Đánh giá trên hệ thống TEMIS: Tiện lợi và khoa học
Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp theo hệ thống TEMIS được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các đơn vị, nhà trường của Thái Nguyên đón nhận một cách tích cực.
Ban Giám hiệu và giáo viên trường THCS Lâu Thượng (huyện Võ Nhai) cập nhật thông tin trên hệ thống TEMIS.
TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên , cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV, CBQL CSGDPT) thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục.
Hệ thống này hướng tới một số nội dung cơ bản như: Xu hướng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu bồi dưỡng, sự đánh giá về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ GV, CBQL CSGDPT.
Theo đó, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nghề nghiệp; Quản trị nhà trường; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
Giáo viên được đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục.
Với lần đầu tiên triển khai thực hiện sau khi kết thúc năm học 2019 – 2020, hệ thống TEMIS được các cơ sở giáo dục của Thái Nguyên đánh giá tích cực, nhất là về tính tiện lợi và khoa học.
Video đang HOT
Hiệu trưởng cùng giáo viên trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên) kiểm tra dữ liệu trên hệ thống TEMIS.
Tại trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên), giáo viên tiếp cận và thao tác trên hệ thống nhanh chóng, thuận lợi. Trong số 42 cán bộ giáo viên được đánh giá, có 85% đạt loại Tốt, 15% đạt loại Khá.
“Thông tin dữ liệu vừa cụ thể, chi tiết, lại vừa có tính tổng quan, cho nên chúng tôi rất thuận lợi trong công tác quản lí. Nhìn vào hệ thống là thấy ngay đội ngũ của mình mạnh ở những tiêu chí gì để phát huy, hạn chế ở tiêu chí gì để điều chỉnh, hoàn thiện”, thầy giáo Hoàng Thanh Lâm, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Trực tiếp trải nghiệm đánh giá theo chuẩn trên TEMIS, cô giáo Đinh Thị Thanh Hiếu (GV Ngữ văn, Tổ trưởng Tổ Xã hội) chia sẻ: “Tôi thấy các tiêu chuẩn, tiêu chí rất khoa học, các minh chứng được thể hiện bằng hình ảnh một cách trực quan, rõ ràng. Cách làm này sẽ giúp cho việc lưu trữ, theo dõi các thông tin của mỗi giáo viên được đảm bảo và tiện lợi. Tổ Xã hội trường tôi có 20 giáo viên, hệ thống này giúp chúng tôi bao quát thông tin dễ dàng, thay vì việc lo cập nhật, bảo quản hồ sơ giấy tờ như những năm trước”.
Đối với một số trường ở khu vực miền núi, việc tiếp cận và triển khai hệ thống TEMIS có đôi chút khó khăn hơn, nhưng vẫn được đánh giá là cần thiết và hiệu quả.
Đối với trường Tiểu học Phú Thượng 1 (huyện Võ Nhai), để việc đánh giá trên hệ thống đạt hiệu quả, các giáo viên trẻ và thông thạo công nghệ thông tin đã kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ kĩ thuật cho một số ít giáo viên cao tuổi. Trong số 23 cán bộ giáo viên được đánh giá, có 20 người đạt loại Tốt, 3 người đạt loại Khá.
“Ban Giám hiệu nhà trường có được cái nhìn tổng thể, đồng thời luôn sẵn sàng nguồn dữ liệu để phục vụ việc theo dõi, quản lí. Nhìn chung, các giáo viên đều đánh giá tích cực việc sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc chuẩn bị hệ thống các minh chứng đòi hỏi phải đầu tư công sức, thời gian”, cô giáo Nguyễn Thị Huyền, Phó Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Các thầy cô giáo trường Tiểu học Phú Thượng 1 (huyện Võ Nhai) trao đổi về đánh giá theo chuẩn trên hệ thống TEMIS
Cô giáo Lê Thị Phương, giáo viên nhà trường cho biết: “Thuận tiện nhất là việc lưu trữ. Chúng tôi có thể truy cập, theo dõi, sử dụng dữ liệu bất kì lúc nào cần thiết mà không phải tìm kiếm lại. Tất nhiên, để có được hệ thống dữ liệu này, ban đầu phải dành công sức cập nhật minh chứng. Ví dụ như minh chứng về kết quả học tập, phải biết trích xuất kết quả rồi lưu thành file để tải lên”.
Trao đổi về vấn đề này, cô giáo Nguyễn Thị Chín, Hiệu trưởng trường THCS Lâu Thượng (huyện Võ Nhai) cho rằng: Hệ thống TEMIS có tính khoa học cao, biểu đồ đánh giá cho phép nắm được ngay vấn đề đã làm tốt, vấn đề cần thúc đẩy, giải quyết. Đối với nhà trường, chính nhờ hệ thống này mà đơn vị thấy rõ được khó khăn khi hoàn thiện một số tiêu chí về cán bộ quản lí cốt cán, ngoại ngữ và công nghệ thông tin…
“Bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên khi nhìn vào hệ thống sẽ nhận thấy mình cần phát huy điều gì, hoàn thiện điều gì. Chúng tôi coi việc đánh giá theo hệ thống này là yêu cầu, đồng thời là mục tiêu để phấn đấu” – cô giáo Nguyễn Thị Chín nhấn mạnh.
Nhiều trường tư buồn lòng vì phải tự bỏ tiền để học bồi dưỡng Chương trình 2018
Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, ấy thế mà chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng phân biệt trường công - trường tư.
Theo thông tin của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập hướng dẫn các cơ sở giáo dục ngoài công lập tổ chức triển khai bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập (ảnh: T.L)
Theo đó, các cơ sở giáo dục ngoài công lập xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý tại đơn vị. Lập danh sách học viên tham gia bồi dưỡng theo mẫu gửi về Sở. Và phối hợp với đơn vị cung cấp hệ thống học tập trực tuyến LMS đã đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tài khoản cho giáo viên; tổ chức tập huấn quản lý và sử dụng phần mềm bồi dưỡng qua mạng.
Đến ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tại kế hoạch này, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập " triển khai tập huấn theo hướng dẫn tại Công văn 1196. Thực hiện thanh toán các khoản chi phí theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo định kỳ và cuối năm về Sở Giáo dục và Đào tạo" .
Ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ảnh: T.L)
Hiện nay các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch về việc triển khai bồi dưỡng trực tuyến, theo đó, vì Công văn 1196 hướng dẫn như vậy nên các trường ngoài công lập được hướng dẫn là từng trường ngoài công lập sẽ ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng công nghệ thông tin, sau đó yêu cầu cán bộ quản lý và giáo viên các khối lớp tham gia bồi dưỡng.
Như vậy có nghĩa, bồi dưỡng trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngân sách chỉ chi cho các trường công lập còn khối trường ngoài công lập phải tự tổ chức và lo kinh phí.
Tâm sự với phóng viên, một số lãnh đạo trường ngoài công lập chia sẻ rằng: "Rõ ràng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, nhiệm vụ bắt buộc trong khi bản thân các trường ngoài công lập cũng đóng thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đầy đủ, chưa kể còn góp phần giảm chi phí ngân sách cho công lập, ấy thế mà ngay cả một chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng bị phân biệt "trường công" với "trường tư"".
"Chúng tôi thực sự rất tủi" - một số lãnh đạo trường ngoài công lập trải lòng.
Khoản 1, điều 73 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 quy định: Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo .
Nhà giáo ở đây là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này. Luật không có bất kỳ điều khoản nào phân biệt nhà giáo trường công lập hay trường tư thục.
.
Đại học Cần Thơ và Đại học Trà Vinh tham gia đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89 Bộ Giáo dục và ào tạo (GD&T) vừa có Quyết định số 1835/Q-BGDT ban hành danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6-2021) theo ề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn...