường xuyên. Nhiều HS vùng sâu, xa... khó tiếp cận được kiến thức khi học từ xa.
Về tính khách quan, trung thực, để đảm bảo sự công bằng cho HS trong kiểm tra thường xuyên cần phải có sự giám sát của thầy cô giáo nhưng điều này khó thực hiện khi dạy học qua internet trên truyền hình và trong điều kiện dịch bệnh hiện nay. Như vậy yếu tố trung thực trong kiểm tra khó đảm bảo được.
Về thực tế, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh hiện nay, HS nghỉ học dài ngày không biết được khi nào hết dịch trở lại trường học, thời gian của năm học không còn nhiều, vì vậy Bộ đã có hướng dẫn giảm tải các đơn vị kiến thức trong chương trình học ở học kỳ 2. Tuy nhiên, số lượng bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ vẫn giữ nguyên không thay đổi là rất áp lực cho HS. Ví dụ môn ngữ văn là 12 cột điểm/học kỳ, môn sử - giáo dục công dân ít nhất cũng 5 cột điểm/học kỳ và có mười môn học phải đánh giá bằng điểm số. Vậy Bộ cũng cần phải giảm số lượng bài kiểm tra theo chương trình giảm tải. Điều này là cần thiết và hợp lý với thực tế hiện nay.
Trước thực tế này, Bộ nên điều chỉnh Thông tư 58, không kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sự công bằng và giảm áp lực trong kiểm tra cho HS trong mùa dịch này.
Nguyễn Văn Lực
Thừa Thiên Huế chuẩn bị phương án cho học sinh trở lại trường Ngày 17/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo ngành giáo dục có phương án cho học sinh đi học trở lại. Theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, học sinh các khối cuối cấp sẽ đi học trở lại vào đầu tháng 5. Cụ thể,...